Open navigation

Công văn 3497/TCTS-NTTS Thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 3497  / TCTS - NTTS 

V/v thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016.

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015


Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các  tỉnh / thành  phố ven biển


Thực hiện Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Căn cứ văn bản số  350 / BC - DBTƯ  ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về nhận định xu thế thời tiết, thủy văn mùa đông xuân năm 2015 – 2016. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016:

  • Về nhiệt độ, rét đậm – rét hại: Trong các tháng từ tháng  10 / 2015  4 / 2016  trên phạm vi toàn quốc có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,50C. Rét đậm – rét hại có khả năng không kéo dài, mùa đông ấm, ít ngày rét ở Bắc Bộ.

  • Về lượng mưa: Ở Bắc Bộ lượng mưa có khả năng thấp hơn khoảng 10-30% so với TBNN cùng thời kỳ; Trung Bộ có khả năng thiếu hụt từ 30-50%; Nam Bộ và Bình Thuận có khả năng thấp hơn từ 20- 40%, mùa mưa ở khu vực này sẽ kết thúc sớm hơn, lượng mưa trong các tháng cuối năm sẽ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

  • Về Thủy văn: Do dòng chảy trên các sông sẽ giảm và có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN). Khu vực Trung Bộ ngay trong các tháng đầu năm mùa khô năm 2015- 2016 nên tình trạng khô hạn, thiếu nước có khả năng sẩy ra sớm hơn nhiều so với TBNN; Khu vực Nam Bộ dự báo đỉnh lũ 2015 trên sông Cửu Long ở mức thấp, lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL sẽ thiếu hụt khoảng 20-40%, nên trong các tháng đầu năm mùa khô năm 2015-2016 mực nước sông Cửu Long ở mức thấp và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, khả năng xâm nhập mặn sẽ cao hơn, sớm hơn cùng kỳ của mùa khô năm 2014-2015.

Căn cứ đặc điểm sinh thái từng vùng nuôi tôm trên toàn quốc, hạn chế tác động ảnh hưởng của El-nino và nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2016. Sau khi đã khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, tổng hợp kết quả nuôi tôm nước lợ năm 2015 của các địa phương làm căn cứ Tổng cục Thủy sản xây dựng khung mùa vụ thả tôm nước lợ năm 2016.

  1. KHUNG MÙA VỤ THẢ TÔM NƯỚC LỢ NĂM 2016

    1. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

      - Nuôi tôm sú:

      + Nuôi Thâm canh – Bán thâm canh (TC-BTC): Thả giống từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2016.


      + Nuôi Quảng canh – Quảng canh cải tiến (QC-QCCT): Trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường thuận lợi có thể thả quanh năm. Tuy nhiên cần lưu ý từ tháng  11 / 2015  – tháng  01 / 2016  khi nhiệt độ xuống thấp dưới 200C thì không thả giống.

      - Nuôi tôm thẻ chân trắng:

      + Nuôi tôm trên cát (lót bạt): Thả giống từ cuối tháng 02 đến tháng 9 năm 2016. Lưu ý từ tháng  6 - 7 / 2016  những tháng nắng nóng ở một số tỉnh nhiệt độ có thể > 340 C không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện khắc phục có thể thả nuôi.

      + Nuôi tôm ao đất: Từ đầu tháng 3 đến tháng 7 năm 2016 (tránh mưa, bão).

      • Nuôi tôm vụ Thu–Đông: Thả giống từ tháng 9 đến hết tháng 11 năm 2016 (áp dụng đối với vùng nuôi có hạ tầng kỹ thuật và môi trường nước phù hợp).

    2. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

      • Nuôi tôm sú:

        + Nuôi TC-BTC: Thả giống từ cuối tháng 01 đến tháng 6 năm 2016 (thu hoạch sớm tránh mưa, bão vào các tháng cuối năm).

        + Nuôi QC-QCCT: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 9 năm 2016 theo phương thức thu tỉa thả bù, cách 1-1,5 tháng thả bù một lần.

      • Nuôi tôm thẻ chân trắng:

        + Nuôi trên cát (lót bạt): Thả giống từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2016 (một số địa phương có ao nuôi đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường nước phù hợp có thể thả giống quanh năm).

        + Nuôi vùng triều (ao đất): Thả giống từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2016.

    3. Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

      • Nuôi tôm sú:

        + Nuôi TC-BTC: Thả giống từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2016.

        + Nuôi QC-QCCT: Thả giống từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2016.

      • Nuôi tôm thẻ chân trắng:

        Thả giống từ tháng 02 đến hết tháng 9 năm 2016 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể nuôi đến tháng 12).

    4. Các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh).

      • Nuôi tôm sú:

    5. + Nuôi TC-BTC: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 7 năm 2016.

      + Nuôi QC-QCCT: Từ tháng 02 đến đầu tháng 8 năm 2016, theo hình thức thu tỉa thả bù, cách 1-1,5 tháng thả bù một lần.

      + Nuôi QC kết hợp tôm sú với cua,  cá / tôm  rừng: Thả giống từ tháng  12 / 2015  đến tháng  8 / 2016 . Nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, cách 1-1,5 tháng thả bù một lần.

      • Nuôi tôm thẻ chân trắng: Từ tháng 02 đến đầu tháng 8 năm 2016.

    6. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

      • Nuôi tôm sú:

    7. + Nuôi TC-BTC: Thả giống từ tháng 01 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2016. Lưu ý: Tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3,4, 5 / 2016  tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

      + Nuôi QCCT chuyên tôm: Thả giống từ tháng 02 đến tháng  10 / 2016 . (Một số vùng gần biển, đảm bảo các yếu tố môi trường như độ mặn...trong khoảng thời gian tháng 11 và 12 có thể thả nuôi).

      + Nuôi QC kết hợp tôm sú với cua,  cá / tôm  rừng: Thả giống từ tháng  01 / 2016  đến tháng  11 / 2016 . Nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng, cách 1-1,5 tháng thả bù một lần.

      + Nuôi luân canh tôm - lúa: Thả giống từ tháng 01 đến tháng 4. Sau đó thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 đến tháng 10. Các trường hợp nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù sử dụng con giống cỡ lớn, do vậy cơ sở nuôi cần ương dưỡng giống trước 1 tháng.

      - Nuôi tôm thẻ chân trắng:

      Thả giống từ tháng  12 / 2015  đến tháng  02 / 2016  và từ tháng  6 / 2016  đến tháng  10 / 2016 . Người nuôi cần chọn thời điểm thời tiết thích hợp để thả giống. Lưu ý: Tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3,4, 5 / 2016  tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

  2. QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KHUNG MÙA VỤ

  1. Vụ Nuôi trồng Thủy sản

    • Triển khai lịch thời vụ nuôi tôm năm 2016 đến các địa phương.

    • Giám sát chặt chẽ tình hình nuôi tôm nước lợ để tham mưu lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo sản xuất kịp thời và phù hợp với từng vùng nuôi.

    • Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất tôm giống; kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất , chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản . Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi trồng thủy sản; Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và nuôi thương phẩm.

  2. Các Viện nghiên cứu

    • Chủ động phối hợp với địa phương làm tốt nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi.

    • Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao thích ứng biến đổi khí 

      hậu.

  3. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    • Trên cơ sở khung mùa vụ chung căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống cụ thể phù hợp cho từng vùng trong  tỉnh / thành  phố.

      • Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương phổ biến lịch thời vụ, quản lý chặt chẽ việc thả giống, tổ chức hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo công văn số 10 / TCTS - NTTS  ngày 06/01/2015 cho người nuôi.

      • Chủ động quan trắc cảnh báo môi trường, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi.

      • Nạo vét kênh mương, ao, hồ, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi quan trọng, bơm nước chống hạn, ưu tiên cung cấp nước ngọt cho hoạt động nuôi tôm.

      • Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, ngay từ đầu vụ tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở giống, việc sử dụng tôm bố mẹ theo quy định để đảm bảo có con giống chất lượng cao, sạch bệnh cung cấp kịp thời cho người nuôi.

      • Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào. Khuyến cáo các cơ  sở / vùng  nuôi liên kết với Hội tôm  giống / cơ  sở sản xuất giống trong việc cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn.

      • Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống nhập tỉnh, thành lập thêm các trạm kiểm dịch trong thời gian cao điểm ở các con đường vào địa bàn tỉnh; tăng cường công tác giám sát, theo dõi diễn biến dịch bệnh, phát hiện ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.

  4. Người dân nuôi tôm

    • Nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thả tôm đúng với mật độ phù hợp theo hình thức nuôi, thả theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường…Nếu tình hình khả quan thì tiếp tục thả, tránh thả một cách ồ ạt đồng thời người nuôi cần thông báo cho cơ quan quản lý liên quan như: UBND  xã / phường , Trạm Nuôi trồng thủy sản tại địa phương về thời gian thả nuôi ; diện tích nuôi ; số lượng, mật độ, nguồn gốc tôm giống , phiếu xét nghiệm, giấy kiểm dịch ... để cơ quan quản lý lưu trữ hồ sơ và thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ cho người nuôi khi cần thiết theo quy định hiện hành.

    • Đối với mô hình nuôi tôm sú TC-BTC khuyến cáo chỉ nuôi 01  vụ / năm , nuôi tôm thẻ chân trắng TC-BTC và tôm sú QCCT chuyên tôm nuôi 02  vụ / năm . Có khoảng thời gian ngắt vụ

      giữa các vụ nuôi: 01 tháng đối với những ao nuôi hiệu quả và 02 tháng đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh hoặc thả nuôi các đối tượng khác (cá chẽm, cá kèo, cá mú, rô phi đơn tính, rong câu, hải sâm…) để diệt mầm bệnh, tăng thu nhập, cải tạo môi trường.

    • Thực hiện tốt công tác chọn tôm giống; trước khi thả nuôi cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm gồm: MBV, WSSV, YHV, TSV, IHNNV,  AHPND / AHPNS  (EMS) và IMNV.

    • Có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thủy san tại địa phương khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường đê có biện pháp xử lý kịp thời.

    • Tuyệt đối không được xả tôm chết, bùn thải, nước nuôi chưa qua xử lý ra môi trường- cần chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

    • Trong quá trình nuôi cần gắn lợi ích với trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Người dân cần thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp đối với từng hình thức nuôi.

Đề nghị các đơn vị liên quan và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các  tỉnh / thành  phố nghiêm túc thực hiện và báo cáo định kỳ hàng tháng về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ theo địa chỉ: Vụ Nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thuỷ sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; email: ntts@mard.gov.vn./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • TTr Vũ Văn Tám (báo cáo);

  • Lãnh đạo TCTS;

  • Viện nghiên cứu NTTS 1,2,3;

  • TTTT Thủy sản (website);

  • Lưu VT, NTTS.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG 

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Huy Điền

KHUNG LỊCH THỜI VỤ THẢ TÔM NƯỚC LỢ NĂM 2016


Đối tượng

Khu vực nuôi

Hình thức nuôi

Thơi gian tha giông

Lưu ý

Tôm sú

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

TC-BTC

Tháng 3 -  6 / 2015 

  • Vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt

  • Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến có thể kết hợp nuôi cua, cá nước lợ.

, môi trường nước ổn định có thể thả giống vụ đông từ cuối tháng 9 đến hết tháng  11 / 2016 

- Từ tháng  11 / 2015  -  01 / 2016  khi nhiệt độ xuống thấp dưới 200C thì không thả giống.

QC-QCCT

Trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường thuận lợi có thể thả quanh năm.

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

TC-BTC

Cuôi tháng 01 –  6 / 2016 

Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến thu tỉa thả bù cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.

QC-QCCT

Tháng 02 -  9 / 2016 

Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

TC-BTC

Tháng 3 -  7 / 2016 

QC-QCCT

Tháng 01 -  8 / 2016 

Các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai , Bà Rịa Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh)

TC-BTC

Tháng 02 -  7 / 2016 

Nuôi quảng canh , quảng canh cải tiến thu tỉa thả bù cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.

QC-QCCT

Tháng 02 đầu tháng  8 / 2016 

Nuôi quảng canh kết hợp cua, cá, rừng

Tháng 12 –  8 / 2016 

Nuôi theo hình thức thu tỉa , thả bù cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

TC-BTC

Tháng 01 -  9 / 2016  và tháng 11-  12 / 2016 

- Tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3,4, 5 / 2016  tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm

Tháng 02-  10 / 2016 

  • Một số vùng ven biển, đảm bảo các yếu tố môi trường như độ mặn…trong khoảng thời gian tháng 11 và 12 có thể thả nuôi.

  • Nuôi quảng canh kết hợp cua, cá tiến hành thu tỉa thả bù cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.

  • Các trường hợp nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù sử

Nuôi quảng canh kết hợp cua, cá, rừng

Tháng  01 / 2016  -  11 / 2016 

Nuôi luân canh tôm - lúa

Tháng 01 -  4 / 2016 . Sau đó thu hoạch và sạ lúa từ tháng 8 đến tháng  10 / 2016 .


dụng con giống cỡ lớn, do vậy cơ sở nuôi cần ương dưỡng giống trước 1 tháng.

Tôm thẻ chân trắng

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

Nuôi trên cát và ao lót bạt

Tháng 02 -  9 / 2016 

  • Từ tháng 6-7 có nắng nóng ở một số tỉnh nhiệt độ có thể >34 0C không thả giống.

  • Vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định có thể thả giống vụ đông từ cuối tháng 9 đến hết tháng  11 / 2016 

Nuôi ao đất

Tháng 3 -  7 / 2016 

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Nuôi trên cát (lót bạt)

Tháng 01 -  9 / 2016 

Một số địa phương có ao nuôi đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường nước phù hợp có thể thả giống quanh năm.

Nuôi vùng triều (ao đất)

Tháng 01 -  9 / 2016 

Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

TC-BTC

Tháng 02 -  9 / 2016 

Ninh Thuận, Bình Thuận có thể nuôi đến tháng  12 / 2016 

Các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh )

TC-BTC

Tháng 02 -  8 / 2016 

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

TC-BTC

Tháng  12 / 2015  2 / 2016  và tháng 6

-  10 / 2016 .

  • Người nuôi cần chọn thời điểm thời tiết thích hợp để thả giống.

  • Tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3,4, 5 / 2016  tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.