Open navigation

Quyết định 1087/QĐ-UBND Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam


BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  1087 / QĐ - UBND 

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH


QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG HẢI QUAN VIỆT NAM


TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN


Căn cứ Luật Hải quan số  54 / 2014 / QH13  ngày 23/6/2014;


Căn cứ Luật Di sản văn hóa số  28 / 2001 / QH10  ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số  32 / 2009 / QH12  ngày 18/6/2009;


Căn cứ Nghị định số  98 / 2010 / NĐ - CP  ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;


Căn cứ Thông tư số  18 / 2010 / TT - BVHTTDL  ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng; Thông tư số  11 / 2013 / TT - BVHTTDL  ngày 16/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập.


Căn cứ Quyết định số  65 / 2015 / QĐ - TTg  ngày 17/12/2015 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;


Căn cứ Quyết định số  1018 / QĐ - BTC  ngày 11/5/2010; Quyết định số  2054 / QĐ - BTC  ngày 12/8/2010 sửa đổi, bổ sung Quyết định số  1018 / QĐ - BTC  ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Hải quan;


Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số  696 / QĐ - TCCB  ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thành lập Bảo tàng truyền thống Hải quan Việt Nam thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 3;

  • Các Ban liên lạc hưu trí Hải quan;

  • Lưu: VT, VP (5b).

    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


    Nguyễn Dương Thái

    QUY ĐỊNH


    VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG HẢI QUAN VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số  1087 / QĐ - TCHQ  ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)


    Điều 1. Vị trí và chức năng của Bảo tàng Hải quan Việt Nam


    1. Bảo tàng Hải quan Việt Nam (sau đây viết là Bảo tàng Hải quan) có chức năng sưu tầm, thu thập, quản lý, bảo quản, trưng bày các tư liệu, hiện vật liên quan đến sự hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam nhằm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và tham quan của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Hải quan và các khách tham quan khác.


    2. Bảo tàng Hải quan Việt Nam chịu sự quản lý của Văn phòng Tổng cục Hải quan. Văn phòng Tổng cục Hải quan phân công một cán bộ lãnh đạo cấp phòng trực tiếp phụ trách và một số cán bộ chuyên trách về di sản văn hóa và lịch sử. Số lượng biên chế và tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách, Văn phòng Tổng cục thống nhất với Vụ Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.


Điều 2. Nhiệm vụ của Bảo tàng Hải quan


  1. Xây dựng và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kế hoạch mở rộng Bảo tàng Hải quan; xây dựng kế hoạch sưu tầm tư liệu, hiện vật, tổ chức trưng bày Bảo tàng.


  2. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, thu thập, quản lý, lưu giữ hình ảnh, hiện vật, tư liệu, tài liệu về các hoạt động nghiệp vụ và xây dựng lực lượng phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam.


  3. Đề xuất định kỳ tổ chức tu bổ, điều chỉnh, nâng cấp Bảo tàng và bảo quản tư liệu, hiện 

    vật.


  4. Hỗ trợ các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động phòng truyền thống của đơn vị.


  5. Đề xuất kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành thông qua Bảo tàng Hải quan; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý giới thiệu và quảng bá Bảo tàng Hải quan.


  6. Đảm bảo an ninh, an toàn đối với tư liệu, hiện vật trưng bày trong Bảo tàng và trong khu vực kho do Bảo tàng quản lý.


Điều 3. Kinh phí cho hoạt động của Bảo tàng Hải quan


Kinh phí cho hoạt động bảo tàng được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên do Tổng cục Hải quan giao cho Văn phòng Tổng cục. Những công việc được đầu tư kinh phí gồm:

  1. Xây dựng, mở rộng khu vực trưng bày Bảo tàng Hải quan.


  2. Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng.


  3. Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tàng.


  4. Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật.


  5. Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật.


  6. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.


  7. Bồi hoàn cho người cung cấp tư liệu, hiện vật gốc.


  8. Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định.


Điều 4. Công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật


  1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan


    1. Cung cấp cho Văn phòng Tổng cục tư liệu, ảnh, hiện vật gốc tiêu biểu, có tính chất ghi dấu mốc hoạt động của đơn vị, của Ngành trong các thời kỳ. Phối hợp rà soát các tư liệu trước khi bàn giao cho Lưu trữ thuộc Văn phòng Tổng cục.


    2. Văn phòng Tổng cục (Bộ phận lưu trữ) có trách nhiệm lựa chọn, thống kê, thông báo cho Bảo tàng Hải quan danh mục tài liệu hủy hoặc trước khi bàn giao cho Trung tâm lưu trữ quốc gia.

  2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố

  1. Thông báo và phối hợp cung cấp cho Bảo tàng Hải quan các hiện vật là tư liệu, hồ sơ, băng ảnh, tang vật... các vụ việc có tính chất điển hình liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác tuần tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cơ quan Hải quan bắt giữ và phối hợp bắt giữ. Trong đó cần chú trọng những hiện vật, tài liệu gốc có dấu đỏ, có bút tích viết tay.


  2. Thống kê danh mục hồ sơ lưu trữ cho Bảo tàng Hải quan trước khi tiêu hủy hoặc bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố.


Điều 5. Công tác kiểm kê


  1. Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định số  70 / 2006 / QĐ - BVHTT  ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch).


  2. Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin.

Điều 6. Công tác bảo quản


  1. Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm:


    1. Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;


    2. Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;


    3. Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.

  2. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.


Điều 7. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống


  1. Trường Hải quan Việt Nam đưa nội dung tham quan Bảo tàng Hải quan vào chương trình giáo dục của chuyên đề “Quá trình hình thành và sự phát triển của Hải quan Việt Nam”.


  2. Vụ Hợp tác quốc tế lồng ghép nội dung hoạt động tham quan Bảo tàng Hải quan Việt Nam thành một chương trình trong kế hoạch đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Tổng cục Hải quan.


  3. Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Tổng cục Hải quan... tổ chức các buổi giao lưu, học tập cho đoàn viên về lịch sử truyền thống của Ngành thông qua tìm hiểu nguồn tư liệu, hiện vật, những câu chuyện tại Bảo tàng Hải quan Việt Nam.


  4. Các đơn vị thuộc Tổng cục lồng ghép các buổi gặp mặt cán bộ công chức Hải quan đã nghỉ hưu, các buổi giao lưu, hội nghị... để giới thiệu lịch sử truyền thống của Hải quan Việt Nam với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài Ngành thông qua Bảo tàng Hải quan.


    Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tùy theo điều kiện thực tế kết hợp tổ chức để cán bộ, công chức Hải quan đã nghỉ hưu trên địa bàn, cán bộ, công chức đơn vị tham quan Bảo tàng Hải quan.

  5. Văn phòng Tổng cục chỉ đạo Bảo tàng Hải quan chuẩn bị nội dung giới thiệu, hướng dẫn viên, sẵn sàng mở cửa phục vụ khách đến tham quan khi có yêu cầu.

Điều 8. Khen thưởng và Xử lý vi phạm

  1. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Hải quan có đóng góp tích cực trong công tác phát hiện, sưu tầm, bảo quản các tư liệu, hiện vật có giá trị sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định về công tác thi đua, khen thưởng.

  2. Tổ chức, cá nhân đã được phân công, phân cấp nhưng thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện hoặc có hành vi hủy hoại, hoặc gây hư hại các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.