Open navigation

Quyết định 2435/QĐ-TCHQ Quy định trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ hải quan

 Hết hiệu lực: 26/09/2018 


BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  2435 / QĐ - TCHQ 

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2015


QUYẾT ĐỊNH


BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN KHI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN VÀ XỬ LÝ CÔNG CHỨC HẢI QUAN CÓ HÀNH VI VI PHẠM NGHIỆP VỤ HẢI QUAN, NHŨNG NHIỄU, THAM NHŨNG


TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN


Căn cứ Luật Hải quan năm 2014;


Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012;


Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số  34 / 2011 / NĐ - CP  ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;


Căn cứ Quyết định số  02 / 2010 / QĐ - TTg  ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;


Căn cứ Quyết định số  2534 / QĐ - BTC  ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;


Căn cứ Quyết định số  531 / QĐ - BTC  ngày 19/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính;


Căn cứ Quyết định số  1458 / QĐ - TCHQ  ngày 08/5/2013 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy định chế độ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trong ngành HQ khi để vụ việc sai phạm xảy ra trong đơn vị, lĩnh vực công tác do mình quản lý, phụ trách;


Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ hải quan và xử lý công chức hải quan có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của ngành Hải quan về xử lý kỷ luật công chức vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng trái với quy định tại Quyết định này thì bãi bỏ.


Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Thanh tra và Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 3;

  • Bộ Tài chính:

+ Bộ trưởng (để b/c);

+ Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);

+ Vụ TCCB, Thanh tra Bộ;

  • Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);

  • Lưu: VT, TCCB (5b).

    TỔNG CỤC TRƯỞNG


    Nguyễn Ngọc Túc

    QUY ĐỊNH


    TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN KHI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN VÀ XỬ LÝ CÔNG CHỨC HẢI QUAN CÓ HÀNH VI VI PHẠM NGHIỆP VỤ HẢI QUAN, NHŨNG NHIỄU, THAM NHŨNG

    (Ban hành kèm theo Quyết định số:  2435 / QĐ - TCHQ  ngày 19/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)


    Để nâng cao kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ và phòng ngừa, ngăn chặn tệ nhũng nhiễu, tham nhũng trong ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan ban hành Quy định trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ hải quan và xử lý công chức hải quan có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng, như sau:


    1. QUY ĐỊNH CHUNG


      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


      1. Quy định này quy định trách nhiệm của công chức Hải quan (gọi tắt là công chức) khi thực hiện nghiệp vụ hải quan, các hành vi bị xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật và thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng.


      2. Quy định này áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (từ cấp Vụ, Cục và tương đương trở xuống) và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (gồm: công chức tham mưu và công chức thừa hành) trong thực hiện nghiệp vụ hải quan, bao gồm:


        1. Tại Cơ quan Tổng cục Hải quan:


          • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức tham mưu thuộc các đơn vị nghiệp vụ hải quan: Giám sát quản lý về Hải quan, Thuế xuất nhập khẩu, Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan, Điều tra chống buôn lậu, Pháp chế, Cải cách hiện đại hóa hải quan, Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.


          • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan tại các vị trí công tác: chống buôn lậu, phòng, chống ma túy tại các Đội, Hải đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro thuộc Ban Quản lý rủi ro Hải quan; phân tích, giám định hàng hóa thuộc Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.


        2. Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố:


      • Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố.


      • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức tham mưu nghiệp vụ tại các Phòng, Chi cục, Đội Kiểm soát và đơn vị tương đương thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

      • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan tại các Phòng, Chi cục, Đội Kiểm soát và đơn vị tương đương được giao trực tiếp xử lý công việc ở các vị trí, khâu nghiệp vụ trước, trong, sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu, phòng, chống ma túy, xử lý vi phạm về hải quan, quản lý rủi ro, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và sử dụng phương tiện kỹ thuật gắn với quy trình nghiệp vụ hải quan.


    2. Điều 2. Giải thích từ ngữ


      1. “Nghiệp vụ hải quan”: là các hoạt động gắn với các quy trình, thủ tục hải quan trước, trong, sau thông quan, xử lý vi phạm về hải quan, quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu, phòng, chống ma túy, phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật gắn với quy trình nghiệp vụ hải quan (vận hành máy soi container, máy soi hành lý, camera giám sát, ...).


      2. “Tham nhũng”: là hành vi của công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình được giao khi thực hiện nghiệp vụ hải quan vì vụ lợi.


      3. “Nhũng nhiễu”: là lời nói, thái độ, cử chỉ hách dịch, cửa quyền của công chức khi thực hiện quy trình, thủ tục hải quan gây khó khăn, phiền hà, làm phát sinh thêm chi phí tài chính hoặc thời gian cho người khai hải quan.


      4. “Vụ lợi”: là lợi ích vật chất, tinh thần mà công chức đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng.


    3. Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm


      1. Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.




      2. Công chức có hành vi vi phạm ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào đều phải bị xử lý theo quy 

        định.


      3. Việc xử lý công chức vi phạm phải được công khai trong cơ quan, đơn vị nơi công chức vi phạm đang công tác.


      4. Công chức có hành vi vi phạm đã chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi vi phạm do mình đã thực hiện. Việc xử lý được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 15 Nghị định số  34 / 2011 / NĐ - CP  ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật đối với công chức.


      5. Công chức vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì xem xét hạ mức xếp loại công chức tháng có vi phạm. Việc hạ mức xếp loại căn cứ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và sự thành khẩn kiểm điểm, khắc phục hậu quả xảy ra của công chức có vi phạm.


      6. Công chức lãnh đạo trực tiếp có sai phạm trong chỉ đạo, triển khai, điều hành, tổ chức thực hiện nghiệp vụ hải quan thì bị xử lý theo quy định tại Quy định này. Trường hợp không có sai phạm trực tiếp nhưng để xảy ra các vụ việc sai phạm về nghiệp vụ, buôn lậu, gian lận thương mại hoặc để công chức thuộc quyền sai phạm thuộc đơn vị, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định tại Quyết định số  1458 / QĐ - TCHQ  ngày 08/5/2013 của Tổng cục Hải quan.

        Điều 4. Các trường hợp được miễn xử lý, giảm nhẹ hình thức xử lý, tăng nặng hình thức xử lý

        Công chức vi phạm có thể được xem xét miễn xử lý, giảm nhẹ hình thức xử lý hoặc bị tăng nặng hình thức xử lý khi:


      1. Công chức vi phạm được xem xét miễn xử lý trách nhiệm khi phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5, Điều 9 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 hoặc vi phạm trong tình thế bất khả kháng theo quy định của pháp luật.


      2. Công chức có hành vi vi phạm mà chủ động, tự giác báo cáo, nghiêm túc, thành khẩn kiểm điểm và khắc phục thiệt hại, hậu quả do hành vi của mình gây ra thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý.


      3. Công chức có hành vi vi phạm bị tăng nặng xử lý kỷ luật nếu thuộc một trong những trường hợp sau:


        1. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu.


        2. Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, tái phạm.


        3. Vi phạm có tổ chức; là người tổ chức, chủ mưu, khởi xướng hành vi vi phạm.


        4. Tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Nghị định  34 / 2011 / NĐ - CP  ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật đối với công chức.


    4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC KHI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẢI

      QUAN


      Điều 5. Trách nhiệm của công chức khi thực hiện nghiệp vụ hải quan


      Công chức khi thực hiện nghiệp vụ hải quan phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định sau:


      1. Nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 15, Điều 16, Điều 17, 18, Điều 19, Điều 20 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008;


      2. Các hành vi bị nghiêm cấm và những việc công chức không được làm được quy định tại Điều 10 và Điều 37 (khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5) của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005.

      3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chức hải quan, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan đã quy định tại Điều 10 (khoản 1), Điều 19 và Điều 81 (khoản 2, 3) của Luật Hải quan năm 2014.


      4. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định đối với từng chức danh lãnh đạo, từng ngạch công chức mà mình đang đảm nhiệm.


    5. CÁC HÀNH VI BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CÓ HÀNH VI VI PHẠM NGHIỆP VỤ HẢI QUAN, NHŨNG NHIỄU, THAM NHŨNG


      Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan


      1. Công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật như sau:


        1. Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


          1. Không thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan mà mình được giao đảm nhiệm dẫn đến vi phạm nghiệp vụ hoặc gây khó khăn, phiền hà cho người khai hải quan mà không có lý do chính đáng.


          2. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm gây ách tắc công việc.


          3. Xác nhận vào tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ, tài liệu liên quan khác khi không đủ điều kiện gây ảnh hưởng đến các bước nghiệp vụ sau.


          4. Làm sai quy trình nghiệp vụ mà mình được giao đảm nhiệm gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước của đơn vị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.


          5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan.


          6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


              1. Hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


                1. Không thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan mà mình được giao đảm nhiệm dẫn đến vi phạm nghiệp vụ gây khó khăn, ảnh hưởng đến các bước nghiệp vụ sau hoặc làm phát sinh thêm thời gian, chi phí, gây bức xúc cho người khai hải quan nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

                2. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                3. Xác nhận vào tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ, tài liệu liên quan khác khi không đủ điều kiện gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                4. Làm sai quy trình nghiệp vụ thuộc công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                5. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật


                6. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                7. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                8. Phát hiện đối tượng vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng không lập biên bản để xử lý hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý không đúng quy định pháp luật để vụ lợi nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                9. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ phân công công tác, mệnh lệnh, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan của cấp có thẩm quyền.


                10. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                11. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật


                12. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, phòng, chống tham nhũng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.



              2. Hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:


                1. Không thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan mà mình được giao đảm nhiệm dẫn đến vi phạm nghiệp vụ gây khó khăn, ảnh hưởng đến các bước nghiệp vụ sau hoặc làm phát sinh thêm thời gian, chi phí, gây bức xúc cho người khai hải quan.


                2. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm làm ảnh hưởng công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp.


                3. Xác nhận vào tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan khi không đủ điều kiện gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo đơn vị.


                4. Làm sai quy trình nghiệp vụ thuộc công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.


                5. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi.


                6. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.


                7. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên.


                8. Phát hiện đối tượng vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng không lập biên bản để xử lý hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý không đúng quy định pháp luật để vụ lợi.


                9. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.


                10. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.


                11. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.




              3. Hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:
                1. Xác nhận khống vào tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ, tài liệu liên quan khác với mục đích vụ lợi.


                2. Làm sai quy trình nghiệp vụ thuộc công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 100 triệu đồng trở lên.


                3. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan để làm thay đổi, sai lệch dữ liệu với mục đích vụ lợi.


                4. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên với mục đích vụ lợi.


                5. Thông đồng, tiếp tay, móc nối với đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại để tạo đường dây, ổ nhóm buôn lậu gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                6. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan với mục đích vụ lợi gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                7. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                8. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


      2. Công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:


        1. Bị kết án do vi phạm nghiệp vụ hải quan nhưng không thuộc một trong các hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng:


          1. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ: kỷ luật Cảnh cáo.


          2. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo: kỷ luật buộc thôi việc.


        2. Bị kết án về hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (từ bị phạt tù cho hưởng án treo trở lên): kỷ luật buộc thôi việc.


    6. Điều 7. Các hành vi bị xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức

      tham mưu về nghiệp vụ hải quan:


      1. Công chức tham mưu về nghiệp vụ hải quan vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật như sau:

        1. Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


          1. Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc; giải quyết, xử lý công việc được giao không kịp thời, chậm trễ, kéo dài thời gian so với quy định mà không có lý do chính đáng.


          2. Quan liêu, nghiên cứu không kỹ, qua loa đại khái dẫn đến nội dung tham mưu, đề xuất (xây dựng văn bản nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; xử lý, giải quyết công việc...) thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao không đúng quy định.


          3. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm.


          4. Đề xuất, xử lý công việc mà mình được giao đảm nhiệm gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước của đơn vị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.


          5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết công việc.


          6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, phòng, chống tham nhũng.


              1. Hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


                1. Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, giải quyết, xử lý công việc không kịp thời, chậm trễ, kéo dài thời gian so với quy định gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                2. Quan liêu, nghiên cứu không kỹ, qua loa đại khái dẫn đến nội dung tham mưu, đề xuất (xây dựng văn bản nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; xử lý, giải quyết công việc...) thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao không đúng quy định gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo các cấp nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                3. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                4. Đề xuất, giải quyết công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                5. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

                6. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động của hệ thống nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                7. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                8. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ phân công công tác, mệnh lệnh, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan của cấp có thẩm quyền.


                9. Sửa chữa, làm thay đổi nội dung tờ trình, văn bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan khi đã có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị gây ảnh hưởng, ách tắc công việc chung của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                10. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                11. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                12. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.




              2. Hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:


                1. Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, giải quyết, xử lý công việc không kịp thời, chậm trễ, kéo dài thời gian so với quy định gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp.


                2. Quan liêu, nghiên cứu không kỹ, qua loa đại khái dẫn đến nội dung tham mưu, đề xuất (xây dựng văn bản nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; xử lý, giải quyết công việc...) thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao không đúng quy định gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo các cấp.


                3. Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu hoặc không cập nhật, cập nhật không kịp thời, không đầy đủ thông tin, số liệu thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm làm ảnh hưởng công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp.

                4. Đề xuất, giải quyết công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.


                5. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi.


                6. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động của hệ thống.


                7. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên.


                8. Sửa chữa, làm thay đổi nội dung tờ trình, văn bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan khi đã có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị gây ảnh hưởng, ách tắc công việc chung của đơn vị.


                9. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.


                10. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.


                11. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.




              3. Hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:


                1. Đề xuất, giải quyết công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 100 triệu đồng trở lên.


                2. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan để làm thay đổi, sai lệch dữ liệu với mục đích vụ lợi.


                3. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên với mục đích vụ lợi.


                4. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan với mục đích vụ lợi gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                5. Sửa chữa, làm thay đổi nội dung tờ trình, văn bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan khi đã có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo đơn vị với mục đích vụ lợi.

                6. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                7. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


      2. Công chức tham mưu về nghiệp vụ hải quan vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật tương tự như công chức thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan quy định tại khoản 2, Điều 6 của Quy định này.


    7. Điều 8. Các hành vi bị xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:


      1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật như sau:


        1. Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


          1. Không quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ..., làm cho cấp dưới, đơn vị cơ sở lúng túng trong thực hiện, thực hiện không đúng quy định.


          2. Thiếu sâu sát, không kiểm tra kỹ đề xuất, báo cáo của cấp dưới dẫn đến phê duyệt, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan không đúng quy định.


          3. Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hoặc có báo cáo nhưng không chính xác, đầy đủ, kịp thời.


          4. Phê duyệt, xử lý công việc mà mình được giao phụ trách gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước của đơn vị từ 10 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng.


          5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết công việc.


          6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


              1. Hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


                1. Không quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ..., làm cho cấp dưới, đơn vị cơ sở lúng túng trong thực hiện, thực hiện không đúng quy định gây ách tắc công việc, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp trên nhưng đã thành khẩn trong quá trình kiểm điểm xem xét, xử lý kỷ luật.

                2. Thiếu sâu sát, không kiểm tra kỹ đề xuất, báo cáo của cấp dưới dẫn đến phê duyệt, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan không đúng quy định gây khó khăn, phiền hà cho người khai hải quan nhưng đã thành khẩn trong quá trình kiểm điểm xem xét, xử lý kỷ luật.


                3. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ phân công công tác, mệnh lệnh, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan của cấp có thẩm quyền.


                4. Không triển khai, chỉ đạo việc đưa trang thiết bị kỹ thuật áp dụng vào quy trình nghiệp vụ hải quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nghiệp vụ hải quan hoặc dẫn đến tiêu cực của công chức thuộc quyền nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                5. Phê duyệt, xử lý công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 40 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.


                6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật


                7. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.




              2. Hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:


                1. Không quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ..., làm cho cấp dưới, đơn vị cơ sở lúng túng trong thực hiện, thực hiện không đúng quy định gây ách tắc công việc, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp trên.


                2. Thiếu sâu sát, không kiểm tra kỹ đề xuất, báo cáo của cấp dưới dẫn đến phê duyệt, chỉ đạo về nghiệp vụ hải quan không đúng quy định gây khó khăn, phiền hà cho người khai hải quan.


                3. Không triển khai, chỉ đạo việc đưa trang thiết bị kỹ thuật áp dụng vào quy trình nghiệp vụ hải quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nghiệp vụ hải quan hoặc dẫn đến tiêu cực của công chức thuộc quyền.


                4. Phê duyệt, xử lý công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuê, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 40 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng.


                5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận.

                6. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan, hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


              1. Hình thức xử lý kỷ luật giáng chức áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


                1. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                2. Phê duyệt, xử lý công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 80 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                3. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp trên nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                4. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động của hệ thống nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                5. Chỉ đạo hoặc can thiệp trái quy định để cấp dưới làm sai chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                6. Để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp, kéo dài trong địa bàn quản lý mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                7. Làm ngơ cho sai phạm, tiêu cực, tham nhũng của công chức thuộc quyền nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


                9. Vi phạm rất nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.


              1. Hình thức xử lý kỷ luật cách chức áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:


                1. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi.


                2. Phê duyệt, xử lý công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 80 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

                3. Làm lộ thông tin về chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp trên.


                4. Truy cập, can thiệp trái phép vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan gây ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động của hệ thống.


                5. Chỉ đạo hoặc can thiệp trái quy định để cấp dưới làm sai chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ.


                6. Để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp, kéo dài trong địa bàn quản lý mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền.


                7. Làm ngơ cho sai phạm, tiêu cực, tham nhũng của công chức thuộc quyền.


                8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.


                9. Vi phạm rất nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.




              2. Hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc áp dụng khi có một trong các hành vi vi phạm 

                sau:


                1. Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan với mục đích vụ lợi gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                2. Truy cập, can thiệp vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan để làm thay đổi, sai lệch dữ liệu với mục đích vụ lợi.


                3. Phê duyệt, xử lý công việc được giao, gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản của Nhà nước, của đơn vị từ 100 triệu đồng trở lên.


                4. Bảo kê hoặc chỉ đạo, can thiệp để cấp dưới làm sai chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                5. Bảo kê hoặc thông đồng, tiếp tay, móc nối với đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại để tạo đường dây, ô nhóm buôn lậu gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                6. Làm lộ thông tin về các chuyên án, kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến kết quả của chuyên án, kế hoạch hoặc làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp trên với mục đích vụ lợi.

                7. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngành Hải quan.


                8. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan hoặc nhũng nhiễu, tham nhũng.


      2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm các quy định về nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:


        1. Bị kết án do vi phạm nghiệp vụ hải quan nhưng không thuộc một trong các hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng:


          1. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ: kỷ luật Cách chức.


          2. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo: kỷ luật buộc thôi việc.


        2. Bị kết án về hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (bị phạt tù cho hưởng án treo trở lên): kỷ luật buộc thôi việc.


    8. Điều 9. Các hình thức xử lý khác


      Công chức có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng ngoài việc bị xử lý kỷ luật như theo quy định tại Điều 6, Điều 7 hoặc Điều 8 nêu trên, còn phải:


      1. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có) theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.


      2. Đánh giá, phân loại công chức:


        1. Xếp loại không hoàn thành chức trách nhiệm vụ (loại D): 03 tháng kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực.


        2. Hạ một mức phân loại đánh giá công chức năm bị kỷ luật.


      3. Đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu công chức trong quy hoạch cán bộ); không giới thiệu vào quy hoạch cán bộ trong thời hạn: 1 năm đối với hình thức khiển trách, 2 năm đối với hình thức cảnh cáo, 3 năm đối với hình thức hạ bậc lương trở lên (trừ trường hợp kỷ luật buộc thôi việc), kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.


      4. Bố trí làm công việc khác không liên quan đến nghiệp vụ hải quan trong thời hạn: 1 năm đối với hình thức khiển trách, 2 năm đối với hình thức cảnh cáo, 3 năm đối với hình thức hạ bậc lương trở lên (trừ trường hợp kỷ luật buộc thôi việc), kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.

      5. Công chức vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng bị xử lý kỷ luật từ 3 lần trở lên nhưng chưa đến mức buộc thôi việc thì đưa vào diện tinh giản biên chế. Việc thực hiện tinh giản biên chế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số  108 / 2014 / NĐ - CP  ngày 20/11/2014 của Chính phủ.


      6. Công chức bị cơ quan chức năng (Công an, Thanh tra,....), cơ quan truyền thông (báo, đài...) bắt quả tang phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng hoặc qua thanh tra, kiểm tra nội bộ phát hiện phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng thì cho ra khỏi ngành Hải quan.


    9. THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC VI PHẠM


      Điều 10. Thẩm quyền, trách nhiệm xử lý kỷ luật


      1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm theo quy định tại Quy định này thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan.


      2. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan: Khi phát hiện công chức vi phạm (kể cả công chức liên quan đến vụ án, nhưng chưa bị khởi tố bị can) hoặc khi có kiến nghị của cơ quan pháp luật, phải ra quyết định tạm đình chỉ công tác theo quy định; yêu cầu cá nhân liên quan giải trình, kiểm điểm và tổ chức kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật nghiêm túc, kịp thời theo đúng quy trình quy định.


    10. Điều 11. Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật


      Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số  34 / 2011 / NĐ - CP  ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Quyết định số  531 / QĐ - BTC  ngày 19/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính.


    11. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 12. Trách nhiệm triển khai thực hiện


  1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm: Tổ chức phổ biến quán triệt đến toàn thể công chức trong đơn vị mình và triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì kịp thời báo cáo, kiến nghị với Tổng cục Hải quan (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn, giải quyết.


  2. Vụ Thanh tra có trách nhiệm:


    1. Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm, trong đó có nội dung việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này của các đơn vị trong ngành Hải quan.

    2. Chủ trì tổng hợp kết quả công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm hoặc đột xuất của ngành Hải quan, trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng).


    3. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xem xét, kiến nghị hình thức kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi đua khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm, chính sách cán bộ... đối với công chức vi phạm theo thẩm quyền của Tổng cục Hải quan hoặc của Bộ Tài chính.


  3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:


    1. Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong ngành Hải quan triển khai, thực hiện Quy định này; tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc của các đơn vị trong ngành Hải quan và đề xuất, kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan để giải quyết kiến nghị, vướng mắc đó hoặc sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp trong từng thời kỳ, giai đoạn.


    2. Chủ trì việc xem xét, kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi đua khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm, chính sách cán bộ... đối với công chức vi phạm theo thẩm quyền của Tổng cục Hải quan hoặc của Bộ Tài chính.


    3. Phối hợp với Vụ Thanh tra thực hiện kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan trong việc triển khai thực hiện Quy định này./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.