Open navigation

Công văn 4387/BHXH-CSYT Công văn 4387/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện Công văn 5793/BYT-KHTC ngày 16/09/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 04


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 4387 / BHXH - CSYT

V/v thực hiện Công văn 5793 / BYT - KHTC ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 04

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2013


Kính gửi: Bộ Y tế


Ngày 16/9/2013 Bộ Y tế có Công văn số 5793 / BYT - KHTC hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 04 / TTLT - BYT - BTC ngày 29/02/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính (sau đây viết tắt là Thông tư số 04). Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận thấy có một số nội dung cần thống nhất với Bộ Y tế trước khi hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các địa phương thực hiện, cụ thể như sau:


1. Về thời điểm thực hiện Công văn 2050 / BYT - KHTC ngày 11/4/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 04 / TTLT - BYT - BTC (sau đây viết tắt là Công văn 2050)


Công văn 2050 không nêu thời điểm áp dụng thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định tại Công văn. Nội dung Công văn 2050 chủ yếu làm rõ thêm các quy định đã có trong Công văn 2210 / BYT - KH - TC ngày 16/4/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Thông tư số 04 (sau đây viết tắt là Công văn 2210). Đối chiếu với các quy định của Công văn 2210 và Công văn 2050, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã có Công văn số 1564 / BHXH - CSYT ngày 03/5/2013 hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các địa phương thực hiện một số nội dung của Công văn 2050 kể từ ngày địa phương áp dụng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 04. Một số địa phương đã thực hiện thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị không điều chỉnh lại quyết toán chi phí khám, chữa bệnh của các địa phương. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa thanh quyết toán các chi phí nêu trên thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 2050 từ ngày 11/4/2013.


2. Về thanh toán chi phí của dịch vụ "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi"


Khi thực hiện Thông tư số 04, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đều áp dụng giá dịch vụ "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi" thực hiện bằng máy đếm tự động (có giá tối đa là 30.000 đồng) bằng mức giá của dịch vụ "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn" ban hành theo Thông tư số 04 (có giá tối đa là 92.000 đồng). Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các địa phương thực hiện thu hồi phần chênh lệch chi phí của 2 dịch vụ nêu trên, xác định theo mức giá của dịch vụ được phê duyệt theo Thông tư số 04 và dịch vụ "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tự động" số thứ tự 2, Mục C3.1 Khung giá dịch vụ kỹ thuật ban hành theo Thông tư liên tịch số 03 / 2006 / TTLT - BYT - BTC - BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Đề nghị Bộ Y tế thống nhất để các địa phương tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn nêu trên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc xác định chi phí chênh lệch của dịch vụ "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi" bằng máy đếm tự động và hệ thống tự động hoàn toàn.


Về các vấn đề nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 3232 / BHXH - CSYT ngày 16/8/2013 gửi Bộ Y tế góp ý dự thảo công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư số 04 nhưng không được Bộ Y tế thống nhất khi ban hành Công văn 5793 / BYT - KHTC ngày 16/9/2013.


Trên đây là một số ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện Thông tư số 04, đề nghị Bộ Y tế thống nhất để Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ Tài chính;

  • Tổng Giám đốc (để b/c);

  • SYT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

  • BHXH các tỉnh, TP trực thuộc TW, 

    BHXH Bộ Quốc Phòng;

  • GĐĐT, DVT;

  • Lưu: VT, CSYT (3b).



KT. TỔNG GIÁM ĐỐC 

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Nguyễn Minh Thảo

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.