Open navigation

Công văn 318/KH-BHXH ngày 02/02/2024 Phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
 NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2024

Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

a) Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

b) Đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật của công dân, nâng cao ý thức chủ động nghiên cứu, học tập của công chức, viên chức trong Ngành về pháp luật.

c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL của ngành BHXH Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành; gắn PBGDPL với công tác tham gia xây dựng chính sách, tổ chức thi hành pháp luật.

d) Tạo sự chuyển biến trong ý thức, tuân thủ chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng lao động và người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

2. Yêu cầu

a) Quán triệt và thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng; quy định pháp luật về PBGDPL; bám sát nhiệm vụ được giao trong các văn bản pháp luật, các Quyết định, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL, Vụ Pháp chế (BHXH Việt Nam), Văn phòng (BHXH tỉnh, thành phố) trong chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự kết nối, lồng ghép các hoạt động.

b) Gắn hoạt động PBGDPL với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp; với hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp, tư vấn, cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN nhằm nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội.

c) Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động, tích cực thực hiện chuyển đổi số và phát huy sức mạnh của mạng xã hội trong công tác PBGDPL.

d) Xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện PBGDPL, phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành và điều kiện bảo đảm thực hiện. Kết hợp chặt chẽ công tác PBGDPL với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL.

đ) Nội dung PBGDPL cần cụ thể, dễ hiểu, đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin đến các công chức, viên chức, người dân; lựa chọn hình thức PBGDPL đa dạng, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng.

3. Đối tượng PBGDPL

a) Công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH Việt Nam.

b) Đơn vị sử dụng lao động, người lao động.

c) Người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ (chi tiết tại Phụ lục I)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trung tâm Truyền thông

a) Tổ chức hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN trên các kênh truyền thông của Ngành; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

b) Gửi Vụ Pháp chế Báo cáo hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN để tổng hợp chung. Mẫu báo cáo, thời gian chốt số liệu và gửi báo cáo cụ thể tại Phụ lục II, Phụ lục III.

2. Trung tâm dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Kết hợp hoạt động phổ biến pháp luật với các hoạt động chăm sóc khách hàng như hỗ trợ, tư vấn, giải đáp, cung cấp thông tin, … cho người dân và tổ chức thông qua: Tổng đài 19009068, Fanpage BHXH Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; Ứng dụng VssID - BHXH số.

3. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam chủ động thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại Phụ lục đính kèm; tổng hợp, đánh giá việc triển khai thực hiện.

4. BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Căn cứ Kế hoạch PBGDPL của BHXH Việt Nam để xây dựng và triển khai Kế hoạch PBGDPL tại đơn vị đảm bảo phù hợp, hiệu quả; gửi Kế hoạch về BHXH Việt Nam (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 29/02/2024 để theo dõi;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, cả năm) hoặc báo cáo đột xuất gửi BHXH Việt Nam (qua Vụ Pháp chế). Mẫu báo cáo, thời gian chốt số liệu và thời gian gửi báo cáo cụ thể theo hướng dẫn tại Phụ lục II, Phụ lục III.

c) Tiếp tục rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

5. Giao Vụ Pháp chế là đầu mối chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo Ngành xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch PBGDPL của Ngành; Theo dõi, hướng dẫn các đơn vị trong tổ chức thực hiện Kế hoạch PBGDPL; Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác PBGDPL của Ngành gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch PBGDPL ngành BHXH Việt Nam năm 2024, yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục PBGDPL);
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- BHXH các tỉnh, thành phố;
 - Lưu: VT; PC.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




 Chu Mạnh Sinh



PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 318/KH-BHXH ngày 02/02/2024 của BHXH Việt Nam)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Chủ trì

Phối hợp

 

1

Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL

a)

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL

Vụ Pháp chế

Các đơn vị có liên quan và BHXH các tỉnh, thành phố

 

b)

Nội dung cần PBGDPL

- Các Luật mới ban hành có hiệu lực từ năm 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác

- Trung tâm Truyền thông

- Vụ Pháp chế

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

- Các Luật: Đấu thầu; Khám chữa bệnh; Thi đua Khen thưởng; Giao dịch điện tử; Phòng thủ dân sự 2023; Hợp tác xã; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Giá,…

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngành BHXH Việt Nam

- Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ- CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, …

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực thi công vụ, nhiệm vụ

- Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính

 - Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (sửa đổi); Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,

- Các văn bản của BHXH Việt Nam hướng dẫn chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN

 

c)

Hình thức PBGDPL

Thực hiện theo các hình thức quy định tại mục 4.2 Công văn số 4200/BHXH-PC ngày 17/1/2021 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế của BHXH Việt Nam.

- Trung tâm Truyền thông

- Vụ Pháp chế

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

Cần chú trọng việc lồng ghép nội dung PBGDPL trong các chương trình hội nghị, hội thảo, sản phẩm truyền thông.

2

Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11) và Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng (09/12) hằng năm.

- Vụ Pháp chế;

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

Cần đảm bảo tính thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành; đây là mô hình PBGDPL trọng tâm; tổ chức cao điểm từ ngày 1/11 đến ngày 9/11/2023.

3

Chỉ đạo, hướng dẫn, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác PBGDPL.

- Vụ Pháp chế;

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

 

4

Tiếp tục rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; định kỳ thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng PBGDPL, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho đội ngũ này.

- Vụ Pháp chế;

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

- Chủ động mở lớp bồi dưỡng/tập huấn hoặc cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng/tập huấn do Bộ/Sở Tư pháp tổ chức.

- Rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật để đề nghị Bộ/Sở Tư pháp công nhận các báo cáo viên pháp luật mới, miễn nhiệm, điều chỉnh thông tin (nếu cần) theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và tiết b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

5

Kiểm tra, đánh giá, chấm điểm thi đua việc thực hiện công tác PBGDPL của BHXH địa phương.

Vụ Pháp chế

BHXH tỉnh, thành phố

Kiểm tra trực tiếp tại BHXH tỉnh, thành phố hoặc thông qua Báo cáo kết quả thực hiện của BHXH các tỉnh, thành phố

6

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.

- Vụ Pháp chế

- Trung tâm Công nghệ thông tin

BHXH tỉnh, thành phố

- Vận hành, quản lý, khai thác, cập nhật, đăng tải tài liệu trên Trang PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;

- Đăng tải tài liệu và các văn bản liên quan Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh, thành phố.

- Quan tâm, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho các viên chức làm công tác PBGDPL để có thể ứng dụng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ PBGDPL).

7

Thực hiện các chương trình truyền thông về PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trung tâm truyền thông;

- BHXH tỉnh, thành phố

Các đơn vị có liên quan

 

8

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL BHXH Việt Nam, tham mưu Hội đồng thực hiện nhiệm vụ năm 2024.

Vụ Pháp chế

Các đơn vị có liên quan

 



PHỤ LỤC II

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 318/KH-BHXH ngày 02 tháng 02 năm 2024 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-BHXH

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

BÁO CÁO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Kỳ báo cáo….)

I. Đặc điểm, tình hình

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

II. Kết quả thực hiện

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác phối hợp thực hiện PBGDPL

3. Kết quả:

a) Về số liệu: yêu cầu cập nhật đầy đủ số liệu liên quan theo tiêu thức tại Phụ lục 3

b) Về kết quả: yêu cầu báo cáo kết quả theo nội dung của từng nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch đã xây dựng và các nhiệm vụ phát sinh (nếu có).

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế

3. Những khó khăn, vướng mắc

IV. Kiến nghị, đề xuất

 
Nơi nhận:
- Vụ Pháp chế (BHXH Việt Nam);
 - Lưu: VT

GIÁM ĐỐC
(Chữ ký, đóng dấu)

 

Ghi chú: Thời gian chốt số liệu và gửi báo cáo như sau:

- Báo cáo 6 tháng đầu năm 2024: chốt số liệu từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/5/2024; Gửi báo cáo về BHXH Việt Nam (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 04/6/2024.

- Báo cáo năm 2024: chốt số liệu từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/11/2024; Gửi báo cáo về BHXH Việt Nam (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 04/12/2024.



PHỤ LỤC III

BẢO HIỂM XÃ HỘI …
 -------

 

SỐ LIỆU BÁO CÁO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Kỳ báo cáo…………..)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 318/KH-BHXH ngày 02 tháng 02 năm 2024 của BHXH Việt Nam)

Số báo cáo viên pháp luật (người)

Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật

Tại cấp Trung ương

Tại cấp địa phương

Phổ biến pháp luật trực tuyến

Phổ biến pháp luật trực tiếp

Thi tìm hiểu pháp luật

Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (bản)

Số lượng tin bài, phóng sự về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng

Số lượng tờ gấp, pano, áp phích, băng rol về PBGDPL

Kinh phí dành cho công tác PBGDPL

Tổng số

Số lượng báo cáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật

Tổng số

Số lượng báo cáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật

Số lượng (hội nghị, hội thảo, tọa đàm)

Số đơn vị SDLĐ tham dự

Số người LĐ tham dự

Số CCVC thuộc đơn vị tham dự

Số lượng (hội nghị, hội thảo, tọa đàm)

Số đơn vị SDLĐ tham dự

Số người LĐ tham dự

Số CCVC đơn vị tham dự

Số cuộc thi

Số lượt người tham dự

Tổng số

Trong đó: tiếng dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.