Open navigation

Công văn 193/KH-UBND ngày 11/07/2022 Thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng năm 2022

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 19/01/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022” (sau đây gọi chung là Chương trình) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2022, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và các thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra.

- Khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp (KCN), các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở/ đơn vị sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở) tham gia Chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra và nguồn hàng, mạnh dạn đầu tư đi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - chăn nuôi- trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xác định nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình

1.1. Xác định nhóm hàng

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính; Quá trình triển khai thực hiện qua các năm, xác định các nhóm hàng cần tập trung cân đối cung - cầu, ổn định thị trường cần có những tính chất sau:

- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố.

- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng Thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.

- Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán và đặc biệt cần thiết trong các thời điểm có dịch bệnh, thiên tai xảy ra....

Các nhóm hàng hóa trong Chương trình bao gm:

- Các nhóm hàng thiết yếu: lương thực (gạo, mỳ, phở khô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy hi sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, muối, mỳ chính...), sữa (sữa nước, sữa bột...).

- Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát...

1.2. Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố (tính cho khoảng 10,75 triệu dân)

Căn cứ vào sự thay đổi của xu hướng, thị hiếu của người dân và tháp dinh dưỡng hợp lý cho người trường thành của Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế để xác định nhu cầu; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của Cục Thống kê Hà Nội để xác định nguồn cung và cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố như sau:

- Lương thực: Nhu cầu tiêu dùng gạo khoảng 96,7 nghìn tấn/tháng tương đương với 1,16 triệu tấn/năm. Sản lượng sản xuất gạo của Thành phố là 679,1 nghìn tn/năm (69% sản lượng lúa năm 2021 (984,3 nghìn tấn). Nguồn cung gạo của Thành phố đáp ứng được khoảng 58,5% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lượng gạo còn lại được khai thác từ các tnh lân cận thuộc khu vực phía Bắc, một phần khác được khai thác từ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhập khẩu các loại gạo đặc sản từ nước ngoài (Thái Lan, Nhật Bản...)

- Thịt lợn: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 19,3 nghìn tấn lợn hơi/tháng, tương đương với 232,2 nghìn tấn lợn hơi/năm. Sản lượng lợn thịt lợn hơi xuất chuồng trên địa bàn Thành phố là 228,3 nghìn tấn/năm. Nguồn cung thịt lợn của Thành phố đáp ứng được 98% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn chưa phục hồi được hoàn toàn, hiện nay nguồn cung thịt lợn cung cấp cho thị trường Hà Nội được khai thác thêm từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên hoặc nhập khẩu từ nước ngoài (Brazin, Ba Lan, Đức....)

- Thịt gà, vịt: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,4 nghìn tấn thịt/tháng, tương đương với 77,4 nghìn tấn/năm. Sản lượng thịt gia cầm sản xuất được trên địa bàn Thành phố đạt 164,6 nghìn tấn/năm; Sản lượng thịt gà, vịt đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm có tính đặc sản vùng miền của nhân dân, do dịch bệnh và lưu thông hàng hóa ra bên ngoài địa bàn nên có những thời điểm thị trường bị thiếu hàng cục bộ, phải khai thác thêm tại các tỉnh lân cận và nhập khẩu từ nước ngoài (Ba Lan, Brazin, Hàn Quốc...)

- Thủy, hải sn tươi, đông lạnh: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 5,3 nghìn tấn/tháng tương đương 64,5 nghìn tấn/năm. Sản lượng khai thác thủy sn trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 119,4 nghìn tn/năm. Sản lượng thủy sản nước ngọt khai thác được cơ bản đảm bo cung ứng cho thị trường Hà Nội, tuy nhiên mặt hàng này dễ bị ảnh hưởng bi thời tiết và dịch bệnh, vì vậy rất cần duy trì nguồn hàng thủy, hải sản tươi, đông lạnh nước mặn, nước lợ được cung ứng từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài (Na Uy, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Úc, Indonesia...)

- Thực phẩm chế biến: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 5,3 nghìn tấn/tháng, tương đương với 64,5 nghìn tấn/năm. Sản lượng sản xuất thực phẩm chế biến của Thành phố trung bình là 11,1 nghìn tấn/năm. Lượng hàng hóa còn thiếu khai thác từ các tnh, thành phố khác nơi đặt các nhà máy chế biến lớn và nhập khẩu từ nước ngoài (Nhật Bn, Đức...)

- Dầu ăn: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,4 triệu lít/tháng, tương đương 77 triệu lít/năm. Mặt hàng dầu ăn hầu hết được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khu từ nước ngoài (Indonesia, Maylaysia, Thái lan, Brazil...)

- Rau, củ: Nhu cầu tiêu dùng rau, củ các loại khoảng 107,5 nghìn tấn/tháng, tương đương 1,29 triệu tấn/năm. Sản lượng rau, củ Thành phố sản xuất đạt 723,3 nghìn tấn/năm, đáp ứng được khoảng 56% nhu cầu, còn lại được cung ứng từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một số tỉnh phía Nam (Lâm Đồng...)...

- Trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 129 triệu quả/tháng, tương đương với 1.548 triệu quả/năm. Sản lượng sản xuất của Hà Nội 2.564 triệu quả/năm, đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên vào các thời điểm thiên tai, dịch bệnh bùng phát có thể gây ra thiếu hàng cục bộ cần cung cấp thêm hàng hóa từ các tỉnh, thành phố.

- Sữa cho trẻ em dưới 6 tui: Nhu cầu sử dụng sữa của trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn Thành phố là 20,64 triệu lít/tháng, tương đương 247,6 triệu lít/năm (tính cho trẻ em từ 0-6 tuổi, chiếm tỷ lệ 12,8%/ tổng dân số). Các sản phẩm sữa được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố và được nhập khẩu từ Newzealand, Úc, Nhật, Đức, Pháp...

- Gia vị (mắm, nước chm, muối ăn, mỳ chính..): Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố là 1,6 nghìn tấn/tháng tương đương với 19,3 nghìn tấn/năm, chủ yếu được sản xuất và cung cấp từ các tỉnh.

- Đường: Nhu cầu tiêu dùng đường phục vụ cho sản xuất, chế biến và đời sống nhân dân Thành phố là khoảng 3,2 nghìn tấn/ tháng, tương đương với 38,7 nghìn tấn/năm; hầu hết được cung cấp từ các tỉnh và nguồn nhập khẩu về Hà Nội tiêu thụ.

- Bánh mứt kẹo Tết: Nhu cầu tiêu dùng các loại bánh mứt kẹo khoảng 1.500 tấn trong tháng Tết Nguyên đán, là các mặt hàng được nhân dân tại các huyện ngoại thành, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp ưa chuộng.

- Rượu, bia, nước giải khát: Nhu cầu tiêu dùng rượu, bia, nước giải khát của Thành phố Hà Nội trong dịp Tết khoảng 200 triệu lít. Trong đó, các nhà máy tại Hà Nội sản xuất khoảng 168 triệu lít; lượng còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh và nhập khẩu từ nước ngoài (Anh, Pháp, Chile, Nhật... )

1.3. Lượng hàng

- Lượng hàng hóa thiết yếu thường xuyên đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong 1 tháng, cụ thể:

1. Lương thực:

33.863 tn.

7. Gia vị (muối, nước mắm...):

564 tấn.

2. Thịt lợn:

6.773 tấn.

8. Rau củ:

37.625 tấn.

3. Thịt gà:

2.258 tấn.

9. Thủy hải sản tươi, đông lạnh:

1.881 tấn

4. Trứng gia cầm: 

45 triệu quả.

10. Thực phẩm chế biến:

1.881 tấn.

5. Dầu ăn: 

2.258 nghìn lít

11. Sữa trẻ em dưới 06 tuổi:

7,2 triệu lít

6. Đường:

1.129 tấn

12. Các mặt hàng khác do cơ sở tự đề xuất

- Nhóm hàng hóa huy động tăng cường trong dịp Tết: chiếm khoảng 35% nhu cầu thị trường trong dịp Tết:

1. Bánh mt kẹo phục vụ Tết: 525 tấn

2. Rượu, bia, nước giải khát: 70 triệu lít.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

2. Cơ chế thực hiện Chương trình

2.1. Nguồn vốn: Cơ sở chủ động sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp

2.2. Giá bán

- Cơ sở tham gia Chương trình chủ động gửi bản Thông báo giá bán các mặt hàng tham gia Chương trình về Sở Công Thương khi đăng ký tham gia Chương trình và khi có thay đổi về giá bán theo mẫu Phụ lục 3 đính kèm.

- Đối với nhóm hàng sữa cho trẻ em dưới 06 tuổi thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Bộ Công Thương, UBND Thành phố.

3. Thời gian thực hiện

Từ ngày Kế hoạch được phê duyệt, ban hành đến hết tháng 05/2023

4. Mạng lưới phân phối

- Phát triển mạng lưới điểm bán hàng cố định: các điểm bán cố định tại các chợ dân sinh, khu dân cư, trường học, bệnh viện.... theo nhiều mô hình như hợp tác liên kết, bán đại lý, cửa hàng tiện lợi, các điểm bán hàng an toàn thực phẩm tại các quận, huyện..đồng thời tăng cường đẩy mạnh công tác đưa các mặt hàng thuộc Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, cơ quan, khu công nghiệp với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới cơ sở thương mại khu vực nông thôn.

- Các cơ sở chủ động xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình để phục vụ người dân có thu nhập trung bình và thấp.

- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại (siêu thị, cửa hàng) tại địa bàn nông thôn.

- Khuyến khích các cơ sở cùng tham gia Chương trình hợp tác, liên kết với nhau nhằm tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, ổn định giá bán và mở rộng danh mục hàng hóa bình ổn tại các điểm bán hàng đã đăng ký.

- Đẩy mạnh phát triển các kênh bán hàng online, hotline... giao hàng để phục vụ nhanh chóng nhu cầu người dân, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.

5. Chất lượng hàng hóa

Hàng hóa tham gia Chương trình phải đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

6. Đối tượng tham gia

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia, chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.

7. Điều kiện tham gia

7.7. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Cơ sở đăng ký tham gia phải có ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

- Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.

- Tuân thủ các quy định về yêu cầu đm bo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của pháp luật.

- Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, bán đúng theo giá thông báo của doanh nghiệp.

- Các hệ thống phân phối khi tham gia Chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở tham gia Chương trình cung ứng hàng hóa vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi có biến động giá nhằm ổn định thị trường.

- Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các cơ sở sản xuất phải đưa hàng vào ít nhất 3 điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa bàn.

7.2. Đối với các tổ chức tín dụng

- Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có gói lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện Chương trình và các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp bình ổn được vay vốn để sản xuất kinh doanh (thời gian cho vay giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không phụ thuộc vào thời hạn của Chương trình).

8. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia

8.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Được tiếp cận nguồn vốn vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025 (lĩnh vực đầu tư, cho vay theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND thành phố Hà Nội), lãi suất 5,96%/năm, không thay đổi trong suốt thời gian vay. Thời hạn cho vay tối đa 15 năm (theo văn bản số 492/QĐTPT-NV3 ngày 17/6/2022 của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố).

- Được xem xét tham gia các Chương trình hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý như các chương trình khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ, kết nối xúc tiến thương mại nông sn theo các chính sách hiện hành của Thành phố; các chương trình hỗ trợ áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo GMP, SSOP, HACCP...góp phần nâng cao công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; hỗ trợ tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (hn.check.net.vn; check.gov.vn); các chương trình xúc tiến thương mại.

- Được xem xét tham gia thực hiện các Chương trình: Chương trình phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông lâm thủy sản an toàn cho Thành phố giai đoạn 2021- 2025; Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản giữa thành phố Hà Nội và các tnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021- 2025; Chương trình kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022,2023

- Được hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình tuyên truyền của Thành phố.

- Được kết nối để vay vốn từ gói lãi suất ưu đãi thực hiện Chương trình do các tổ chức tín dụng đăng ký với mức lãi suất ưu đãi nhằm thực hiện đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển điểm bán và tạo nguồn hàng, dự trữ hàng hóa, đảm bảo cung ứng ra thị trường đầy đủ, xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

- Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tnh, thành phố (Hội nghị giao thương, hội chợ thương mại, tuần hàng Việt...) và tiến tới xuất khẩu (đưa sản phẩm vào chế biến, tham gia các Tuần hàng Việt của Hà Nội tổ chức tại nước ngoài...). Được hỗ trợ cung cấp thông tin về các điều kiện đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất vào các kênh phân phối; tư vấn về thiết kế mẫu mã, bao gói sản phẩm để phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm... Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông sản của Hà Nội để các bên nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài.

- Được ưu tiên giới thiệu đưa hàng hóa thực hiện Chương trình vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng thực phẩm an toàn của các quận, huyện, thị xã.

- Được Thành phố tạo điều kiện cấp phép cho xe ch hàng hóa phục vụ công tác cân đối cung cầu vận chuyển hàng hóa đến mạng lưới phân phối đi vào nội thành và các tuyến đường hạn chế phương tiện trong giờ cao đim đối với các doanh nghiệp trong thời gian tham gia Chương trình.

- Đăng ký và nộp hồ sơ tham gia Chương trình theo quy định tại điểm 9 mục II của Kế hoạch này.

- Tổ chức sản xuất - kinh doanh đảm bảo lượng hàng hóa theo đăng ký tham gia Chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và bán theo giá thông báo của doanh nghiệp.

- Tích cực phát triển hệ thống phân phối và tăng số điểm bán hàng bình ổn thị trường.

- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình theo Kế hoạch này. Chấp hành sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Công Thương... khi có biến động hàng hóa xảy ra.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các tỉnh, thành phố khác đăng ký tham gia Chương trình được hỗ trợ giới thiệu đưa hàng vào các hệ thống phân phối lớn trên địa bàn Thành phố, phát triển mạng lưới hàng hóa tại Thành phố Hà Nội, tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại tổ chức tại Hà Nội.

8.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình

- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu; mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh; Được cung cấp thông tin về nhu cầu vay vốn các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình thông qua Sở Công Thương và Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội.

- Được tạo điều kiện kết nối với các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình.

- Đăng ký tham gia Chương trình (theo quy trình tại mục II.9) gửi Sở Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội; thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký và các quy định của Chương trình

- Giới thiệu và khuyến khích khách hàng của đơn vị cùng đăng ký tham gia Chương trình..

- Xây dựng nguồn vốn, mức lãi suất ưu đãi và thực hiện cho vay vốn theo quy định pháp luật, theo nội dung ký kết khi tham gia Chương trình và các quy định khác có liên quan của Chương trình.

- Báo cáo tình hình thực hiện, kiến nghị, đề xuất gửi Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội.

9. Quy trình thực hiện

Bước 1:

* Các cơ sở tham Chương trình nộp hồ sơ tại Sở Công Thương, gồm:

1. Đăng ký tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 02).

2. Thông báo giá bán các mặt hàng tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 03).

3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh, mã số thuế.

* Đối với Tổ chức tín dụng: nộp hồ sơ Đăng ký tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 04) tại Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.

* Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các cơ sở, tổ chức tín dụng đăng ký tham gia Chương trình trong suốt thời gian thực hiện Chương trình.

Bước 2: Sở Công Thương thẩm duyệt hồ sơ và ban hành quyết định phê duyệt các đơn vị thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2022.

Bước 3: Cơ sở sau khi được Sở Công Thương quyết định công nhận là đơn vị thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội được hưởng những quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Chương trình.

Bước 4: Căn cứ báo cáo của các sở, ngành và các doanh nghiệp, Sở Công Thương tng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện Chương trình.

10. Kiểm tra, kiểm soát

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Thành phố giám sát việc thực hiện Chương trình của các đơn vị tham gia; Cục Quản lý thị trường Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

11. Chế độ báo cáo

11.1. Báo cáo định kỳ

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia Chương trình thực hiện: gửi thông báo tình hình giá cả các mặt hàng tham gia Chương trình theo mẫu tại Phụ lục 03 của Kế hoạch này (khi có thay đi về giá bán so với lần thông báo giá trước đó); Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Sở Công Thương.

- Các tổ chức tín dụng báo cáo về việc giải ngân nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay thực hiện Chương trình bình n thị trường về Sở Công Thương.

- Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện thị xã báo cáo kết quả thực hiện theo các nội dung được phân công tại mục IV của Kế hoạch này về Sở Công Thương.

* Các Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp thực hiện Chương trình gi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023 để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

11.2. Báo cáo đột xuất

- UBND các quận, huyện, thị xã; Cục Quản lý thị trường Hà Nội báo cáo, đánh giá tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu khi biến động theo địa bàn quản lý.

- Các cơ sở tham gia và tổ chức tín dụng báo cáo đột xuất tình hình giá cả, cung - cầu hàng hóa khi có biến động đột xuất trên thị trường và khi có yêu cầu của UBND Thành phố, Sở Công Thương.

- Bộ phận Thường trực, đường dây nóng của Chương trình: Sở Công Thương Hà Nội; Điện thoại: 024221555727

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

1. Tăng cường công tác phối hợp với các Cục, Vụ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ cung cấp, dự báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ trên các phương tiện thông tin, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản để làm cơ sở giúp các nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh nghiên cứu, sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường và chủ động tim nguồn đầu ra cho nông sản, n định giá cả, thị trường. Các doanh nghiệp căn cứ theo nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, chi tiết để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất;

2. Mở rộng đối tượng tham gia Chương trình là các doanh nghiệp  các tnh, thành phố trên cả nước để đảm bảo được nguồn cung ứng từ bên ngoài Thành phố.

3. Đề xuất các cơ chế chính sách huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình, thu hút nhiều doanh nghiệp có uy tín, có năng lực quy mô sản xuất lớn, có chất lượng sản phẩm tốt...tham gia nhằm đảm bảo nguồn hàng dự trữ ổn định, phục vụ tốt, giá cả bình n;

4. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại để tăng các điểm phục vụ cố đnh trên địa bàn các quận, huyện, thị xã nhất là các vùng ngoại thành (siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng trong các chợ dân sinh, tuyến phố...); Đẩy mạnh phát triển hệ thống chuỗi, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn...đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân đáp ứng các quy định về ATTP, văn minh thương mại; Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho bãi, logistic khoa học, đáp ứng được nhu cầu dự trữ hàng hóa, đảm bảo công tác bảo quản hàng hóa theo quy định, lưu thông hàng hóa thông suốt, hạ giá thành sn phẩm...; Đẩy mạnh phát triển bán hàng online, hotline...

5. Rà soát, nắm bắt các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt để hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nhiều sản lượng, sản phẩm (gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng các loại, rau, củ, quả....), phát triển mở rộng thêm các vùng chăn nuôi, sản xuất đảm bảo nguồn cung n định cho thị trường Hà Nội đáp ứng các quy định về ATTP;

6. Tăng cường công tác liên kết vùng giữa thành phố Hà Nội với các tnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân.

Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố (Hội nghị giao thương, hội chợ...) và tiến tới xuất khẩu (đưa sản phẩm vào chế biến, tham gia các tuần hàng Việt của Hà Nội tổ chức tại Pháp, Nhật, Ý, Thái Lan...) nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Hỗ trợ cung cấp thông tin các điều kiện của sn phẩm, của cơ sở sản xuất để đưa hàng hóa vào kênh phân phối; tư vấn thiết kế mẫu mã, bao gói, bảo quản sản phẩm... Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội, từ đó nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lâu dài cho nhân dân để chủ động kế hoạch sản xuất.

Tổ chức thực hiện tốt Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Thành phố nhằm kết hợp tốt Chương trình Hàng Việt gắn với Chương trình Bình n thị trường để đẩy mạnh công tác đưa hàng bình n về các vùng ngoại thành, các khu công nghiệp giúp người dân được tiếp cận, mua sắm nhiều mặt hàng bình ổn của Chương trình, nhất là trong các dịp Lễ, Tết;

7. Tăng cường xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn. Đặc biệt xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO...) nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá trị gia tăng sản phẩm.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng, tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị nông sn trên địa bàn Thành phố.

ng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản. Phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn), sẵn sàng kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia góp phần minh bạch thông tin đến người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

8. Tăng cường kết nối các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình bình ổn thị trường để được tiếp cận vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh;

9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để Chương trình đạt hiệu quả cao. Hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;

10. Hỗ trợ cấp phép cho xe các doanh nghiệp tham gia Chương trình chở hàng hóa thiết yếu hoạt động 24/24h trên địa bàn Thành phố để đảm bảo hàng hóa được luân chuyển liên tục, kịp thời phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố;

11. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, đầu cơ tích trữ và các hành vi kinh doanh trái phép khác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả hàng hóa...để người tiêu dùng thật sự tin tưng các sản phẩm của Chương trình, đảm bảo thị trường lành mạnh, tạo điều kiện SXKD bình đẳng cho các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm;

12. Xây dựng đường dây nóng, tiếp nhận phản hồi các thông tin phản ánh từ doanh nghiệp, người tiêu dùng, thông tin biến động về hàng hóa, giá cả thị trường; Theo dõi sát tình hình, xây dựng kịch bản ứng phó để xử lý và triển khai kịp thời các biện pháp trong trường hợp thị trường hàng hóa có xảy ra biến động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức, điều phối hàng hóa của các doanh nghiệp khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND Thành phố.

- Chủ trì thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận danh sách các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành trong tổ chức thực hiện Chương trình; theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa; xác định các mặt hàng thiết yếu, chọn danh mục hàng hóa đưa vào Chương trình, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp; công khai thông tin đăng ký tham gia Chương trình đến mọi đối tượng doanh nghiệp; Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã... vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình; Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục và xét chọn các đơn vị đủ điều kiện để tham gia Chương trình; Thông báo danh sách các doanh nghiệp tham gia Chương trình trên Website của Sở Công Thương.

- Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan phối hợp theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nguồn hàng hóa dự trữ bán ra theo kế hoạch doanh nghiệp đăng ký được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tăng cường hoạt động liên kết vùng giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, tết, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho thị trường Hà Nội và mở rộng thị trường tới các tnh, thành phố trong cả nước; Tiếp tục tổ chức các chương trình hàng Việt phục vụ nhân dân vùng ngoại thành, các khu công nghiệp trong các dịp Lễ, Tết.

- Chủ trì, phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố đề xuất UBND Thành phố khen thưởng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng... đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã, Ban quản lý các chợ bố trí đim, quầy hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân; đưa hàng hóa thuộc Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, bệnh viện để người dân được hưng lợi từ Chương trình.

- Tham mưu UBND Thành phố các giải pháp thực hiện kết nối giữa doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia Chương trình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các Đài truyền hình và các cơ quan báo chí, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình cung cầu hàng hóa thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Tiếp nhận thông tin và xử lý những trường hợp phát sinh (thông qua bộ phận Thường trực - đường dây nóng) theo thẩm quyền hoặc chuyn giao cơ quan thẩm quyền giải quyết.

- Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia Chương trình, đề xuất UBND Thành phố các biện pháp giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo Kế hoạch này; Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình của các đơn vị báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND Thành phố tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình n giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội

- Thông báo cụ thể nội dung Chương trình và vận động các TCTD trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình đồng thời đề nghị các TCTD rà soát, giới thiệu khách hàng của TCTD đăng ký tham gia Chương trình nếu đáp ứng các điều kiện đề ra.

- Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn xây dựng chương trình, cơ chế, lãi suất cho vay ưu đãi cho các khách hàng tham gia Chương trình, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chủ trì tổ chức Chương trình kết nối giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn vn vay.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các TCTD tham gia Chương trình thực hiện việc cho vay vốn theo đúng cam kết với Sở Công Thương, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục vay vốn và giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố, các cơ quan báo chí Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá Chương trình bình ổn thị trường thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố rà soát và đề xuất những phương án xử lý phù hợp đối với các thông tin không chính xác, sai lệnh trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến công tác ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu; xây dựng nội dung tuyên truyền và kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về những nội dung liên quan đến về công tác bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu và các thông tin đột xuất khi thị trường có biến động.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền về Chương trình bình n thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến Chương trình và các thông tin đột xuất khi thị trường có biến động.

- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn tuyên truyền về công tác bình ổn thị trường hàng hóa, ổn định tâm lý người dân, để người dân yên tâm mua sắm hàng hóa, không lo thiếu hàng, tránh tuyên truyền gây ra trường hợp người dân thu gom, mua hàng tích trữ, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường; hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp tham gia chương trình

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung; hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO...), bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng, tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị nông sản trên địa bàn Thành phố.

- Tiếp tục phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn), nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, tập trung vào các sn phẩm tiêu thụ nhiều như rau, củ, qu, trái cây, thịt, thủy sản, nông sn đã qua chế biến.

- Tham mưu và triển khai Chương trình phối hợp giữa UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021 - 2025”.

- Hỗ trợ xây dựnthương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng kênh phân phi, kết ni tiêu thụ đối với các sn phẩm nông lâm thủy sản.

- Phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố kết nối các ngân hàng - doanh nghiệp - cơ sở trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình;

- Vận động tối thiểu 20 cơ sở thuộc chuỗi cung cấp rau tht an toàn tham gia Chương trình đề hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa n định phục vụ công tác cân đối cung - cầu, đồng thời thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, hỗ trợ, kết nối Doanh nghiệp tham gia Chương trình bình n thị trường gắn liền các chương trình Hợp tác phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.

- Hướng dẫn Doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường thực hiện các thủ tục đầu tư (nếu có) theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường tiếp cận với chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo, thông báo các Trường học tạo điều kiện cho các cơ sở tham gia Chương trình đưa hàng thực phẩm bình ổn vào bếp ăn tại các trường học trên địa bàn trong vòng 15 ngày kể từ ngày Kế hoạch này được ban hành.

- Phối hợp Sở Y tế và các ngành liên quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học trên địa bàn Thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

8. Sở Y tế

- Chỉ đạo, thông báo đến các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở tham gia Chương trình đưa thực phẩm bình ổn vào các bếp ăn tập thể tại Bệnh viện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Kế hoạch này ban hành. Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học, bệnh viện trên địa bàn Thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

9. Công an Thành phố

- Chủ trì, thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương để hướng dẫn các đơn vị tham gia Chương trình thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để được lưu thông, vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ trên địa bàn (theo chỉ đạo của UBND Thành phố).

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an Thành phố và Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, va hè; đảm bảo an toàn trật tự tại khu vực các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn; phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng..; đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính..; các hoạt động sản xuất- kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm, khi có biến động hàng hóa, xảy ra bão, lụt úng, dịch bệnh... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh nghiệp lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

10. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp Công an Thành phố, Sở Công Thương tạo điều kiện, hướng dẫn các cơ sở đã được UBND Thành phố tạo điều kiện cho phép có xe lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương tiện 24/24h để vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu th, mạng lưới bán lẻ kịp thời.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

11. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng)

Phối hợp Sở Công Thương đề xuất UBND Thành phố khen thưng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng... đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

12. Cục Quản lý thị trường Hà Nội

- Chủ động phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp: đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ và các hành vi vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại theo thẩm quyền.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

13. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Thành phố

- Có văn bản thông báo đến chủ đầu tư các Khu công nghiệp, doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, đơn vị quản lý nhà ở công nhân tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình được đưa hàng thực phẩm thuộc Chương trình vào phục vụ tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp; được tạo điều kiện thuê địa điểm bán sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của công nhân trong Khu công nghiệp.

- Cử cán bộ (cụ thể tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ) phối hợp Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan theo dõi công tác tổ chức bán hàng của các doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện nhiệm vụ tại các khu công nghiệp.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

14. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

- Tổ chức thực hiện các chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tnh, thành phố trong cả nước; các hoạt động hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt nông sản tại Hà Nội và các tnh; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất tiếp cận, đưa sn phẩm vào hệ thống phân phối hiện đại phục vụ tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, quảng bá online (quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sản thương mại điện tử, Trang nông sản an toàn Hà Nội...); cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch đã được phê duyệt, góp phần đảm bảo cân đối cung -cầu, ổn định thị trường.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

15. Các Sở, ban, ngành Thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý và có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch này.

16. UBND các quận, huyện, thị xã

- Có Kế hoạch tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở, thông báo cụ thể nội dung của Chương trình đến người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình trên địa bàn; vận động và xem xét, giới thiệu tối thiểu từ 02 cơ sở đủ tiêu chí tham gia Chương trình, gửi về Sở Công Thương trong thời gian 30 ngày kể từ ngày UBND Thành phố ban hành Kế hoạch.

- Rà soát các chợ bán lẻ, các địa đim gần khu dân cư sử dụng chưa hết công năng, các mặt bằng còn bỏ trống trên địa bàn, gửi Sở Công Thương tng hợp để giới thiệu các doanh nghiệp tổ chức các cửa hàng chuyên bán hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.

- Rà soát, bố trí các địa điểm bán hàng phù hợp cho các tỉnh, thành phố khi có văn bản của sở Công Thương và các tổ chức thiện nguyện về hỗ trợ tiêu thụ trái cây, nông sản mùa vụ tại Hà Nội.

- Tiếp tục triển khai mở thêm các điểm bán hàng an toàn thực phẩm, thông báo danh sách gửi Sở Công Thương để thông tin tới các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa các hàng hóa trong Chương trình vào các điểm bán hàng an toàn thực phẩm để phát triển mạng lưới bán hàng cố định cho Chương trình.

- Giới thiệu các cơ sở sản xuất trên địa bàn đảm bảo các tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Sở Công Thương để tăng cường kết nối hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định nhà nước về kinh doanh hàng hóa thiết yếu, cân đối cung cầu hàng hóa, n định giá cả trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tăng cường công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

- Rà soát, đề xuất bố trí quỹ đất phát triển hạ tầng thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo quy hoạch; đặc biệt tại các khu dân cư mới, khu đô thị, khu công nghiệp.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

17. Các cơ quan thông tấn báo chí Hà Nội: Chủ động thông tin, tuyên truyền về công tác bình ổn thị trường hàng hóa, ổn định tâm lý người dân, để người dân yên tâm mua sắm hàng hóa, không lo thiếu hàng, tránh tuyên truyền gây ra trường hợp người dân thu gom, mua hàng tích trữ, ảnh hưởng đến sự n định của thị trường.

18. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Các cơ sở tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại Tiết 8.1, Điểm 8 - Mục II Kế hoạch này.

- Các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa theo Kế hoạch này xem xét đăng ký tham gia thực hiện Chương trình.

Trong trường hợp các doanh nghiệp đăng ký thực hiện Chương trình không đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa dự trữ phục vụ công tác cân đối cung - cầu, ổn định thị trường, Thành phố sẽ chỉ định, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có ngành nghề liên quan đến mặt hàng thực hiện việc sản xuất, kinh doanh và dự trữ theo yêu cầu của Thành ph. Khi thị trường xảy ra biến động, các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm ổn định thị trường theo chỉ đạo UBND Thành phố và các Sở, ngành liên quan.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/5/2023.

Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình cân đối cung cầu, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021. Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ công việc, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Hiệp hội DN, DN SXKD TM trên địa bàn;
- Báo: HN mi, KT&ĐT; Đài PT&TH Hà Nội, Cng TT ĐTTP;
- VPUB: CVP, các PCVP, TKBT, KT;
- Lưu VTKT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH





 Ngu
yễn Mạnh Quyền

 

[FILE ĐÍNH KÈM TRONG VĂN BẢN]

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.