Open navigation

Công văn 82/KH-UBND ngày 27/04/2016 Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2016

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT NĂNG LỰC SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp; Nghị định số 132/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Động viên công nghiệp; Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng; Quyết định số 2563/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp; Hướng dẫn số 2614/HD-BQP ngày 28/3/2016 của Bộ Quốc phòng về việc thực hiện Quyết định số 2563/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nắm chắc thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí, luyện kim, điện tử và hóa chất nói riêng; làm cơ sở báo cáo Bộ Quốc phòng lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có đủ khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị cho quân đội.

2. Yêu cầu:

- Quán triệt kỹ kế hoạch, triển khai đồng bộ ở các cấp, tổng hợp báo cáo đúng thời gian quy định.

- Tổ chức khảo sát đủ đối tượng, đúng nội dung quy định, bảo đảm số liệu mới gần nhất, phản ánh đúng thực trạng.

II. NỘI DUNG

1. Phạm vi, đối tượng khảo sát.

Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, luyện kim và hóa chất thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp trung ương) và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (gọi chung là doanh nghiệp địa phương) hiện có trên địa bàn.

Không tổ chức khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tại thời điểm khảo sát) gồm: Doanh nghiệp công nghiệp liên doanh, doanh nghiệp liên danh, doanh nghiệp cổ phần (doanh nghiệp một bên hoặc nhiều bên là nước ngoài hợp tác thành lập tại Việt Nam); doanh nghiệp công nghiệp 100% vn nước ngoài.

2. Nội dung khảo sát.

- Đặc điểm tình hình chính liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức, số lượng, chất lượng cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác của doanh nghiệp.

- Số lượng, chất lượng trang thiết bị và trình độ công nghệ hiện có.

- Phương hướng sản xuất và đổi mới công nghệ.

III. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

1. Quán triệt triển khai kế hoạch khảo sát của Ủy ban nhân dân Thành phố đến Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xong trong tháng 4 năm 2016.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch, gửi mẫu khảo sát cho các cơ quan liên quan và doanh nghiệp công nghiệp cần khảo sát (trước khi xây dựng triển khai kế hoạch xác định rõ danh sách doanh nghiệp công nghiệp hiện có trên địa bàn; phân loại các doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, lựa chọn khảo sát doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa trên 4 lĩnh vực: Cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất) xong trước ngày 30 tháng 5 năm 2016.

3. Các doanh nghiệp kê khai theo mẫu khảo sát và tổng hợp báo cáo xong trước ngày 15 tháng 6 năm 2016.

4. Quận, huyện, thị xã trực tiếp khảo sát từng doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Sở Công thương xong trong tháng 7 năm 2016.

5. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Sở Công thương thẩm định kết quả khảo sát của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; cùng các sở Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ của thành phố, đại diện các Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp trung ương để trực tiếp phúc tra khảo sát một số doanh nghiệp công nghiệp lớn, trọng điểm.

Tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và thông báo kết quả khảo sát đến các Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty liên quan trước ngày 30 tháng 8 năm 2016.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức lực lượng.

1.1Thành phố Hà Nội:

Giao Ban chỉ đạo động viên công nghiệp của Thành phố Hà Nội giúp y ban nhân dân thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thẩm định và tổng hợp kết quả khảo sát. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Công thương Hà Nội và các ngành Kế hoạch đầu tư, Khoa học và Công nghệ của Thành phố đại diện các Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp trung ương trên địa bàn để tổ chức thực hiện.

1.2Quận, huyện, thị xã:

Thành lập đoàn khảo sát, do lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm trưởng đoàn, phòng kinh tế, Ban chỉ huy quân sự cùng cấp; đại diện cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp trên địa bàn là thành viên.

1.3Các doanh nghiệp công nghiệp (kể cả doanh nghiệp của Trung ương và địa phương):

Thành lập Tổ khảo sát do Lãnh đạo doanh nghiệp làm tổ trưởng; Thủ trưởng các cơ quan liên quan là thành viên.

2. Triển khai khảo sát

Thực hiện đầy đủ nội dung và phương pháp được nêu tại mục II, mục III của kế hoạch này.

3. Báo cáo kết quả.

3.1Các doanh nghiệp công nghiệp.

- Phần lời: Đánh giá khái quát tình hình doanh nghiệp, hiện trạng và tương lai, xác định tiềm năng, mũi nhọn của doanh nghiệp; việc chấp hành thực hiện và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp.

- Phần phụ lục: Phụ lục I: Báo cáo hiện trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp bằng hai phiên bản: bằng văn bản có đóng dấu và USB dữ liệu; mỗi phiên bản gồm 06 bộ: 01 bộ lưu doanh nghiệp; 01 bộ lưu Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện; 01 bộ lưu phòng kinh tế cấp quận huyện; 01 bộ lưu Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 01 bộ lưu Sở Công thương; 01 bộ báo cáo Bộ Quốc Phòng.

3.2Các quận, huyện, thị xã và thành phố.

- Phần lời: Đánh giá khái quát tình hình quận, huyện, thị xã và thành phố, hiện trạng tiềm năng của doanh nghiệp công nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên lĩnh vực cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất nói riêng; việc chấp hành và thực hiện khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn.

- Phần phụ lục:

+ Phụ lục I: Báo cáo hiện trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp bằng hai phiên bản: bằng văn bản có đóng dấu và USB dữ liệu; mỗi phiên bản gồm 06 bộ: 01 bộ lưu doanh nghiệp; 01 bộ lưu Ban chỉ huy quân sự cấp quận huyn; 01 bộ lưu phòng kinh tế cấp quận huyện; 01 bộ lưu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 01 bộ lưu Sở Công thương; 01 bộ báo cáo Bộ Quốc Phòng.

+ Phụ lục II: Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp bng hai phiên bản: bng văn bản có đóng du và USB dữ liệu; mỗi phiên bản gồm 05 bộ: 01 bộ lưu Ban chỉ huy quân sự cấp quận huyện; 01 bộ lưu phòng kinh tế cấp quận huyện; 01 bộ lưu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 01 bộ lưu Sở Công thương; 01 bộ báo cáo Bộ Quốc Phòng.

4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

4.1Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Là cơ quan chủ trì, tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn; giúp Ban chỉ đạo động viên công nghiệp và Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dn, trin khai nhiệm vụ, tng hợp báo cáo cấp trên theo quy định; chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế cùng cấp tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát.

4.2Sở Công thương Hà Nội

Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và các ngành hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện; chỉ đạo hướng dẫn Phòng Kinh tế phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã cùng cấp tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng chịu trách nhiệm với kết quả ở địa phương mình.

4.3Các Sở, ngành còn lại của Thành phố

Phối hp triển khai tổ chức thực hiện theo chức năng; chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc quyền chấp hành và thực hiện kế hoạch khảo sát trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

4.4Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

Quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ khảo sát theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố; trực tiếp khảo sát từng doanh nghiệp trên địa bàn; tổng hợp đánh giá và báo cáo kết quả theo quy định.

4.5Các doanh nghiệp công nghiệp (kể cả doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương trên địa bàn)

Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp; tổng hợp đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo quy định (trường hợp doanh nghiệp phân tán ở nhiu huyện, thì thực hiện nhiệm vụ ở nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp).

5. Kinh phí thực hiện

Ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ khảo sát được bố trí theo Luật ngân sách nhà nước và quy định tại Điều 23/NĐ số 132/2004/NĐ-CP ngày 04/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh động viên công nghiệp./.

 Nơi nhận:
- Chính phủ(để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Quốc phòng; (để báo cáo)
- Bộ Công thương; (để báo cáo)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy Hà Nội; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tp Hà Nội; (để báo cáo)
- Sở Công thương;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
- UBND 30 quận, huyện, thị xã;
- Văn phòng UBND Thành phố;
 - Lưu: VT; 
Nc; m

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




 Nguyễn Doãn Toản

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.