ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 22 / CT - UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO (FTA), TPP VÀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tiến trình hội nhập quốc tế của đất nƣớc ta tiếp tục diễn ra nhanh chóng và ngày càng sâu rộng, đặc biệt đã kết thúc đàm phán và ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, với các đối tác có nền kinh tế thị trƣờng phát triển cao nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mặt khác việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nƣớc ta nói chung, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng; đây là cơ hội lớn và là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc có thêm sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ có chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nƣớc cũng đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ trên thị trƣờng thế giới mà ngay cả trên thị trƣờng nội địa, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hƣởng, tác động đến phát triển kinh tế của Thành phố.
Để cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc từ Thành phố đến cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thành phố chủ động tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức trong quá trình hội nhập; đồng thời thực hiện thắng lợi mục tiêu hội nhập toàn diện theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, mang lại lợi ích thật sự cho doanh nghiệp, ngƣời dân, góp phần tăng trƣởng kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị:
Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thƣơng và các cơ quan báo, đài Thành phố xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền của Thành phố về cam kết của Việt Nam đối với các nƣớc khi tham gia các FTA, TPP, AEC, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trong tháng 12 năm 2015. Kế hoạch cần nêu rõ đối tƣợng, nội dung, lĩnh vực và phƣơng thức thông tin để đảm bảo hiệu quả truyền thống cao nhất, giúp các đối tƣợng liên quan tiếp cận dễ dàng nguồn thông tin, cụ thể: lộ trình cắt giảm thuế, cơ hội và thách thức, quy trình giám sát của các đối tác đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam....
Sở Tƣ pháp chủ trì phối hợp các Sở - ngành chức năng tổ chức rà soát, đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định, cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố để phù hợp với các cam kết của Việt Nam với các nƣớc khi tham gia các FTA, TPP, AEG.
Sở Công Thƣơng chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố, Cục Thuế Thành phố, Cục Hải quan Thành phố, Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, các Sở - ngành liên quan nghiên cứu tham mƣu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng, trong đó tập trung các vấn đề sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, trong đó ƣu tiên công nghệ cao, hiện đại từ các nƣớc tiên tiến, đảm bảo sản xuất bền vững, hiệu quả lâu dài; chú trọng tranh thủ nguồn tài trợ, hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng trong nƣớc và quốc tế để thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng (R&D) trong doanh nghiệp, phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo, chất lƣợng cao; hỗ trợ, tƣ vấn đổi mới cách thức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp sát với thực tiễn và đáp ứng các điều kiện mới, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tiến tới các chuẩn mực chung của các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Từng bƣớc chuyển giao hoạt động đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp cho các Hiệp hội doanh nghiệp và Hội ngành nghề để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngành.
Tiếp tục triển khai các chƣơng trình hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp cận thị trƣờng xuất nhập khẩu và ƣu tiên các thị trƣờng đã có hoặc sắp có FTA với Việt Nam nhằm khai thác tối đa lợi thế khi mở cửa thị trƣờng; nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch; hỗ trợ sự kết nối giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng, tham gia và nâng cao các chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp kết nối với khu vực FDI.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp các Sở - ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện tập trang thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 3301 / QĐ - UBND ngày 06 tháng 7 năm 2015) triển khai Nghị quyết số 19 / NQ - CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016; đề xuất các giải pháp cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp địa phƣơng nhƣ PCI, PAPI, PAR Index...; rà soát các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng phục vụ cho hội nhập quốc tế.
Sở Công Thƣơng chủ trì phối hợp các Sở - ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động "Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam", phát huy vai trò tiên phong của Thành phố trong việc thực hiện Chƣơng trình bình ổn, mở rộng hệ thống cửa hàng tiện ích, mạng lƣới kinh tế hợp tác để từng bƣớc thay đổi tập quán tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của ngƣời dân Thành phố, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi ngƣời Việt dùng hàng Việt.
Thủ trƣởng các Sở - ngành (thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng gian, hàng giả, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai minh bạch công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thị trƣờng chuyên ngành và tập trang công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và ngƣời dân; đồng thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả.
Sở Công Thƣơng chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Sở - ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố những vấn đề vƣớng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ (đế biết);
Bộ Công Thƣơng; Bộ Ngoại giao;
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Tài chính;
Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thƣờng trực Thành ủy (để b/c);
Thƣờng trực HĐND Thành phố;
TTUB: CT, các PCT;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP và các Đoàn thể;
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ;
Sở Công Thƣơng; Sở Tƣ pháp;
Sở Thông tin và Truyền thông;
Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố;
Viện Nghiên cứu Phát triển; Trung tâm WTO;
Các Sở - ngành thành viên Ban Chỉ đạo TPHCM về Hội nhập quốc tế;
Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
VPUB: CPVP;
Trung tâm Công báo;
Các Phòng Chuyên viên; TCTMDV (02);
Lƣu: VT, (TM / Tr) MH