Open navigation

Công văn 5000/BTC-QLCS ngày 31/05/2022 Lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 45_2018_TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5000/BTC-QLCS

V/v lấý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Qua quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 45/2018/TT-BTC có phát sinh một số vướng mắc cần tháo gỡ, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 45/2018/TT-BTC.

Thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu, có ý kiến tham gia gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) trước ngày 21 tháng năm 2022 để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Thông tư theo quy định của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(Dự thảo Thông tư được đăng tải tại website: mof.gov.vn)

Mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan.


Nơi nhận:
- Như trên;
 - Cục Tin học và TKTC; 

- Vụ Pháp chế;
 - Lưu: 
VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Trần Xuân Hà


BỘ TÀI CHÍNH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  /2022/TT-BTC

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

DỰ THẢO

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 45/2018/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN, KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO NHÀ NƯỚC GIAO CHO DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ KHÔNG TÍNH THÀNH PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

1. Sửa đổi các khoản 2, 3 và 5, bổ sung khoản 6, khoản 7 vào Điều 7 như sau:

“Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

... 2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Giá trị đề nghị quyết toán;

- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

- Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán Dự án đã được phê duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối của Dự án.

b) Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

c) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).

3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định như sau: 

Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển

=

Giá trị Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển.

a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) thì sử dụng giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản căn cứ thời điểm mua tài sản, thời điểm đầu tư xây dựng và giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định giá trị còn lại của tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.

a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có hồ sơ để xác định giá mua hoặc giá xây dựng theo quy định tại điểm a.2 khoản này nhưng có căn cứ để xác định thời gian đã sử dụng và tỷ lệ % cht lượng còn của tài sản thì xác định lại nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản như sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá trị còn của tài sản cố định giao, điều chuyển theo đánh giá tại thời điểm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển (ghi trên trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản)

Thời gian sử dụng còn lại của tài sản / Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyên tài sản. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Giá trị còn lại của tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển (ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản)

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm bàn giao đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và thời gian đã sử dụng của tài sản.

- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm bàn giao đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm bàn giao đầu tư xây dựng

x

Diện tích xây dựng của tài sản

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyn mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố đnh vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sn cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).

(Ví dụ 1 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

... 5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa

=

Giá trị Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) thì sử dụng giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa tài sản căn cứ thời điểm mua tài sản, thời điểm đầu tư xây dựng và giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định giá trị còn của tài sản cố định ghi trên Biên bản kiểm kê.

a.2) Đối với tài sản không có hồ sơ để xác định giá mua hoặc giá xây dựng theo quy định tại điểm a.1 khoản này nhưng có căn cứ để xác định thời gian đã sử dụng và tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản thì xác định nguyên giá để ghi trên Biên bản kiểm kê như sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

=

Giá trị còn của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa theo đánh giá lại tại thời điểm kiểm kê (ghi trên Biên bản kiểm kê)

Thời gian sử dụng còn lại của tài sản / Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản để ghi vào Biên bản kiểm kê và xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và giá mua hoặc giá xây dựng mới với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xâdựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (ghi trên Biên bản kiểm kê)

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm kiểm kê đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sn được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định tại Phụ lục s 01 ban hành kèm theo Thông tư này và thời gian đã sử dụng của tài sản.

- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm kiểm kê đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm kiểm kê đầu tư xây dựng

x

Diện tích xây dựng của tài sản

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê phát hiện thừa đ xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).

6. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản vào hoạt động liên doanh, liên kết mà có hình thành pháp nhân mới, nguyên giá tài sản cố định do đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết (quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ) được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định do đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

a.1) Đi vi tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi được sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập.

a.2) Đi vi tài sản đơn vị sự nghiệp công lập đã góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết thì căn cứ giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.

Đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ thời điểm mua tài sản, thời điểm đầu tư xây dựng và giá mua, giá xây dựng của tài sản để xác định giá còn lại của tài sản cố định ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận.

a.3) Đối với tài sản đơn vị sự nghiệp công lập không có hồ sơ để xác định giá mua hoặc giá xây dựng theo quy định điểm a.2 khoản này nhưng có căn cứ để xác định thời gian đã sử dụng và tỷ lệ % cht lượng còn lại của tài sản thì xác định lại nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản như sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá trị còn của tài sản cố định khi nhận bàn giao tại thời điểm nhận bàn giao

Thời gian sử dụng còn lại của tài sản / Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại

Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản tại thời điểm nhận bàn giao để ghi sổ kế toán. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhận bàn giao

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và thời gian đã sử dụng của tài sản.

- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương tại nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đầu tư xây dựng

x

Diện tích xây dựng của tài sản

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn doanh nghiệp đã chi ra để tiếp nhận tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân b chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).”

7. Trường hợp không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thành lập Hội đồng xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận/ Biên bản kiểm kê tài sản; thành phần Hội đồng gồm: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản, bộ phận có tài sản, đại diện cơ quan quản lý cấp trên, đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản (đối với trường hợp giao, nhận điều chuyển), đại diện cơ quan chuyên môn (nếu cần thiết).

Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức, đơn doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định nguyên giá, giá còn lại của tài sản để ghtrên Biên bản bàn giao, tiếp nhận/ Biên bản kiểm kê tài sản.

2. Sửa đổi các điểm a, b và d khoản 1, khoản 2 và bổ sung điểm đ khoản 1 vào Điều 10 như sau:

“Điều 10. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

a) Kim kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;

d) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo him tài sản công; không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này).

đ) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại c chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định làm cơ sở đ điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào tháng 12 của năm đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này theo quy định.

(Ví dụ 2 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

Việc xác định lại nguyên giá tài sản cố định đối với các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng tài sản cố định. Trong đó, phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định là giá quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

b.1) Trường hợp chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bn nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Giá trị đề nghị quyết toán;

- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

- Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán Dự án được phê duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối của Dự án.

b.2) Khđược cơ quan, người có thm quyn phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

b.3) Trường hợp dự án nâncấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng chi tiết của từng tài sản, hạng mục thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa).

c) Đối với trường hợp tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán trừ (-) phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tháo dỡ mà cơ quan, tổ chức, đơn vị,doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc tháo dỡ.

Trong đó, phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ là giá mua mới của bộ phận tài sản cố định cùng loại với bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản và sử dụng.

d) Đối với trường hợp lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc lắp đặt mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc lắp đặt.

Trong đó, phần giá trị tăng thêm do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định là giá trị tương ứng của bộ phận tài sản cố định được lắp đặt thêm xác định theo các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư này.

đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản đối với tài sản bị thiệt hại để ghi vào Biên bản và xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định lại như sau:

Nguyên giá tài sản cố định bị thiệt hại

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

đ.1) Nguyên giá ghi trên Biên bản được xác định như sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản

=

Giá trị còn của tài sản cố định bị thiệt hại theo đánh giá lại

Thời gian sử dụng còn lại của tài sản / Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại

Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Giá trị còn lại của tài sản cố định bị thiệt hại theo đánh giá lại

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) của tài sản tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định tại Phụ lục s 01 ban hành kèm theo Thông tư này và thời gian đã sử dụng của tài sản.

- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đầu tư xây dựng hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương tại nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đầu tư xây dựng

x

Diện tích xây dựng của tài sản

Trường hợp không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm này thì cơ quan, tổ chức, đơn doanh nghiệp có tài sản thành lập Hội đồng hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để ghi trên Biên bản theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

đ.2) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra khi tài sản bị thiệt hại để xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá tài sản cố định phát sinh chi phí chung).”

3. Sửa đổi khoản 3, bổ sung khoản 4, khoản 5 vào Điều 11 như sau:

“Điều 11. Quản lý tài sản cố định

... 3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định của pháp luật và không phải tính hao mòn, khu hao tài sản.

Trường hợp tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đi nguyên giá theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì phải tính hao mòn, trích khu hao tài sản theo quy định của pháp luật cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đi nguyên giá.

4. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và trích khấu hao tài sn theo quy định tại Thông tư này trong thời gian sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

5. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản vào hoạt động liên doanh, liên kết mà có hình thành pháp nhân mới, đi với các tài sản cố định được xử lý thuộc về Nhà nước sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết (quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ) thì đơn vị sự nghiệp công lập xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để thực hiện quản lý, sử dụng tính hao mòn, trích khu hao tài sản theo quy định của pháp luật.

4. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 12 như sau:

“Điều 12. Phạm vtài sản cố định tính hao mòn, khấu hao

... 3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:

... c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng hođộng”.

5. Sửa đổi khoản 1 Điều 14 như sau:

“Điều 14. Xác định Thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

1. Thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; trừ các trường hợp sau:

a) Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thng nht của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thng nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì tỷ lệ hao mòn tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Phụ lục s 01 ban hành kèm theo Thông tư này; thi gian sử dụng để tính hao mòn tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến năm đó nh hơn hoặc bng mức hao mòn của tài sản tính theo công thức quy định tại Điều 15 Thông tư này.

6. Sửa đổi các khoản 1, 2, 3 và 4, bổ sung khoản 5 vào Điều 15 như sau:

“Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này) được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì nguyên giá của tài sản cố định sau khi xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này được sử dụng để xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định từ năm phát sinh thay đi nguyên giá.

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n)

=

Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1)

+

Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n)

-

Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)

2. Đối với tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản thì mức hao mòn hàng năm của tài sản được tính như sau:

a) Đi vi tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 7 Thông tư này thì mức hao mòn tài sản của năm đu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận tài sản/kiểm kê phát hiện thừa là số hao mòn lũy kế tính đến năm đó; mức hao mòn tài sản của các năm tiếp theo tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Đối với tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì mức hao mòn tài sản của năm bị hại (năm phát sinh việc thay đi nguyên giá) được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn tài sản của năm bị thiệt hại

=

Nguyên giá tài sản cố định bị thiệt hại (xác định theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Thông tư này)

-

Giá trị còn lại của tài sản cố định bị thiệt hại theo đánh giá lại (xác định theo quy định tại điểm đ.1 khoản 2 Điều 10 Thông tư này)

-

Số hao mòn, khấu hao tài sản cố định đã tính đến năm trước năm bị thiệt hại theo sổ kế toán

Mức hao mòn tài sản của các năm tiếp theo xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này) được xác định theo công thức

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến năm (n)

=

Số hao mòn, khấu hao tài sản cố định đã tính đến năm (n-1)

+

Số hao mòn, khấu hao tài sản cố định của năm (n) xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Điều 16 Thông tư này

3. Đối với tài sn cố đnh tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhậpgiải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố đnh theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

4. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản c đnh sau khi xác định lại theo quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 7, khoản 2 Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

5. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế, khu hao đã trích đã thực hiện của tài sn cố định đó xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.”

7. Bổ sung Điều 16a như sau:

“Điều 16a. Giá trị còn lại của tài sản cố định

1. Giá trị còn lại của tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến 31 tháng 12 của năm (n)

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến năm (n)”

2. Đối với tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 7, điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán là giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại.”

8. Sửa đổi thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn của một số loại tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này như sau:

Phương án 1: Không sửa đổi.

Phương án 2: Sửa đổi thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn của máy photocopy (máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến) quy định tại điểm 1 Loại 5; máy móc, thiết bị chuyên dùng quy định tại điểm 3 Loại 5 Phụ lục s 01 ban hành kèm theo Thông tư này như sau:

STT

DANH MỤC TÀI SẢN

THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm)

TỶ LỆ HAO MÒN

(% năm)

Loại 5

Máy móc, thiết bị

 

 

1

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

 

 

 

- Máy photocopy

5

20

2

Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị (không sửa)

 

 

3

Máy móc, thiết bị chuyên dùng

 

 

 

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5, điểm 2b Loại 5 Phụ lục này

 

 

 

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác

8

12,5

4

Máy móc, thiết bị khác (không sửa)

 

 

Phương án 3: Đề xuất khác với 02 Phương án nêu trên (trong đó nêu rõ phương án đề xuất và lý do đề xuất phương án).

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp (trong trường hợp có sửa đổi Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - theo Phương án được lựa chọn tại khoản 8 Điều 1 Thông tư này)

Đối với tài sản cố định có thay đổi về thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này thì từ năm tài chính 2022 thực hiện xác định mức hao mòn, khấu hao của tài sản theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2022 và được áp dụng từ năm tài chính 2022.

2. Bãi bỏ khoản 5 Điều 16, Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp xử lý./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Tổng bí thư; VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
 - Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
 - Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.