Open navigation

Quyết định 1854/QĐ-BTC ngày 13/09/2022 Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030

BỘ TÀI CHÍNH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1854/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Th tưng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030;

Căn cứ Quyết đnh số 628/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Căn cứ Chương trình hành động này, giao Tổng cục Hải quan xây dựng và trình Bộ Tài chính phê duyệt ban hành các kế hoạch giai đoạn 5 năm triển khai Chiến lược phát triển Hải quan đảm bảo thực hiện hiệu quả và thành công Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

b) Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Tổng cục Hải quan, các đơn vị liên quan vận động và khai thác các nguồn lực nước ngoài để hỗ trợ triển khai các nội dung của Chương trình hành động. Tổng cục Hải quan chủ động huy động, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch; đồng thời, chủ động cung cấp cho các nhà tài trợ thông tin về tiến độ cải cách và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.

c) Giao Cục Kế hoạch tài chính chủ trì trình Bộ phê duyệt, bố trí nguồn kinh phí theo từng giai đoạn cho Tổng cục Hải quan để tổ chức thực hiện Chương trình hành động.

d) Giao Vụ Thi đua khen thưng kịp thời đề xuất các tập th, cá nhân có thành tích tốt trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động và báo cáo Bộ trưởng để có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, cập nhật những nội dung cụ thể của Chương trình hành động, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
 - Phó Thủ tướng Chính phủ L
ê Minh Khái (để báo cáo);
 - V
ăn phòng Chính phủ (để phối hợp);
 - Các Bộ, Ngành quản lý chu
n ngành (để phối hợp);
 - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (đ
ể phối hp);
 - L
ãnh đạo Bộ Tài chính (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
 - Lưu: VT, TCHQ
 (10b).

BỘ TRƯỞNG




 Hồ Đức Phớc

 


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1854/QĐ-BTC ngày 13 tháng năm 2022 của Bộ Tài chính)

Ngày 20 tháng 5 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược, Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Mục đích

a) Chương trình hành động xác định các nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tài chính để chỉ đạo Tổng cục Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ xác định trong Chiến lược phát triển Hải quan đảm bảo hoàn thành mục tiêu tổng quát đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyn trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia”.

b) Chương trình hành động này là căn cứ cho ngành Hải quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

c) Chương trình hành động này là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; đồng thời là căn cứ để phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 trong trường hợp cần thiết.

2. Các yêu cầu cơ bản

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động này được dựa trên những yêu cầu cơ bản sau đây:

a) Quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm, mục tiêu mà Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đề ra cũng như các định hướng liên quan đến yêu cầu đổi mới, cải cách trong lĩnh vực tài chính xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược tài chính đến năm 2030.

b) Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời xác định và lựa chọn những ưu tiên thực hiện để tiếp tục tạo tiền đề, động lực, nền tảng cho quá trình xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.

c) Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm và 10 năm tới, đặc biệt là Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030.

3. Phương châm hành động

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, phương châm hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được xác định cụ thể như sau:

1. Phát triển Hải quan phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật; đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước; theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế về phát triển Hải quan; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Phát triển Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đy đ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

3. Phát triển Hải quan trên cơ sở kế thừa, phát triển các thành tựu cải cách, hiện đại hóa đã đạt được, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan.

4. Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan làm nền tng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới.

5. Tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam.

6. Kết hợp phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Nhiệm vụ cụ thể

Việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động này phải hướng tới thực hiện hiệu quả, thành công bảy (07) mục tiêu cụ thể đã xác định trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, cụ th là:

1. Tiếp tục xây dựng nền tảng pháp luật về Hải quan hiện đại, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Các quy định pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có sự gn kết thống nhất. Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chặt ch, đúng quy định của pháp luật, chống thất thu, gian lận thuế. Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng.

2. Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh theo khuyến nghị của WCO.

3. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phương pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan hiện đại với phương pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan truyền thống nhằm chủ động, phòng ngừa từ xa, từ sớm.

4. Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan trong tình hình mới, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam... nhằm tập trung hóa tối đa xử lý thủ tục hành chính, kết nối, trao đi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước tại cửa khẩu và đơn vị có liên quan tham gia chuỗi cung ứng đáp ứnyêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5. Đổi mới tổ chức bộ máy hải quan với cơ cấu tinh gọn hợp lý, giảm đầu mối trung gian. Đẩy mạnh xây dựng và triển khai mô hình quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm. Phát triển nguồn nhân lực tinh thông nghiệp vụ, liêm chính, chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh và các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan.

6. Đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới; phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa Hải quan với các bên liên quan tạo nền tảng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan. Nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hi quan.

7. Triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” (sau đây gọi tắt là Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu).

2. Giải pháp tổ chức thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, ngành Hải quan có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả tám (08) nhóm giải pháp đã xác định cụ thể trong Chiến lược phát triển Hi quan đến năm 2030, trong đó tập trung vào các nội dung chủ đạo sau:

a) Tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Quyết định 628/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các cấp ủy đảng và lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung Quyết định 628/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ tới toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. Từng công chức, viên chức ngành Hải quan cần nâng cao nhận thức, phát huy tinh thn trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân để thực hiện tt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

b) Cải cách, xây dựng, phát triển và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về Hải quan

Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với với các cam kết quốc tế; trọng tâm là xây dựng Luật Hải quan thay thế Luật Hải quan hiện hành.

Rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để thực hiện Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng tiếp tục đơn giản, hài hòa hóa thủ tục hải quan, các chế độ quản lý hải quan theo chuẩn mực của Hải quan thế giới, tạo nền tảng để tái thiết kế các quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.

c) Công tác nghiệp vụ hải quan

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan: Áp dụng phương pháp quản lý theo chuỗi; nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện bo hiểm bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tái thiết kế hệ thống quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan làm cơ sở để xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao; triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO; triển khai hải quan xanh, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại hướng tới phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Ci cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; xây dựng, triển khai mô hình thông quan tập trung thông qua việc hình thành các địa điểm kiểm tra hồ sơ hải quan tập trung tại các Hải quan Vùng. Xây dựng, triển khai mô hình địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

- Quản lý thuế

+ Rà soát, kiến nghị áp dụng đồng bộ chính sách thuế, chú trọng việc áp dụng chính sách quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu thốnnhất với hàng hóa tại khâu nội địa; đề xuất thúc đẩy cải cách hệ thống thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu góp phần quản lý thuế hiệu quả.

+ Tái thiết kế quy trình thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ với quy trình thủ tục hải quan làm cơ sở để số hóa các quy trình quản lý thuế từ khâu thu thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lý thuế trong triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ tự động hóa cao.

Kiểm tra sau thông quan

Xây dựng mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan tập trung ở cấp Tổng cục; áp dụng sâu rộng phương pháp kiểm toán sau thông quan; từng bước áp dụng nghiệp vụ điều tra vào công tác kiểm tra sau thông quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra sau thông quan; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan; tiếp tục hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở khuyến nghị của WCO.

Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyn trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tăng cường kiểm soát hải quan theo phương thức hiện đại, phù hợp với cam kết quốc tế nhằm đồng thời đạt được các mục tiêu về tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh, an toàn kinh tế quốc gia. Triển khai hiệu quả kiểm soát hải quan; hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước trao đi thông tin liên quan đến quản lý Nhà nước về Hải quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động kiểm soát hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ số hóa và tự động hóa cao; tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại để khai thác dữ liệu kết nối toàn cầu, dữ liệu quốc gia phục vụ hiệu quả công tác kiểm soát hải quan.

Quản lý rủi ro

Triển khai đồng bộ và đầy đủ việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro; mở rộng đối tượng đánh giá tuân thủ là người khai hải quan, triển khai chương trình khuyến khích người khai hải quan tự nguyện tuân thủ pháp luật.

d) Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

Tổ chức bộ máy

Xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan 03 cấp: cấp Tổng cục, cấp Vùng và cấp Chi cục; nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị chuyên sâu về phân tích, xác định trọng điểm theo từng loại hình cửa khẩu; đơn vị phân loại hàng hóa; đơn vị quản lý giá, xuất xứ hàng hóa; đơn vị kiểm tra hồ sơ hải quan; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm định hải quan để triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

+ Xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại. Đội ngũ công chức cấp Chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, tinh nhuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nghiệp vụ 2 cấp Tổng cục và Hải quan vùng.

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế tuyển dụng nguồn nhân lực công khai, minh bạch với chế độ đãi ngộ hợp lý đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Hải quan; xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm; xây dựng hệ thng quản lý nguồn nhân lực điện tử đảm bảo yêu cầu tự động hóa tối đa các thủ tục quản lý nguồn nhân lực.

+ Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp quản lý đào tạo đạt chuẩn của cơ sở đào tạo cấp khu vực và đội ngũ giảng viên chuyên sâu về kiến thức hải quan, kỹ năng sư phạm, một số giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức được WCO công nhận là giảng viên của WCO có thể tham gia giảng dạy quốc tế.

+ Nghiên cứu áp dụng triển khai các phương pháp đào tạo hiện đại, công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Hi quan. Xây dựng mô hình luân chuyển để đào tạo, bồi dưng giữa các cấp, gia các bộ phận trong cùng một đơn vị, trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các lĩnh vực nghiệp vụ.

+ Tăng cường liêm chính hải quan.

e) ng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số

* Hệ thống công nghệ thông tin hải quan: Xây dựng Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin Hải quan số, Hải quan thông minh trên nền tảng số, cơ sở dữ liệu tập trung cấp Tổng cục.

* Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN

Phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đáp ứng yêu cầu xử lý tập trung thủ tục hành chính của các bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan các bên liên quan; Hệ thống một cửa quốc gia và ASEAN đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi thông tin với hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới theo quy định tại các Hiệp định thương mại tự do và các Hiệp định mà Việt Nam ký kết.

f) Hiện đại hóa cơ sở vật chất

Hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; kết nối hệ thống công nghệ thông tin với việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ trực tuyến, giảm thiểu sự can thiệp của công chức trong các khâu kiểm tra, giám sát.

Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng việc triển khai áp dụng quản lý hải quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống trụ sở làm việc của các đơn vị Hải quan, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động liên quan đáp ứng yêu cầu hiện đại với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, mô hình thông quan tập trung.

g) Hợp tác, hội nhập quốc tế về Hải quan

- Nâng cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp trong các cơ chế hợp tác và hội nhập hải quan tại các khuôn khổ ASEAN, WTO, APEC, ASEM, WCO, GMS... trên cơ sở các định hướng chung về hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các nước đối tác, chú trọng các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước bạn bè truyền thống. Cử đại diện Hải quan Việt Nam tại một số nước đối tác/khu vực quan trọng, trọng đim. Triển khai nghiêm túc các hiệp định, thỏa thuận, chương trình hợp tác với các nước đã thiết lập hành lang pháp lý. Tng bước mở rộng hoạt động hợp tác với các nước tại các khu vực có tiềm năng phát triển.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam tham gia, đẩy mạnh quá trình nội luật hóa các cam kết đồng bộ với hệ thống pháp luật trong nước đảm bảo tuân thủ lộ trình thực hiện, đáp ứng đầy đủ nội dung và mức độ đã cam kết.

Tranh thủ sự hợp tác, khai thác các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hải quan tiên tiến để đóng góp cho tiến trình cải cách, hiện đại hóa các quy trình, thủ tục hải quan.

h) Hợp tác giữa cơ quan hải quan với các bên liên quan

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, phối hợp đi vào chiều sâu giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan Nhà nước, Chính quyền địa phương, các tổ chức, trong thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp đi vào chiều sâu thực chất. Khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tham gia phản biện hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan; tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan; hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật của hải quan và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan.

Tiếp tục xây dựng và phát triển đại lý làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại, toàn diện và đa dạng hơn. Từng bước thực hiện tự động hóa quản lý hoạt động khai hải quan của các đại lý làm thủ tục hải quan, nhân viên được cấp thẻ.

i) Các nội dung khác

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp về chính sách pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan. Sử dụng cổng, trang thông tin điện tử và mạng xã hội đề thực hiện tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp về công tác quản lý hải quan.

Nghiên cứu, thực hiện xã hội hóa hoặc phát triển các hình thức liên kết đầu tư hoặc thuê dịch vụ; thuê mua theo hình thức công - tư đối với một số loại thiết bị chuyên dụng, một số dịch vụ công hoặc những hệ thống kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi mức đầu tư lớn trong bối cảnh nguồn lực tài chính hạn chế. Huy động tng hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan từ các nguồn: Ngân sách, tài trợ từ nước ngoài, đầu tư của khu vực tư nhân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

a) Các đồng chí Lãnh đạo Bộ căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 628/QĐ-TTg nêu trên và nội dung của Quyết định này, chủ động chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, bảo đảm đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra.

b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ

Căn cứ nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg nêu trên chủ động phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch hành động; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Căn cứ nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg nêu trên và Quyết định này xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược theo từng giai đoạn cụ thể đến năm 2025 và 2026-2030 trình Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành để triển khai Chiến lược; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và Chương trình hành động đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược.

Tổ chức xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chiến lược theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, chế độ, chính sách có liên quan, gửi Cục Kế hoạch tài chính tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài Chính (cấp 1), gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài Chính tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan trong việc triển khai Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 và Chương trình hành động này.

- Triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động này trong toàn ngành; chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương để triển khai thực hiện.

2. Tổ chức tuyên truyền phổ biến Chương trình hành động

Tổng cục Hải quan, Văn phòng Bộ phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài ngành Tài chính chủ động tổ chức việc tuyên truyền, quán triệt nội dung của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; phát huy tinh thần, tính sáng tạo và chủ động của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành Hải quan để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể đề ra trong Chiến lược.

3. Theo dõi, đánh giá và tổng kết thực hiện Chương trình hành động

Các nhiệm vụ, giải pháp, đề án triển khai Chiến lược phát Hải quan đến năm 2030 theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Định kỳ hàng năm, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ về tình hình và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động này.

Định kỳ 5 năm tổng kết việc thực hiện Chương trình hành động theo từng giai đoạn 5 năm (2021-2025 và 2026-2030) báo cáo Bộ.

- Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết thì thực hiện đề xuất, báo cáo Bộ điều chỉnh nội dung chương trình hành động hoặc đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh nội dung chiến lược./.

 [FILE ĐÍNH KÈM TRONG VĂN BẢN]

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.