Open navigation

Công văn 4120/LĐTBXH-LĐTL Rà soát, đánh giá hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 4120/LĐTBXH-LĐTL

V/v Rà soát, đánh giá hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016


Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……………………..


Để xây dựng kế hoạch tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động và các thành viên Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật lao động, đồng thời góp phần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1354/QĐ- LĐTBXH về việc phê duyệt Kế hoạch khảo sát đánh giá hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Triển khai thực hiện Quyết định này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện các hoạt động có liên quan nêu trong Kế hoạch khảo sát, cụ thể như sau:


  1. Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động ở địa phương theo đề cương đính kèm (Phụ lục 1);


  2. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ở 2 quận, huyện (do Sở lựa chọn) chuẩn bị các nội dung để làm việc với đoàn khảo sát của Bộ:


  1. Chuẩn bị báo cáo tình hình bổ nhiệm và hoạt động của hòa giải viên lao động theo đề cương đính kèm (Phụ lục 2);


  2. Mời hòa giải viên lao động trên địa bàn quận, huyện đã được bổ nhiệm tham dự buổi làm việc với đoàn khảo sát của Bộ;


  3. Tổ chức buổi làm việc với đoàn khảo sát của Bộ:


  • Thời gian: Buổi sáng từ 8h30, buổi chiều từ 13h30 (xem Lịch làm việc dự kiến trong Phụ lục 3)


  • Địa điểm: Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội


  • Nội dung:


    + Triển khai kế hoạch khảo sát;


    + Trao đổi các vấn đề liên quan đến bổ nhiệm và hoạt động của hòa giải viên lao động.


  • Thành phần tham dự:

+ Địa phương: Đại diện Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các hòa giải viên lao động trên địa bàn


+ Trung ương: Đại diện lãnh đạo Vụ Lao động - Tiền lương và các thành viên đoàn khảo sát


Để biết thêm thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với Vụ Lao động - Tiền lương (đ/c Vũ Hữu Tuyên, số điện thoại di động 0913003596 hoặc qua thư điện tử tại địa chỉ: tuyenvh@molisa.gov.vn).


Đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chỉ đạo các bộ phận và đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Thứ trưởng Phạm Minh Huân (để b/c);

  • Lưu: VT, Vụ LĐTL.

    TL. BỘ TRƯỞNG

    VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG


    Tống Thị Minh

    PHỤ LỤC 1


    (kèm theo công văn số 4120/LĐTBXH-LĐTL ngày 20/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


    ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO


    Đánh giá tình hình hoạt động của hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động


    1. Đặc điểm tình hình


      Đánh giá tình hình doanh nghiệp, lao động, việc chấp hành pháp luật về lao động trên địa bàn; tình hình hoạt động của các công đoàn cơ sở (thành lập, hoạt động, đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động...) và tổng hợp số liệu theo biểu dưới đây:



      TT


      Chỉ tiêu

      Loại hình doanh nghiệp

      Nhà nước

      Có vốn đầu tư nước ngoài


      Dân doanh

      1

      Số doanh nghiệp





      2

      Số lao động




      Trong đó: lao động nữ




      3

      Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn




    2. Hòa giải viên lao động


    1. Tình hình hoạt động của hòa giải viên lao động


      1. Đánh giá tình hình bổ nhiệm hòa giải viên lao động (tuyển chọn, bổ nhiệm, công khai danh sách hòa giải viên lao động) và tổng hợp số lượng hòa giải viên được bổ nhiệm đến 31/8/2016 theo biểu dưới đây:


        TT

        Quận, huyện

        Tổng số HGV LĐ được bổ nhiệm

        Phân loại

        Ghi chú

        Tổng số

        Trong đó: nữ

        Trình độ đào tạo

        Chuyên môn đào tạo

        Đơn vị công tác

        Thâm niên công tác trong lĩnh vực lao động


        Từ ĐH

        trở lên


        Cao đẳng

        Dưới Cao đẳng

        KT

        lao động


        Luật

        HC

        nhà nước


        Khác


        CQ QLNN


        TC ĐDNLĐ

        TC ĐDNSD LĐ


        Khác


        Dưới 3 năm

        Từ 3 năm đến dưới 5 năm

        Từ 5 năm trở lên


        A

        B

        1

        2

        3

        4

        5

        6

        7

        8

        9

        10

        11

        12

        13

        14

        15

        16

        17








































        Cộng



        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x

        x


      2. Đánh giá tình hình hoạt động của hòa giải viên lao động (năng lực, trình độ, kết quả giải quyết công việc, thời gian giải quyết công việc...) và tổng hợp số vụ hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động theo biểu dưới đây:



    2. TT


      Chỉ tiêu

      Số vụ tranh chấp

      Nguyên nhân chủ yếu


      Cộng


      Hòa giải thành

      Hòa giải không thành


      1

      TCLĐ cá nhân





      2

      TCLĐ tập thể






      Cộng





    3. Quản lý, phân công theo dõi hòa giải viên lao động và công tác hòa giải


  • Đánh giá công tác quản lý hòa giải viên và công tác hòa giải theo các nội dung sau:


    • Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hòa giải viên lao động.


    • Quy trình phân công, giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương.


    • Việc bảo đảm các điều kiện cho hòa giải viên hoạt động.


    • Kinh phí chi cho hoạt động hòa giải tại địa phương trong 3 năm qua.


    • Kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn của pháp luật lao động về hòa giải và trong quá trình tổ chức thực hiện.


      1. Hội đồng trọng tài lao động


        1. Tình hình hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động


    • Thành lập, kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động (thời gian thành lập, kiện toàn; số lượng thành viên Hội đồng trọng tài lao động; thành phần tham gia hội đồng trọng tài lao động (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ).


    • Việc bảo đảm các điều kiện hoạt động cho Hội đồng trọng tài lao động.

  • Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tại địa phương trong 3 năm qua.


    • Kết quả công tác hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động (nêu rõ số vụ tranh chấp lao động phát sinh, số vụ hòa giải thành, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tranh chấp, những mặt được, chưa được trong công tác hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động); thuận lợi, khó khăn của pháp luật lao động về hội đồng trọng tài lao động và trong quá trình tổ chức thực hiện.

      1. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động Hội đồng trọng tài lao động


    • Việc xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động


    • Công tác lập và triển khai thực hiện kế hoạch công tác năm


    • Quy trình phân công, giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương.


    • Phân loại, lưu trữ hồ sơ hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động;


    • Chấp hành chế độ báo cáo công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động;


    • Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các thành viên Hội đồng trọng tài lao động ở địa phương.


      1. Kiến nghị


    • Kiến nghị liên quan đến quy định của pháp luật.


    • Kiến nghị liên quan đến tổ chức thực hiện.

      PHỤ LỤC 2


      (kèm theo công văn số 4120/LĐTBXH-LĐTL ngày 20/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


      ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO


      Bổ nhiệm và hoạt động của hòa giải viên lao động

      (phục vụ khảo sát tại quận, huyện)


      1. Đặc điểm tình hình


        Đánh giá tình hình doanh nghiệp, lao động, việc chấp hành pháp luật về lao động trên địa bàn; tình hình hoạt động của các công đoàn cơ sở (thành lập, hoạt động, đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động...) và tổng hợp số liệu theo biểu dưới đây:


        TT

        Chỉ tiêu

        Loại hình doanh nghiệp

        Nhà nước

        Có vốn đầu tư nước ngoài

        Dân doanh

        1

        Số doanh nghiệp





        2

        Số lao động




        Trong đó: lao động nữ





        3

        Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn




      2. Tình hình bổ nhiệm và hoạt động của hòa giải viên lao động


        1. Đánh giá tình hình bổ nhiệm hòa giải viên lao động (tuyển chọn, bổ nhiệm, công khai danh sách hòa giải viên lao động) và tổng hợp số lượng hòa giải viên được bổ nhiệm đến 31/8/2016 theo tiêu chí dưới đây:


          Tổng số hòa giải viên lao động được bổ nhiệm: ……… người, trong đó:


    • Phân theo trình độ đào tạo:


+ Đại học trở lên: ……….. người.


+ Cao đẳng: ……….. người


+ Dưới cao đẳng: ……….. người.


- Phân theo chuyên môn đào tạo:


+ Kinh tế lao động: ……….. người.

+ Luật: ……….. người.


+ Hành chính nhà nước: ……….. người.


+ Khác: ……….. người.


- Phân theo đơn vị công tác:


+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động: ……….. người.


+ Tổ chức đại diện người lao động: ……….. người.


+ Tổ chức đại diện người sử dụng lao động: ……….. người.


+ Khác: ……….. người.


  • Phân theo thâm niên hoạt động trong lĩnh vực lao động:


    + Dưới 3 năm: ……….. người.


    + Từ 3 năm đến dưới 5 năm: ……….. người.


    + Từ 5 năm trở lên: ……….. người.


    1. Đánh giá tình hình hoạt động của hòa giải viên lao động (năng lực, trình độ, kết quả giải quyết công việc, thời gian giải quyết công việc...) và tổng hợp số vụ hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động theo biểu dưới đây:


  • TT

    Chỉ tiêu

    Số vụ tranh chấp

    Nguyên nhân chủ yếu

    Cộng

    Hòa giải thành

    Hòa giải không thành


    1

    TCLĐ cá nhân





    2

    TCLĐ tập thể






    Cộng





    1. Quản lý, phân công theo dõi hòa giải viên lao động và công tác hòa giải


      Đánh giá công tác quản lý hòa giải viên và công tác hòa giải theo các nội dung sau:


  • Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hòa giải viên lao động.


  • Quy trình phân công, giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương.

  • Việc bảo đảm các điều kiện cho hòa giải viên hoạt động.


  • Kinh phí chi cho hoạt động hòa giải tại địa phương trong 3 năm qua.


  • Kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn của pháp luật lao động về hòa giải và trong quá trình tổ chức thực hiện.


    1. Kiến nghị


  • Kiến nghị liên quan đến quy định của pháp luật.


  • Kiến nghị liên quan đến tổ chức thực hiện.

PHỤ LỤC 3


(kèm theo công văn số 4120/LĐTBXH-LĐTL ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


Thời gian

Địa điểm, cơ quan làm việc

Nội dung

Ghi chú


CN 13/11


Đoàn 1: anh Thành (TĐ), anh Tuyên, anh Q. Anh


Đi Cần Thơ


Thứ Hai 14/11

Cần Thơ


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH Cái Răng.

- Chiều: Phòng LĐTBXH Bình Thủy


Thứ Ba 15/11

Thành phố Hồ Chí Minh


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH quận Bình Tân

- Chiều: Phòng LĐTBXH quận Phú Nhuận


Thứ Tư 16/11

Bà Rịa - Vũng Tàu


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH tp. Bà Rịa

- Chiều: Phòng LĐTBXH tp. Vũng Tàu


Thứ Năm 17/11

Đồng Nai


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH huyện Nhơn Trạch

- Chiều: Phòng LĐTBXH tp. Biên Hòa


Thứ Sáu 18/11

Bình Dương


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH thị xã Thuận An

- Chiều: Phòng LĐTBXH thị xã Dĩ An


CN 13/11


Đoàn 2: anh Lai (TĐ), chị Linh, chị Nguyệt


Đi Đà Nẵng


Thứ Hai 14/11

Đà Nẵng


HGVLĐ


Về Hà Nội

- Sáng: Phòng LĐTBXH huyện Hòa Vang

- Chiều: Phòng LĐTBXH quận Thanh Khê


Thứ Tư 16/11

Bắc Ninh


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH huyện Yên Phong

- Chiều: Phòng LĐTBXH thành phố Bắc Ninh

Thứ Năm 17/11

Hải Phòng


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH huyện Thủy Nguyên



- Chiều: Phòng LĐTBXH huyện An Dương




Thứ Sáu 18/11

Hà Nội


HGVLĐ


- Sáng: Phòng LĐTBXH huyện Đông Anh

- Chiều: Phòng LĐTBXH quận Cầu Giấy

Buổi sáng bắt đầu từ 8h30, buổi chiều bắt đầu từ 13h30. Trường hợp thay đổi lịch làm việc sẽ có thông báo cụ thể sau.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.