Open navigation

Nghị quyết 15/2015/NQ-HĐND Chi và mức chi hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của TP Hà Nội năm 2016

 Hết hiệu lực: 01/01/2017 


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:  15 / 2015 / NQ - HĐND 

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015


NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 14

(Từ ngày 01/12/2015 đến ngày 04/12/2015)


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;


Căn cứ Quyết định số  72 / QĐ - TTg  ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;


Căn cứ Thông tư số  171 / TT - BTC  ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;


Xét Tờ trình số  76 / TTr - UBND  ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc ban hành một số nội dung chi và mức chi hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại của thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số  50 / BC - HĐND  ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo giải trình bổ sung số  225 / BC - UBND  ngày 30 tháng 11 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Thành phố; ý kiến phát biểu của các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,


QUYẾT NGHỊ:


Điều 1. Quy định một số nội dung chi và mức chi hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại của thành phố Hà Nội năm 2016, như sau:

  1. Phạm vi điều chỉnh và đơn vị thực hiện:

    • Nội dung chi (theo đúng nội dung quy định tại Quyết định số  72 / 2010 / QĐ - TTg  ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ) và mức chi hỗ trợ từ ngân sách Thành phố áp dụng cho Chương trình Xúc tiến thương mại của Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

    • Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội.

  2. Các nội dung cụ thể:

    1. Nội dung và mức hỗ trợ kinh phí đối với chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu:

      1. Chi hỗ trợ “Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo ngành hàng”: Hỗ trợ 70% các khoản chi phí:

        • Chi phí mua tư liệu;

        • Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu;

        • Chi phí xuất bản và phát hành;

        • Các khoản chi khác (nếu có).

          Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 1,5 triệu  đồng / 1  đơn vị đăng ký và nhận thông tin.

      2. Chi hỗ trợ tuyên truyền xuất khẩu

        Đối tượng, điều kiện tham gia: chỉ áp dụng cho chi phí tuyên truyền chung, chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của Thành phố, không áp dụng tuyên truyền riêng cho từng doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.

        Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của vùng, miền ra thị trường nước ngoài: Ngân sách Thành phố đảm bảo 100% các chi phí quảng bá hình ảnh, chỉ dẫn địa lý theo hợp đồng (bao gồm: chi phí thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông; Chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý của Thành phố).

        Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến Việt Nam để viết bài phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho xuất khẩu của Hà Nội theo hợp đồng trọn gói : Ngân sách Thành phố hỗ trợ 90% chi phí sản phẩm truyền thông hoàn thành (bộ phim đã phát sóng, bài viết đã đăng).

      3. Chi hỗ trợ “thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài”:

        Đối tượng, điều kiện tham gia: các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã; hộ kinh doanh, tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là cơ sở) tại các làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, sản xuất, kinh doanh ngành thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

        Hợp đồng trọn gói với chuyên gia tư vấn: Ngân sách Thành phố hỗ trợ 90% chi phí sản phẩm tư vấn hoàn thành.

        Tổ chức cho chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp: Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% chi phí thuê hội trường, thiết bị, trang trí, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, phương tiện đi lại cho chuyên gia. Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 3 triệu  đồng / 1  đơn vị tham gia.

        Đối với các chương trình thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp không thuộc các đối tượng nêu trên thực hiện hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm tư vấn hoàn thành.

      4. Chi hỗ trợ “Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại”: Hỗ trợ 50% đối với đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã; hỗ trợ 100% đối với đối tượng là các tổ chức xúc tiến thương mại của Thành phố; gồm các khoản chi sau:

        • Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên, các khoản chi khác (nếu có).

        • Hoặc học phí trọn gói của khoá học.

      5. Chi hỗ trợ “Tham gia hội chợ triển lãm thương mại” tại nước ngoài: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:


      • Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;

      • Trang trí chung của khu vực Hà Nội;

      • Tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, an ninh, lễ tân, nước uống, tài liệu, diễn giả;

      • Trình diễn sản phẩm: Thuê địa điểm, thiết kế và trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, người trình diễn, người dẫn chương trình, phiên dịch;

      • Công tác phí cho cán bộ tổ chức Chương trình;

      • Các khoản chi khác (nếu có).

        Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 200 triệu  đồng / 1  đơn vị tham gia.

        1. Chi hỗ trợ “Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí sau:

      • 01 vé máy bay khứ hồi/ 01 đơn vị tham gia;

      • Tổ chức hội thảo giao thương: Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài liệu;

      • Tuyên truyền quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch;

      • Công tác phí cho cán bộ tổ chức Chương trình;

      • Các khoản chi khác (nếu có).

        Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là: 40 triệu  đồng / 01  đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 60 triệu  đồng / 01  đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực: Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 100 triệu  đồng) / 01  đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.

        1. Chi hỗ trợ “Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Hà Nội giao dịch mua hàng”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:

      • Chi phí đón tiếp đoàn doanh nghiệp nước ngoài;

      • Công tác phí cho cán bộ tổ chức Chương trình;

      • Tuyên truyền quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch;

      • Các khoản chi khác (nếu có).

        1. Chi hỗ trợ “Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Hà Nội”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí sau:

      • Chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu;

      • Chi phí tuyên truyền, quảng bá.

        k. Chi hỗ trợ “Các hoạt động xúc tiến thương mại đã thực hiện và có hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí (nếu hoạt động này chưa được hỗ trợ trong Chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố):

      • 01 vé máy bay khứ hồi/ 01 đơn vị tham gia;

      • Chi phí ăn, ở;

      • Chi phí tham gia gian hàng hội chợ triển lãm;

    2. Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 200 triệu  đồng / 1  đơn vị tham gia.

    3. Nội dung và mức hỗ trợ kinh phí đối với Chương trình xúc tiến thương mại trong 

      nước:
  1. Tổ chức hội chợ triển lãm tại Hà Nội:

    Đối tượng, điều kiện tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác

    xã, cơ sở làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu của từng hội chợ, triển lãm và các tỉnh, thành phố có gian hàng tham dự hội chợ triển lãm tại Hà Nội do UBND Thành phố tổ chức.

    Ngân sách Thành phố hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các đơn vị tham gia. mức hỗ trợ tối đa cho nội dung này là: 15 triệu  đồng / đơn  vị tham gia, nhưng hỗ trợ tối đa không quá 2 gian  hàng / đơn  vị tham gia; Hỗ trợ tối đa 2 gian  hàng / địa   phương / chương  trình đối với mỗi địa phương có doanh nghiệp về tham gia tại Hà Nội, mức hỗ trợ tối đa cho nội dung này là 30 triệu  đồng / địa  phương tham gia.

    Ngân sách Thành phố đảm bảo 100% các chi phí chung tổ chức hội chợ, triển lãm, bao gồm các chi phí: Chi phí thiết kế, trang trí chung của khu vực tổ chức bán hàng; Dịch vụ phục vụ chung: điện, nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm; Chi phí tổ chức khai mạc, bế mạc (Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng) và Chi phí tổ chức hội thảo, giao thương; Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về chương trình.

  2. Tham gia các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp Hà Nội đến người tiêu dùng tại các địa bàn ngoài thành phố Hà Nội:

    Đối tượng, điều kiện tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, cơ sở làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có trụ sở đóng trên địa bàn Thành phố, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề phù hợp với mục tiêu của từng hội chợ, triển lãm.

    Ngân sách Thành phố hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng, gian hàng cho các đơn vị tham gia. Mức hỗ trợ tối đa cho nội dung này là: 15 triệu  đồng / đơn  vị tham gia, nhưng hỗ trợ tối đa không quá 2 gian  hàng / đơn  vị tham gia.

    Ngân sách Thành phố đảm bảo 100% các chi phí chung tham dự Hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố, bao gồm các chi phí: Chi phí thiết kế, dàn dựng gian hàng, trang trí tổng thể chung khu gian hàng thành phố Hà Nội; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về gian hàng của thành phố Hà Nội tại Hội chợ; Chi phí thuê gian hàng tiêu  chuẩn / đất  trống của đơn vị chủ trì thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại nhằm trưng bày, quảng bá giới thiệu chung về các thành tựu, sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của Thủ đô đến đông đảo nhân dân cả nước.

  3. Chương trình Tháng Khuyến mại:

    Đối tượng, điều kiện tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, cơ sở làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật có cam kết thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại trong thời gian tham gia Chương trình và các tỉnh, thành phố có gian hàng tham dự các Hội chợ trong chương trình Tháng Khuyến mại.

    Ngân sách Thành phố hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các đơn vị tham gia, mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 15 triệu  đồng / 1  đơn vị tham gia, nhưng hỗ trợ tối đa không quá 2 gian  hàng / đơn  vị tham gia; Hỗ trợ tối đa 2 gian  hàng / địa   phương / chương  trình đối với mỗi địa phương có doanh nghiệp về tham gia tại Hà Nội, mức hỗ trợ tối đa cho nội dung này là 30 triệu  đồng / địa  phương tham gia.

    Ngân sách Thành phố đảm bảo 100% các chi phí chung để tổ chức các hoạt động của Tháng Khuyến mại, bao gồm: Chi phí thiết kế, trang trí chung của khu vực tổ chức bán hàng; Dịch vụ phục vụ chung: điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Chi phí tổ chức khai mạc, bế mạc (Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng); Chi phí tổ chức hội thảo, giao thương; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về chương trình.

  4. Chương trình Tuần hàng Việt, Chương trình hàng Việt tại các vùng ngoại thành, vùng nông thôn, các xã miền núi, các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội do UBND Thành phố tổ chức:

    Đối tượng, điều kiện tham gia: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, cơ sở làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn có trụ sở đóng trên địa bàn Thành phố, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng tổng hợp phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân tại khu vực tổ chức chương trình bán hàng.

    Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% chi phí thuê mặt bằng, thiết kế và dàn dựng gian hàng cho các đơn vị tham gia. Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung này là 12 triệu  đồng / 1  đơn vị tham gia, nhưng hỗ trợ tối đa không quá 2 gian  hàng / đơn  vị tham gia.

    Ngân sách Thành phố đảm bảo 100% các chi phí chung tổ chức chương trình, bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng, trang trí chung khu vực bán hàng; Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Chi phí quản lý, nhân công phục vụ chung; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng; Các khoản chi khác (nếu có).

  5. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại. Các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:

  • Chi phí mua tư liệu;

  • Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu;

  • Chi phí xuất bản và phát hành;

  • Các khoản chi khác (nếu có).

    Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 1 triệu  đồng / 1  đơn vị đăng ký và nhận thông tin.

    1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hoá và dịch vụ Hà Nội đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác: Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành.

      Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 95 triệu  đồng / 1  chuyên đề tuyên truyền.

    2. Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại: Hỗ trợ 50% các khoản chi phí (nếu chưa được nhà nước cấp kinh phí) liên quan đến công tác lập quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại, mua tư liệu nghiên cứu tham khảo.

      Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 175 triệu  đồng / 1  cụm, điểm quy hoạch.

    3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đặc thù; đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trong nước cho các đơn vị chủ trì; hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường trong nước: Hỗ trợ 100% các khoản chi:

  • Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên và các khoản chi khác (nếu có);

  • Hoặc học phí trọn gói của khoá học.

Điều 2. Ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại do UBND Thành phố phê duyệt theo nguyên tắc:

Kinh phí hỗ trợ theo mức chi hỗ trợ để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách của Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội.

Hỗ trợ đơn vị tham gia Chương trình thông qua đơn vị chủ trì.

Các đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn kết hợp với phần ngân sách hỗ trợ để đảm bảo thực hiện Chương trình.

Điều 3. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2016.

    2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:

      1. Phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố theo quy định, xây dựng dự toán chi ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định.

      2. Phê duyệt mức hỗ trợ cụ thể đối với từng trường hợp.

    3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này”

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XIV kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 02/12/2015.



Nơi nhận:

  • Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

  • Chính phủ;

  • Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội;

  • Ban công tác ĐB của UBTVQH;

  • Các Bộ: Tư pháp, Tài chính; Công Thương

  • Thường trực Thành ủy Hà Nội;

  • Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;

  • Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ TP;

  • Đại biểu HĐND Thành phố

  • Các Ban HĐND Thành phố;

  • VP Thành ủy, các Ban Đảng Thành ủy;

  • VP ĐĐBQH và HĐND TP, VP UBND TP;

  • Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;

  • TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;

  • Lưu: VT.

CHỦ TỊCH


Nguyễn Thị Bích Ngọc

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.