Open navigation

Công văn 04/CT-NHNN Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016

 Không còn phù hợp 


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  04 / CT - NHNN 

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016


CHỈ THỊ


VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2016


Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số  01 / NQ - CP  ngày 7/1/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, ngành Ngân hàng đã và đang triển khai tích cực nhiều giải pháp Điều hành. Trong 5 tháng đầu năm, hoạt động ngân hàng đã đạt những kết quả tích cực, thị trường tiền tệ ổn định, thanh Khoản được đảm bảo, mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định; tỷ giá giảm, thị trường ngoại tệ thanh Khoản tốt, dự trữ ngoại hối Nhà nước gia tăng; quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai đồng bộ, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô đang nổi lên một số vấn đề cần quan tâm như: lạm phát có xu hướng tăng, kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước, tín dụng tăng ngay từ đầu năm nhưng tín dụng trung - dài hạn và cho vay kinh doanh bất động sản đang có xu hướng tăng nhanh, tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất; tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục chịu tác động bởi diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.


Để góp phần thực hiện các Mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết số  01 / NQ - CP  ngày 7/1/2016, Nghị quyết số  33 / NQ - CP  ngày 9/5/2016, Nghị quyết số  35 / NQ - CP  ngày 16/5/2016, trong những tháng cuối năm 2016, Ngân hàng Nhà nước kiên định với Mục tiêu đã đề ra tại Chỉ thị số  01 / CT - NHNN  ngày 23/2/2016, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với diễn biến của lạm phát. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:


  1. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp Điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng đã được xác định tại Chỉ thị số  01 / CT - NHNN  ngày 23/2/2016, Chỉ thị số  02 / CT - NHNN  ngày 23/2/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản có liên quan.


  2. Đối với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước:


    1. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; Điều Tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh Khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo Mục tiêu kiểm soát lạm phát.

    2. Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.


    3. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Theo dõi, giám sát chặt chẽ và cảnh báo tổ chức tín dụng có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.


    4. Rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện khung pháp lý về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và Điều kiện thực tế hoạt động của tổ chức tín dụng, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.


      đ) Tiếp tục công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày phù hợp với Mục tiêu Điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ phù hợp với Mục tiêu Điều hành kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.


    5. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối, đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và Mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ.


    1. Hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để tạo Điều kiện phát triển, mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp.


    2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường: tiền tệ và hoạt động ngân hàng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó tập trung:


      • Thanh tra việc chấp hành các quy định về lãi suất huy động vốn, cấp tín dụng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khách hàng lớn.


      • Tiếp tục thanh tra việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số  02 / NQ - CP  ngày 7/01/2013.


      • Thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém; thanh tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo Đề án tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng đã được phê duyệt; khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu của một số tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt theo chủ trương, định hướng đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thông qua.

    3. Chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung:


    • Xây dựng Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-

      2020.


      • Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thực hiện phân loại các Khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Sớm có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu, bảo đảm quyền lợi của chủ nợ.


        k) Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội và chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các kỳ họp Quốc hội khóa XIV. Chủ động truyền thông, tăng cường tính kết nối truyền thông trên toàn hệ thống ngân hàng để hỗ trợ thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng.


  3. Đối với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:


    1. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn. Định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình và kết quả triển khai.


    2. Chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng trên địa bàn. Xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức (nếu có).


    3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tốt công tác truyền thông và phối hợp công tác với đoàn đại biểu Quốc hội.

  4. Trên cơ sở chỉ đạo và các giải pháp Điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng tổ chức triển khai thực hiện:


    1. Chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh Khoản, ổn định lãi suất huy động, có Điều kiện giảm lãi suất cho vay; chú trọng quản lý rủi ro thanh Khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.


    2. Rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của Khoản vay; thực hiện Tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có Điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.


    3. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng; kiểm soát chặt chẽ các Khoản cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro:


        • Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng Mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu huy động vốn.


        • Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số  5492 / NHNN - TD  ngày 21/7/2015, văn bản số  6981 / NHNN - TTGSNH  ngày 14/9/2015 và Chỉ thị số  05 / CT - NHNN  ngày 15/7/2015. Hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này.


        • Chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng vay để khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến Khoản vay.


        • Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và làm việc trực tiếp với khách hàng vay vốn để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tạo Điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

    4. Chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối... Chủ động phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

      đ) Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

    5. Tiếp tục triển khai phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%. Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu.


    1. Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trên cơ sở các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.


    2. Tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc phối hợp công tác với đoàn đại biểu Quốc hội. Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí việc thực thi các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của Ngành Ngân hàng.

  5. Tổ chức thực hiện

  1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.


  2. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này và Chỉ thị  01 / CT - NHNN  ngày 23/2/2016, báo cáo tình hình thực hiện trong nội dung báo cáo hằng tháng và quý gửi Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.


  3. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này và Chỉ thị  01 / CT - NHNN  ngày 23/2/2016, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hằng tháng, tháng cuối quý và cả năm.


  4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này./.



Nơi nhận:

  • Như Điểm 5.d;

  • Thủ tướng Chính phủ;

    và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

  • Ban Lãnh đạo NHNN;

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

  • Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;

  • Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

THỐNG ĐỐC



Lê Minh Hưng

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.