Open navigation

Công văn 442/BKHĐT-ĐKKD ngày 16/01/2024 Báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập năm 2023

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 442/BKHĐT-ĐKKD

V/v báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập năm 2023

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2024

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tại khoản 4 Điều 18 Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định: “Trong tháng 2 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của năm liền trước theo các nội dung quy định tại Điều 17 Quy chế này, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ”.

Thực hiện quy định nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Ủy ban báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập năm 2023 trên địa bàn theo Đề cương gửi kèm và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh), Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ trước ngày 01/3/2024.

Xin cám ơn sự phối hợp của Quý Ủy ban.

 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nội vụ;
 - Lưu: VT, ĐKKD(GS67)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Trần Duy Đông



ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
(Kèm theo Công văn số 442/BKHĐT-ĐKKD ngày 16/01/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

I. Tình hình công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Tình hình triển khai công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của các cơ quan chức năng trên địa bàn.

 (Kết quả cụ thể thực hiện công việc, những khó khăn, vướng mắc)

II. Tình hình thực hiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại địa phương

1. Về trao đổi, cung cấp và công khai thông tin doanh nghiệp

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tình hình triển khai, kết quả thực hiện, trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

 (Kết quả cụ thể thực hiện trao đổi cung cấp, công khai; địa chỉ thực hiện công khai thông tin; cơ quan cung cấp, số lượng doanh nghiệp đã thực hiện cung cấp, công khai).

b) Các cơ quan chức năng khác

Tình hình triển khai, kết quả thực hiện trao đổi, cung cấp, công khai thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

 (Kết quả cụ thể thực hiện trao đổi cung cấp, công khai; địa chỉ thực hiện công khai thông tin; cơ quan cung cấp, số lượng doanh nghiệp đã thực hiện cung cấp, công khai).

c) Kết quả thực hiện công khai thông tin về xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các cơ quan chức năng khác

Các kết quả cụ thể về nội dung thông tin thực hiện công khai; địa chỉ thực hiện công khai thông tin; cơ quan, số lượng doanh nghiệp thực hiện công khai.

2. Về việc phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan trên địa bàn tỉnh, thành phố

a) Kết quả phối hợp, xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của tỉnh, thành phố

- Tình hình triển khai và kết quả công tác phối hợp trong việc xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kế hoạch kiểm toán.

- Số cuộc, đơn vị chủ trì, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch, bao gồm: thanh tra, kiểm tra liên ngành và thanh tra, kiểm tra độc lập.

b) Kết quả tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

- Số cuộc, đơn vị chủ trì, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch hoặc đột xuất đã hoàn thành, bao gồm: thanh tra, kiểm tra liên ngành và thanh tra, kiểm tra độc lập.

- Số doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch hoặc đột xuất, bao gồm: thanh tra, kiểm tra liên ngành và thanh tra, kiểm tra độc lập.

- Số lượng doanh nghiệp vi phạm trên tổng số lượng doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch hoặc đột xuất, bao gồm: thanh tra, kiểm tra liên ngành và thanh tra, kiểm tra độc lập.

- Các hình thức xử phạt qua công tác thanh tra, kiểm tra; số tiền xử phạt (đã nộp, chưa nộp); số tiền kiến nghị thu hồi (đã thu hồi, chưa thu hồi).

- Tình hình theo dõi, xử lý đối với doanh nghiệp sai phạm sau thanh tra, kiểm tra.

3. Phối hợp giữa các cơ quan trong thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tình hình triển khai và kết quả công tác phối hợp trong việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tình hình triển khai và kết quả công tác phối hợp trong việc xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

5. Các nội dung phối hợp khác giữa các cơ quan quy định tại Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của địa phương (nếu có).

III. Đề xuất, kiến nghị

1. Khó khăn, vướng mắc của địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

2. Kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.