Open navigation

Nghị định 92/2019/NĐ-CP Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa VN-Campuchia giai đoạn 2019-2020

 Hết hiệu lực: 01/01/2021 


CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 92/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019


NGHỊ ĐỊNH


BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2019 - 2020


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;


Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;


Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;


Căn cứ Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ngày 26 tháng 02 năm 2019;


Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;


Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (sau đây gọi là Vương quốc Campuchia) giai đoạn 2019 - 2020.


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký tại Phnôm Penh, Campuchia ngày 26 tháng 02 năm 2019 (sau đây viết tắt là Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019 - 2020) và điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019 - 2020.

Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.


  2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.


  3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.


Điều 3. Danh mục hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia và danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019 - 2020


Ban hành kèm theo Nghị định này:


  1. Phụ lục I - Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.


  2. Phụ lục II - Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.


  3. Phụ lục III - Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019 - 2020.


Điều 4. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%


  1. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia có tên trong Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.


  2. Điều kiện để hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% như sau:


  • Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp.


  • Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.


Điều 5. Thuế suất và hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia


  1. Mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến nêu tại Phụ lục I, đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và quy định của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu theo hạn

    ngạch thuế quan giai đoạn 2019 - 2020 được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.


  2. Đối với mặt hàng lúa gạo: Trường hợp mặt hàng lúa gạo nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (gọi tắt là nhập khẩu vượt hạn ngạch) thì số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA (nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022) hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (gọi tắt là thuế suất MFN) theo quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 125/2017/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


  3. Đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến:


  1. Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nhưng vẫn nằm trong tổng mức hạn ngạch chung của cả nước và đảm bảo các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch áp dụng mức thuế suất MFN quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


  2. Trường hợp số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch nêu tại điểm a khoản này nằm ngoài tổng mức hạn ngạch chung của cả nước thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến theo quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ- CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


Điều 6. Hàng hóa nông sản


  1. Hàng hóa nông sản chưa chế biến do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về Việt Nam áp dụng theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.


  2. Đối với mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết.


  3. Số lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không tính vào số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.


Điều 7. Tổ chức thực hiện

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2020 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.


  2. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ ngày 26 tháng 02 năm 2019 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.


  3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.


  4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:

  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;

  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

  • Văn phòng Tổng Bí thư;

  • Văn phòng Chủ tịch nước;

  • Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

  • Văn phòng Quốc hội;

  • Tòa án nhân dân tối cao;

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

  • Kiểm toán Nhà nước;

  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

  • Ngân hàng Chính sách xã hội;

  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

  • Lưu: VT, KTTH (2)

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG


Nguyễn Xuân Phúc

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.