Open navigation

Thông tư 11/VBHN-NHNN Hợp nhất Thông tư hướng dẫn hoạt động NK hàng hoá do NHNN VN quản lý

 Hết hiệu lực: 08/02/2019 


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  11 / VBHN - NHNN 

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016


THÔNG TƯ


HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Thông tư số  18 / 2014 / TT - NHNN  ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số  29 / 2015 / TT - NHNN  ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số  46 / 2010 / QH12  ngày 16 tháng 6 năm 2010;


Căn cứ Nghị định số  156 / 2013 / NĐ - CP  ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số  187 / 2013 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số  187 / 2013 / NĐ - CP );

Căn cứ Quyết định số  41 / 2005 / QĐ - TTg  ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này công bố Danh mục hàng hóa kèm theo mã số HS của hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước); hướng dẫn điều kiện, thủ tục cấp phép nhập khẩu và điều kiện, thủ tục chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định số  187 / 2013 / NĐ - CP .

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cơ sở in, đúc tiền.

  3. Các cơ quan, tổ chức và thương nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Hình thức quản lý

  1. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

  2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành bằng một trong hai hình thức: cấp giấy phép nhập khẩu và chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

Chương II

QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO HÌNH THỨC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU

Điều 4. Hàng hóa nhập khẩu

  1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý bằng hình thức cấp giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng cửa kho tiền.

  2. Yêu cầu kỹ thuật của cửa kho tiền: Cửa kho tiền nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cửa kho tiền do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền

  1. Đối với Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền: 01(một) bản chính theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

    2. Văn bản có ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho trang bị cửa kho tiền nhập khẩu: 01 (một) bản sao;

    3. Tài liệu kỹ thuật cửa kho tiền: 01 (một) bản sao và 01 (một) bản dịch Tiếng Việt.

  2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cơ sở in, đúc tiền (trừ cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước); các cơ quan, tổ chức và thương nhân có nhu cầu nhập khẩu cửa kho tiền, hồ sơ bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền: 01 (một) bản chính theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

      b)Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 (một) bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;

      c)Tài liệu kỹ thuật cửa kho tiền: 01 (một) bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu và 01 (một) bản dịch Tiếng Việt; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;

  3. Trường hợp các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này ủy thác cho đơn vị khác để nhập khẩu cửa kho tiền ngoài các giấy tờ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cần bổ sung các giấy tờ như sau:

a)Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị nhận ủy thác; 01 (một) bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;

  1. Văn bản ủy thác theo quy định pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa: 01 (một) bản gốc hoặc 01 (một) bản sao có xác nhận của đơn vị ủy thác.

Điều 6. Quy trình và thời hạn giải quyết việc cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền

  1. Đơn vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ), địa chỉ: Số 47- 49 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  2. Sau 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Phát hành và Kho quỹ sẽ có ý kiến yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

    Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền.

  3. Chậm nhất sau 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp giấy phép, trong thời hạn nêu trên Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 7. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền

Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền có hiệu lực trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày cấp.


Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO HÌNH THỨC CHỈ ĐỊNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU

Điều 8. Hàng hóa nhập khẩu

  1. Các mặt hàng quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục I kèm theo Thông tư này là những mặt hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hình thức chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

  2. Ngân hàng Nhà nước chỉ định cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 9. Căn cứ và thủ tục nhập khẩu

  1. Căn cứ kế hoạch in tiền hàng năm, kế hoạch mua giấy, mực in tiền và kế hoạch mua sắm trang thiết bị được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hóa phục vụ việc in, đúc tiền.

  2. Cơ sở in, đúc tiền gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) văn bản đề nghị cho phép tổ chức tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu kèm theo hồ sơ nhập khẩu hàng hóa bao gồm các giấy tờ sau: 01 (một) bản sao hợp đồng, vận đơn, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói có xác nhận của cơ sở in, đúc tiền.

Căn cứ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa của cơ sở in, đúc tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cho phép cơ sở in, đúc tiền tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những giấy phép nhập khẩu và văn bản cho phép tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được cấp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục thực hiện theo giấy phép nhập khẩu và văn bản tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 11. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ

  1. Kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước theo đúng mục đích.

  2. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.

Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị nhập khẩu hoặc đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu (nếu có)

  1. Thực hiện việc nhập khẩu đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước quy định, tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.

  2. Đơn vị nhập khẩu hàng hóa phải sử dụng đúng mục đích hàng hóa đã nhập khẩu.

  3. Trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày thông quan, đơn vị nhập khẩu phải báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) về tình hình sử dụng hàng hóa đã nhập khẩu.

Điều 13. Hiệu lực thi hành5

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

  2. Thông tư này thay thế Thông tư số  04 / 2006 / TT - NHNN  ngày 03/7/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số  12 / 2006 / NĐ - CP  ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thi hành

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) cơ sở in, đúc tiền; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.


PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư số  18 / 2014 / TT - NHNN  ngày 01 tháng 8 năm 2014)

  1. Hàng hóa xuất khẩu: không có

  2. Hàng hóa nhập khẩu

STT

MÃ HÀNG

MÔ TẢ HÀNG HÓA

DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI CÓ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU


Chương

Nhóm

Phân nhóm



1


83


03


00


00

Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định)

DANH MỤC HÀNG HÓA CHỈ ĐỊNH ĐƠN VỊ NHẬP KHẨU


2

72

24

90

00

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại

72

18

99

00


72

06

90

00



3





Giấy in tiền:

48

02

69

00

- Giấy in nền cotton

39

20

99

90

- Giấy in nền polymer


4

32

15

19

00

Mực in tiền

32

15

11

90


32

15

11

10



5


49


11


99


90

Phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý

6

84

79

89

30

Máy ép phôi chống giả


7





Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố):

84

43

39

90

- Máy phủ Vamish

84

43

13

00

- Máy in số

84

43

14

00

- Máy in Flexo

84

43

19

00

- Máy Intaglio

84

43

39

90

- Máy Simultan


8


84


62


49


10

Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố)


PHỤ LỤC II


(Ban hành kèm theo Thông tư số  18 / 2014 / TT - NHNN , ngày 01 tháng 8 năm 2014)



(Tên tổ  chức / đơn  vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu)

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:

………, ngày tháng năm 20…..


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CỬA KHO TIỀN


Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Phát hành và Kho quỹ)


  1. Tên tổ  chức / đơn  vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu [tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có)]:


  2. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét cấp Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền, cụ thể như sau:



    Stt


    Tên sản phẩm


    Mã HS


    Ký hiệu

    Xuất xứ - Hãng sản xuất, lắp ráp


    Số lượng


    Năm sản xuất















  3. Mục đích nhập khẩu:


  4. Hình thức nhập khẩu:

    • Tên đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu [tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có)]:


    • Địa chỉ trụ sở chính:


    • Điện thoại: Fax:


    • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:


      Nơi cấp: Ngày cấp:


    • Mã số thuế (nếu có):


  5. Thời gian dự kiến nhập khẩu:


  6. Hồ sơ kèm theo:


Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành; cam kết sử dụng đúng mục đích hàng hóa xin nhập khẩu./.



Nơi nhận:

  • Như đề gửi;

    - ……………

  • Lưu.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)


PHỤ LỤC III


(Ban hành kèm theo Thông tư số  18 / 2014 / TT - NHNN , ngày 01 tháng 8 năm 2014)



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  / GP - NHNN 

Hà Nội, ngày tháng năm 20


GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CỬA KHO TIỀN

(Có giá trị đến hết ngày …../…./.....)


THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số  46 / 2010 / QH12  ngày 16 tháng 6 năm 2010;


Căn cứ Nghị định số  156 / 2013 / NĐ - CP  ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;


Căn cứ Nghị định số  187 / 2013 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;


Căn cứ Quyết định số  41 / 2005 / QĐ - TTg  ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;


Căn cứ Thông tư số  / 2014 / TT - NHNN  ngày tháng năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;


Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền số …………. ngày ………………. và hồ sơ liên quan về việc cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,


NAY CHO PHÉP


  1. Tên đơn vị:


    • Địa chỉ trụ sở chính:


    • Số ĐT: Fax:


    • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(*) số:

      Nơi cấp: Ngày cấp:

    • Mã số thuế (nếu có):

      được phép nhập khẩu cửa kho tiền (theo mẫu đính kèm):


      STT


      Tên sản phẩm


      Mã HS


      Ký hiệu

      Xuất xứ - Hãng sản xuất, lắp ráp

      Số lượng

      Năm sản xuất















  2. Đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu (nếu có):

    • Tên đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu [tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có)]:

    • Địa chỉ trụ sở chính:

    • Điện thoại: Fax:

    • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:

    • Nơi cấp: Ngày cấp:

    • Mã số thuế (nếu có):

  3. Mục đích nhập khẩu:...

Đơn vị nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm khai thác, sử dụng đúng mục đích và thực hiện các quy định có liên quan của Nhà nước về nhập khẩu hàng hóa.

Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày thông quan, đơn vị nhập khẩu phải báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) về tình hình sử dụng hàng hóa đã nhập khẩu./.

THỐNG ĐỐC


Nơi nhận:

  • Đơn vị nhập khẩu;

  • Đơn vị nhận UTNK (nếu có);

  • Lưu: VP, PHKQ.

(*) Nội dung này không áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.




Nơi nhận:

  • Ban lãnh đạo NHNN;

  • Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);

  • Cổng thông tin điện tử NHNN;

  • Lưu VP, PC3, PHKQ (3).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT


KT. THỐNG ĐỐC 

PHÓ THỐNG ĐỐC



Nguyễn Đồng Tiến



  1. Thông tư số  29 / 2015 / TT - NHNN  sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản có căn cứ pháp lý ban hành như sau:

    “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số  46 / 2010 / QH12  ngày 16 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số  23 / 2015 / NĐ - CP  ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.”

  2. Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư số  29 / 2015 / TT -  NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể tà ngày 08 tháng 02 năm 2016.

  3. Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư số  29 / 2015 / TT -  NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

  4. Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư số  29 / 2015 / TT -  NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

  5. Điều 21 Thông tư số  29 / 2015 / TT - NHNN  sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:

Điều 21. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

  2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

- Khoản 12 Điều 4 Thông tư số  24 / 2011 / TT - NHNN  ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Phụ lục số 09.ĐGH kèm theo Thông tư số  25 / 2011 / TT -  NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chưc thi hành Thông tư này./.”

(*) Nội dung này không áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.