Open navigation

Công văn 388/TB-VPCP Thực hiện thí điểm Dự án sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:  388 / TB - VPCP 

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015


THÔNG BÁO


Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỰ ÁN SỬ DỤNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT LÀM NHIÊN LIỆU THAY THẾ CHO NHÀ MÁY XI MĂNG Ở VIỆT NAM


Ngày 13 tháng 11 năm 2015, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện thí điểm Dự án sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng ở Việt Nam. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng và ý kiến của các cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:


  1. Thời gian qua, công tác xử lý chất thải rắn đã được các Bộ, ngành, địa phương và người dân quan tâm hơn. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị và xử lý mới đạt 84,5 – 85%; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn đạt 40 - 50%. Hiện nay, cả nước mới có 32 nhà máy xử lý chất thải rắn, những nơi chưa đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thì rác thải xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh; đối với khu vực nông thôn chất thải rắn hầu hết được tập kết tại các bãi chôn lấp của xã và không được xử lý triệt để. Thực tế, có 76 bãi rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Quyết định số  1788 / QĐ - TTg  ngày 01 tháng 10 năm 2013. Do vậy, việc áp dụng công nghệ sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng là giải pháp cần thiết trong việc giải quyết vấn đề môi trường, tiết kiệm tài nguyên đất.


  2. Để triển khai thí điểm Dự án sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng ở Việt Nam có hiệu quả, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:


    1. Bộ Xây dựng:


      • Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan đánh giá công nghệ sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng của tổ chức năng lượng mới và Phát triển Công nghệ Công nghiệp Nhật Bản (NEDO) và công nghệ tương tự tại Trung Quốc làm cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp với Việt Nam.

      • Chủ trì, cùng với Tổng công ty xi măng Việt Nam làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thống nhất lựa chọn Nhà máy xi măng Tam Điệp áp dụng thí điểm công nghệ sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho sản xuất xi măng và trả lời cho Tổ chức năng lượng mới và Phát triển Công nghệ Công nghiệp Nhật Bản (NEDO).


      • Chỉ đạo Tổng công ty xi măng Việt Nam lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó đề xuất mô hình tài chính, quản lý vận hành, cơ chế thực hiện; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất biện pháp kiểm soát các lò đốt rác không bảo đảm về môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số  152 / VPCP - KTN  ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2015.


Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.



Nơi nhận:

  • TTgCP, PTTg Hoàng Trung Hải;

  • Các Bộ: XD, TC, KH&CN, TN&MT, KH&ĐT;

  • UBND tỉnh Ninh Bình;

  • Tổng công ty xi măng Việt Nam;

  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHQT, KGVX;

  • Lưu VT, KTN (3). Binh.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM 

PHÓ CHỦ NHIỆM


Nguyễn Cao Lục

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.