BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: 8058 / TCHQ - KTSTQ V/v thực hiện Thông tư 86 / 2013 / TT - BTC và Quyết định 3949 / QĐ - TCHQ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2014 |
Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Thực hiện Thông tư số 86 / 2013 / TT - BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện và Quy trình thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên kèm theo Quyết định số 3949 / QĐ - TCHQ ngày 27/11/2013 của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện việc báo cáo và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Khoản 2, Điều 12 Thông tư 86 / 2013 / TT - BTC và Điều 15 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3949 / QĐ - TCHQ như sau:
-
Đối với Cục Hải quan các tỉnh thành phố:
-
Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp và Cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan chỉ đạo:
-
Các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho doanh nghiệp ưu tiên cử cán bộ thuộc đội thủ tục thực hiện việc quản lý, theo dõi (chuyên quản) doanh nghiệp ưu tiên và thực hiện các công việc sau:
+ Theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng ngày của doanh nghiệp. Nếu thấy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu bất thường (ví dụ: biến động tăng, giảm trị giá khai báo; có nghi ngờ về mức giá khai báo so với danh mục dữ liệu; xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng mới; xuất khẩu, nhập khẩu loại hình mới;...) thì lập báo cáo gửi về Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) để tổng hợp báo cáo Cục KTSTQ đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ các dấu hiệu nêu trên.
+ Chậm nhất ngày làm việc thứ 3 hàng tháng lập báo cáo đánh giá hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tháng trước đó của doanh nghiệp gửi Chi cục KTSTQ theo Mẫu 05 / QTTĐ của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3949 / QĐ - TCHQ . Trong báo cáo phải có nhận xét tính hợp pháp, hợp lệ trong việc khai báo hải quan của doanh nghiệp, so sánh với các tháng liền kề những dấu hiệu bất thường (nếu có).
Tại Chi cục KTSTQ: Phân công cán bộ chuyên quản hoặc bộ phận chuyên quản (tùy theo số lượng DNUT), thực hiện các công việc:
+ Đôn đốc, tổng hợp báo cáo tháng từ các Chi cục hải quan cửa khẩu để ngày 05 hàng tháng báo cáo Cục KTSTQ theo Mẫu 06 trong Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3949 / QĐ - TCHQ (mẫu 06 / QTTĐ) .
+ Phân tích hoạt động XNK của các DNUT trên cơ sở phân loại doanh nghiệp: doanh nghiệp chế xuất; doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp công nghệ cao…. Mỗi loại doanh nghiệp có tính đặc thù riêng, do đó, các nội dung phân tích cần chú trọng cũng khác nhau. Trường hợp thấy có dấu hiệu rủi ro, báo cáo Cục KTSTQ để cùng xác minh, làm rõ.
+ Làm đầu mối xử lý các vướng mắc, phát sinh để hỗ trợ hoạt động XNK của DNUT trên địa bàn quản lý.
- Cách thức báo cáo: theo quy định ở trên, các đơn vị gửi báo cáo về Cục KTSTQ thông qua hòm thư điện tử: [email protected]
-
-
Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập danh sách cán bộ được phân công nhiệm vụ chuyên quản tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục KTSTQ gửi về Cục KTSTQ. Các cán bộ trong danh sách sẽ là đầu mối xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp phát sinh trong phạm vi địa bàn quản lý. Trường hợp có sự thay đổi cán bộ chuyên quản thì có văn bản thông báo Cục KTSTQ.
-
-
Đối với Cục Kiểm tra sau thông quan:
-
Lập báo cáo tháng, quý về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở dữ liệu của ngành, báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (Mẫu 07 / QTTĐ) và báo cáo quý của doanh nghiệp để đánh giá hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất, biện pháp quản lý phù hợp.
-
Hàng năm, Cục Kiểm tra sau thông quan khảo sát thực tế tại doanh nghiệp ưu tiên để đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và việc thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan, biện pháp cải tiến, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, lập báo cáo đánh giá doanh nghiệp ưu tiên để làm cơ sở xem xét gia hạn chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp.
-
-
Đối với các Cục, Vụ khác trực thuộc Tổng cục Hải quan:
Khi phát hiện doanh nghiệp ưu tiên có các dấu hiệu vi phạm thì có trách nhiệm phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan để xử lý, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, báo cáo về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để được hướng dẫn, giải quyết.
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng cục trưởng (để b/c);
Lưu: VT, KTSTQ (3b).