Open navigation

Công văn 3606/BGDĐT-TCCB Khảo sát chính sách tiền lương và thu nhập đối với công, viên chức và NLĐ trong các cơ sở giáo dục


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  3606 / BGDĐT - TCCB 

V/v khảo sát chính sách tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2015



Kính gửi: Các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo Thông báo số  92 / TB - VPCP  ngày 18 tháng 3 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận số  63 - KL / TW  ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Trung ương; đồng thời nghiên cứu chuyển các khoản thu nhập ổn định từ Ngân sách Nhà nước thành lương theo Kết luận số  23 - KL / TW  ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Trung ương.

Để có cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ báo cáo về các nội dung theo đề cương và biểu mẫu gửi kèm công văn này.

Báo cáo bằng văn bản của các đơn vị gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ, số 35, Đại Cồ Việt, Hà Nội) trước ngày 29 tháng 7 năm 2015 và gửi kèm file điện tử qua Email: vmhai@moet.edu.vn để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.

Trân trọng.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng (để b/c);

  • TT Phạm Mạnh Hùng (để b/c);

  • Lưu: VT, TCCB.

    TL. BỘ TRƯỞNG

    VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ


    Trịnh Xuân Hiếu

    ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

    VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    (Kèm theo công văn số  3606 / BGDĐT - TCCB  ngày 17/7/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    1. MỤC ĐÍCH:

      Nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận số  63 - KL / TW  ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Trung ương; đồng thời nghiên cứu chuyển các khoản thu nhập ổn định từ Ngân sách Nhà nước thành lương theo Kết luận số  23 - KL / TW  ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Trung ương.

    2. NỘI DUNG:

  1. Về chính sách tiền lương và thu nhập

    1. Về tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh đối với công chức, viên chức của đơn vị:

      • Số lượng công chức trong chỉ tiêu biên chế, viên chức theo vị trí việc làm và người lao động thuộc phạm vi đơn vị quản lý; Tiền lương theo ngạch bậc, chức danh đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc danh sách trả lương.

      • Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn chế trong việc xếp lương theo ngạch, bậc chức danh đối với công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.

    2. Về các chế độ phụ cấp lương:

      Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn chế về phạm vi, đối tượng áp dụng phụ cấp; điều kiện áp dụng và mức hưởng phụ cấp,… của từng loại phụ cấp lương đang áp dụng tại đơn vị.

    3. Về các khoản thu nhập tăng thêm:

      Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn chế về phạm vi, đối tượng áp dụng; điều kiện áp dụng và mức hưởng khi thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm, trong đó nêu rõ:

      • Số người, mức hưởng, điều kiện áp dụng;

      • Các nguồn kinh phí chi trả thu nhập tăng thêm (từ hệ số tiền lương tăng thêm; tăng thêm theo chế độ khoán, tự chủ; từ nguồn hợp pháp khác,...);

      • Cách thức chi trả các khoản thu nhập tăng thêm (chi trả theo bình quân, theo phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, theo hệ số lương...).

    4. Về quản lý tiền lương và thu nhập:

      Đánh giá mặt được, mặt còn hạn chế về quản lý tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức tại các đơn vị, theo các tiêu chí:

      • Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

      • Việc chi trả tiền lương, thu nhập gắn với kết quả, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức.

      • Đánh giá các nguồn kinh phí để trả lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước (các nguồn, tính ổn định, thường xuyên, tính bình quân trong phân phối, sự khác biệt khi sử dụng các nguồn...).

      • Việc bổ sung thu nhập đối với công chức, viên chức từ nguồn kinh phí của đơn vị như: Tiền bồi dưỡng họp, bồi dưỡng đối với người chủ trì hoặc tham gia đóng góp xây dựng văn bản, đề án, đề tài, làm thêm ngoài giờ, hỗ trợ ăn trưa,...

      • Chế độ khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với công chức, viên chức gắn với hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo quy định.

    5. Đánh giá mức thu nhập bình quân của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị so với thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và nông dân trên địa bàn.

  2. Về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

    1. Báo cáo, đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị hiện nay: [Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nêu tỷ lệ % bảo đảm chi thường xuyên so với kinh phí Nhà nước bảo đảm); Đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên].

    2. Việc sử dụng nguồn tài chính được giao tự chủ (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên) để chi thường xuyên theo quy định trong đó có chi tiền lương.

    3. Việc trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi theo các loại hình tự chủ của đơn vị sự nghiệp.

    4. Việc sử dụng các Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi để chi trả thu nhập đối với công chức, viên chức đơn vị sự nghiệp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

    5. Đánh giá mặt được và mặt hạn chế của việc thực hiện cơ chế tự chủ (về tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự; về tài chính, trong đó có việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

  3. Kiến nghị, đề xuất

  1. Đề xuất mức lương tối thiểu đối với công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị, lý do đề xuất.

  2. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối tượng, điều kiện áp dụng, mức hưởng, cách chi trả phụ cấp lương và hệ số tiền lương tăng thêm hiện hành trong mối tương quan giữa các ngành, nghề; lý do đề xuất.

  3. Để thực hiện cơ chế trả lương đối với các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị lựa chọn cơ chế trả lương nào sau đây, lý do lựa chọn cơ chế đó:

    1. Cơ chế trả lương như các doanh nghiệp nhà nước;

    2. Xây dựng thang bảng lương riêng;

    3. Trả lương đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với vị trí việc làm và hiệu quả công tác của từng người theo hướng khống chế mức thu nhập trần cao nhất, thấp nhất;

    4. Xây dựng bảng lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với từng chức danh nghề nghiệp;

    5. Đề xuất khác.

  4. Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ (tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ về tài chính; lộ trình tính giá và phí dịch vụ sự nghiệp công) đối với đơn vị sự nghiệp.

  5. Đề xuất, kiến nghị chuyển những khoản thu nhập ổn định từ ngân sách nhà nước ngoài tiền lương, phụ cấp lương và các khoản thu nhập tăng thêm thành lương, lý do đề xuất các khoản thu nhập đó./.


Tên đơn vị:

Thực hiện cơ chế tự chủ:

(bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, bảo đảm chi thường xuyên, bảo đảm một phần chi thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên)


PHỤ LỤC: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU NHẬP TIỀN LƯƠNG

(Kèm theo công văn số  3606 / BGDĐT - TCCB  ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)




STT


Họ và tên


Chức vụ


Năm

sinh


Giới

tính


Trình độ đào tạo


Mã số  ngạch /  chức danh nghề nghiệp


Bậc


Hệ số lương


Thời gian hưởng


Tiền lương (triệu đồng)

Các chế độ phụ cấp lương

Thu nhập tăng thêm


Thu nhập khác (triệu đồng)


Tổng thu nhập (triệu đồng)


Ghi chú

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (triệu đồng)


Phụ cấp thâm niên (triệu đồng)


Phụ cấp độc hại (triệu đồng)



Tổng phụ cấp lương (triệu đồng)


Hệ số thu nhập tăng thêm

Mức thu nhập tăng thêm (triệu đồng)

1

Nguyễn Văn A

Hiệu trưởng

19xx

X

Đại học

15,110

7

6.44

01/01/2015

-

-

2

3

Tổng cộng


Ghi chú: (Các số liệu báo cáo dưới đây lấy số liệu tổng hợp của 12 tháng năm 2014)


- Cột "Các chế độ phụ cấp lương" là bao gồm các loại phụ cấp: Chức vụ lãnh đạo; Thâm niên vượt khung; Kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; Khu vực; Đặc biệt; Thu hút; Lưu động; Độc hại, nguy hiểm;

Thâm niên nghề; Ưu đãi theo nghề; Trách nhiệm theo nghề; Trách nhiệm công việc trong năm 2014.



  • Cột thu nhập tăng thêm ghi hệ số thu nhập tăng thêm và tổng số tiền thu nhập tăng thêm 12 tháng năm 2014;


    (Hệ số thu nhập tăng thêm là hệ số tiền lương tăng thêm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc hệ số thu nhập tăng thêm do cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ khoán, tự chủ)


  • Cột thu nhập khác ghi tổng các khoản thu nhập ngoài tiền lương, phụ cấp lương và thu nhập tăng thêm 12 tháng năm 2014; (Thu nhập khác đơn vị tự quy định từ các nguồn hợp pháp khác)


  • Cột tổng thu nhập: Bằng tổng tiền lương, tổng phụ cấp lương, thu nhập tăng thêm và thu nhập khác.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.