Open navigation

Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT ngày 20/05/2024 Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1185/QĐ-BKHĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024

 QUYẾT ĐỊNH

THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tại Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính quy định tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Giao Văn phòng Bộ kiểm tra, đôn đốc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Duy Đông (TV Tổ CTCCTTHC);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTT);
- Trung tâm CNTT (để đưa tin);
 - Lưu: VT, VP (KSTH).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Nguyễn Thị Bích Ngọc



PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1185/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Phạm vi rà soát: Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác (sau đây viết tắt là Nghị định số 77/2019/NĐ-CP); Luật Hợp tác xã năm 2023.

I. NỘI DUNG RÀ SOÁT VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Ban hành mới thủ tục về Đăng ký thành lập tổ hợp tác

1.1. Phương án đơn giản hóa

Sửa đổi, bổ sung thủ tục Thông báo thành lập tổ hợp tác theo hướng đăng ký thành lập và bổ sung trường hợp đăng ký thành lập tổ hợp tác qua mạng điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác, giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết do các trường thông tin về cá nhân đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xây dựng mẫu đơn, mẫu tờ khai “Giấy đề nghị đăng ký tổ hợp tác” và “Danh sách thành viên tổ hợp tác” theo hướng nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác thì sẽ giảm tải việc thực hiện kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết do các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

1.2. Lý do đơn giản hóa

Hiện nay, các vấn đề về thành lập đối tượng tổ hợp tác đang được quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Quy định này đặt nền móng cho việc đăng ký kinh doanh tổ hợp tác nhưng còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu của tổ hợp tác, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước và việc cập nhật các thông tin về tổ hợp tác, gây thiệt thòi cho đối tượng tổ hợp tác trong quá trình thành lập và hoạt động.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép thực hiện TTHC đơn giản hóa theo hướng này.

Do đó, việc ban hành mới TTHC về đăng ký tổ hợp tác là cần thiết nhằm:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ hợp tác, qua đó giúp thu hút và thúc đẩy sự phát triển của tổ hợp tác.

- Nâng cao vị thế của đối tượng tổ hợp tác, qua đó giúp các tổ hợp tác được chú trọng hơn, tạo sân chơi công bằng cho tổ hợp tác khi tham gia thị trường với các thành phần kinh tế khác, qua đó phát triển hơn nữa thành phần kinh tế này.

- Hoàn thiện các quy định về đăng ký tổ hợp tác theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu về cải cách TTHC, đơn giản hoá và rút ngắn TTHC; tăng cường sử dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thu hút và mở rộng các đối tượng tham gia khu vực kinh tế tập thể. Tuy phát sinh thêm quy định so với trước đây nhưng TTHC này giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm hiểu và thực hiện các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tổ hợp tác.

- Tạo môi trường gia nhập thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể. Làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế hợp tác, các cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, tổ chức có liên trong việc đăng ký thành lập, thay đổi, tạm ngừng, giải thể... tổ hợp tác.

- Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đăng ký tổ hợp tác.

1.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã năm 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

1.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Việc thực hiện TTHC mới về đăng ký thành lập tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện TTHC về Thông báo thành lập tổ hợp tác:

- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về Thông báo thành lập tổ hợp tác theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP hiện hành): 2.057.295.000 VNĐ;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về đăng ký thành lập tổ hợp tác dự kiến ban hành mới tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã): 1.719.412.500 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 337.882.500 VNĐ;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,42%.

2. Ban hành mới thủ tục hành chính về Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác

2.1. Phương án đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác, tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục này trên môi trường điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác, giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Xây dựng mẫu đơn, mẫu tờ khai “Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác” theo hướng nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác thì sẽ giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2.2. Lý do đơn giản hóa

Hiện nay, các vấn đề về thay đổi đối tượng tổ hợp tác đang được quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Quy định này đặt nền móng cho việc đăng ký kinh doanh của tổ hợp tác nhưng còn đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu của tổ hợp tác và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước, việc cập nhật các thông tin về tổ hợp tác, gây thiệt thòi cho tổ hợp tác trong quá trình thành lập và hoạt động.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa TTHC theo hướng này.

Do đó, việc đơn giản hóa TTHC là cần thiết nhằm:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ hợp tác, qua đó giúp thu hút, phát triển đối tượng tổ hợp tác.

- Nâng cao vị thế của đối tượng tổ hợp tác, qua đó giúp các tổ hợp tác được chú trọng hơn, tạo sân chơi công bằng cho tổ hợp tác với các thành phần kinh tế khác khi tham gia thị trường, qua đó phát triển hơn nữa thành phần kinh tế này.

- Hoàn thiện các quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu về cải cách TTHC, đơn giản hóa và rút ngắn TTHC; tăng cường sử dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thu hút và mở rộng các đối tượng tham gia khu vực kinh tế tập thể. Tuy phát sinh thêm quy định so với trước đây nhưng TTHC này giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm hiểu thông tin và thực hiện các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác.

- Tạo môi trường gia nhập thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể. Làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế hợp tác, các cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác.

- Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác. Nhằm bảo đảm cơ quan nhà nước nắm được thông tin của tổ hợp tác khi có thay đổi để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ hợp tác.

- Bảo đảm xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất về đăng ký tổ hợp tác, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tổ hợp tác.

2.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã năm 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

2.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Việc thực hiện TTHC mới về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện TTHC về Thông báo thay đổi tổ hợp tác quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP:

- Chi phí tuân thủ trước đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC thông báo thay đổi tổ hợp tác hiện hành quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP): 4.114.590.000 VNĐ;

- Chi phí sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác dự kiến ban hành mới tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã): 2.330.001.000 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 1.784.589.000 VNĐ;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43,37%.

3. Ban hành mới thủ tục hành chính về Chấm dứt hoạt động tổ hợp tác

3.1. Phương án đơn giản hóa

- Sửa TTHC về thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo hướng bổ sung thêm quy định về đăng ký chấm dứt hoạt động tổ hợp tác, tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác thì sẽ giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xây dựng mẫu đơn, mẫu tờ khai “Thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác”.

3.2. Lý do đơn giản hóa

Hiện nay, các vấn đề về chấm dứt đối tượng tổ hợp tác đang được quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Quy định này đặt nền móng cho việc đăng ký kinh doanh của tổ hợp tác nhưng còn đơn sơ, chưa đáp ứng được nhu cầu của tổ hợp tác và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước, việc cập nhật các thông tin về tổ hợp tác, gây thiệt thòi cho đối tượng này trong quá trình thành lập và hoạt động.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa TTHC theo hướng này.

Do đó, việc đơn giản hóa TTHC là cần thiết nhằm:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ hợp tác, qua đó giúp thu hút, phát triển đối tượng tổ hợp tác.

- Nâng cao vị thế của đối tượng tổ hợp tác, qua đó giúp các tổ hợp tác được chú trọng hơn, tạo sân chơi công bằng cho tổ hợp tác khi tham gia thị trường với các thành phần kinh tế khác, qua đó phát triển hơn nữa thành phần kinh tế này.

- Hoàn thiện các quy định về đăng ký chấm dứt hoạt động tổ hợp tác theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu về cải cách TTHC, đơn giản hóa và rút ngắn TTHC; tăng cường sử dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thu hút và mở rộng các đối tượng tham gia khu vực kinh tế tập thể. Tuy phát sinh thêm quy định so với trước đây nhưng TTHC này giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm hiểu và thực hiện các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.

- Tạo môi trường gia nhập thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể. Làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế hợp tác, các cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc đăng ký chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.

- Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đăng ký chấm dứt hoạt động tổ hợp tác. Nhằm bảo đảm cơ quan nhà nước nắm được thông tin của tổ hợp tác khi có thay đổi để nâng cao vai trò và thực hiện nâng cao chức năng quản lý nhà nước về tổ hợp tác.

3.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã năm 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

3.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Việc thực hiện TTHC mới về chấm dứt hoạt động tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện TTHC về chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ về thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác hiện hành theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP): 2.745.060.000 VNĐ;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ TTHC mới phát sinh tại TTHC chấm dứt hoạt động tổ hợp tác dự kiến ban hành mới tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã): 2.246.204.800 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 498.855.200 VNĐ;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,17%.

4. Bổ sung quy định về Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác

4.1. Phương án đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác theo hướng tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác, giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

4.2. Lý do ban hành

Hiện nay, việc tạm ngừng kinh doanh hay tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác chưa được quy định ở bất cứ văn bản pháp luật nào dù đây là quyền và lợi ích chính đáng của tổ hợp tác. Do vậy, nếu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP, tổ hợp tác muốn tạm ngừng kinh doanh thì bắt buộc phải thông báo chấm dứt hoạt động, sau đó, khi có điều kiện để hoạt động trở lại, tổ hợp tác lại thực hiện TTHC thông báo thành lập mới ngay từ đầu. Điều này sẽ gây bất cập trong quá đăng ký các thông tin, thương hiệu sản xuất, kinh doanh dịch vụ của tổ hợp tác sẽ bị gián đoạn hoặc bị mất và lại phải xây dựng lại thương hiệu mới,... gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sự phát triển của các tổ hợp tác.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa TTHC theo hướng này.

Do đó, việc ban hành mới TTHC về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác là cần thiết nhằm:

- Góp phần bảo đảm lợi ích của tổ hợp tác, đồng thời củng cố quy định giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình hoạt động của tổ hợp tác.

- Hoàn thiện quản lý nhà nước, củng cố công cụ quản lý nhà nước giúp Cơ quan đăng ký kinh doanh kịp thời nắm được tình hình hoạt động của tổ hợp tác.

- Tuy phát sinh thêm quy định mới nhưng việc được tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại trước thời hạn đã thông báo giúp người dân, tổ hợp tác được bảo đảm quyền và lợi ích, nhu cầu hợp pháp, chính đáng.

4.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

4.4. Chi phí tuân thủ

Việc thực hiện TTHC mới về thông báo tạm ngừng kinh doanh/ tiếp tục kinh doanh trở lại đối với tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện TTHC về chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ về thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác hiện hành theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP): 1.029.397.500 VNĐ;

- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ TTHC dự kiến ban hành mới TTHC về thông báo tạm ngừng kinh doanh/ tiếp tục kinh doanh trở lại đối với tổ hợp tác dự kiến ban hành tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ): 584.000.250 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 445.397.250 VNĐ;

- Tỷ lệ chi phí cắt giảm: 43,27%.

5. Bổ sung quy định về Dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác

5.1. Phương án đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về dừng thực hiện TTHC đăng ký tổ hợp tác theo hướng tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác, giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5.2. Lý do ban hành

Hiện nay, khung khổ pháp luật hiện hành về đăng ký doanh nghiệp đã có quy định cho phép doanh nghiệp dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trong thời qua, quy định này đã chứng minh được tính hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, đồng thời giảm gánh nặng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc lưu trữ và quản lý hồ sơ. Trên cơ sở kế thừa, phát huy quy định có tính chất ổn định, hiệu quả trong thực tiễn thi hành, nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa tổ hợp tác với các chủ thể kinh tế khác trong thị trường, việc nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép tổ hợp tác đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa TTHC theo hướng này.

Do đó, việc ban hành mới TTHC về dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác là cần thiết:

- Giúp cơ quan đăng ký kinh doanh cắt giảm được chi phí quản lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình tiếp nhận, xử lý TTHC về đăng ký tổ hợp tác.

- Nếu người thành lập đổi ý sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhưng không được đề nghị dừng thực hiện thủ tục, tổ hợp tác có thể sẽ cần phải đăng ký chấm dứt hoạt động hoặc giải thể tự nguyện. TTHC này sẽ tiết kiệm chi phí hơn thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động tổ hợp tác. Có thể thấy việc cho phép dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tiết kiệm chi phí, tránh những xung đột và mâu thuẫn phát sinh (nếu có) từ việc thực hiện thủ tục đăng ký các tổ chức kinh tế hợp tác này.

5.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã năm 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

5.4. Chi phí tuân thủ

Việc thực hiện TTHC mới về dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện TTHC về chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ về thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác hiện hành theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP): 6.862.650 VNĐ;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ đối với TTHC dừng thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác được dự kiến ban hành mới tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã): 3.579.315 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 3.283.335 VNĐ;

- Tỷ lệ cắt giảm: 47,84%.

6. Bổ sung quy định về đề nghị thu hồi hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác

6.1. Phương án đơn giản hóa

- Bổ sung quy định về đề nghị thu hồi hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác theo hướng tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử.

- Về cách thức thực hiện: Bổ sung phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

6.2. Lý do ban hành

Hiện nay, việc thu hồi hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác đối với trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập tổ hợp tác là giả mạo hoặc đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác được cấp trên cơ sở nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi là giả mạo chưa được quy định ở bất cứ văn bản pháp luật nào.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện TTHC. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa TTHC theo hướng này.

Do đó, việc ban hành mới TTHC về đề nghị thu hồi hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác là cần thiết:

- Giúp cơ quan đăng ký kinh doanh có căn cứ để xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký tổ hợp tác là giả mạo. Đồng thời, giúp cơ quan đăng ký kinh doanh kịp thời xử lý các vi phạm liên quan đến tổ hợp tác do bị giả mạo hồ sơ.

- Xác định được quyền của tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác có thể đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác khi có nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký tổ hợp tác là giả mạo.

6.3. Kiến nghị thực thi

Luật Hợp tác xã năm 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật này có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã năm 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.

6.4. Chi phí tuân thủ

Chi phí tuân thủ TTHC dự kiến ban hành mới: 8.344.808 VNĐ.

II. TỔNG HỢP LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ của các TTHC quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP): 9.961.549.958 VNĐ;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ của các TTHC dự kiến ban hành mới tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã): 6.883.197.865 VNĐ;

- Chi phí tiết kiệm: 3.070.007.285 VNĐ;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,81%./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.