BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 1618/TCHQ-GSQL V/v vướng mắc liên quan đến C/O mẫu D do Việt Nam cấp cho doanh nghiệp Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu vào Việt Nam |
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 50/HQQNa-NV ngày 13/1/2017 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam vướng mắc liên quan đến C/O mẫu D do Việt Nam cấp cho doanh nghiệp Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu vào Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
-
Về tính hợp lệ của hồ sơ hải quan:
-
Về việc khai các thông tin trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
Qua đối chiếu các thông tin trên tờ khai với hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì tiêu chí về “người ủy thác xuất khẩu” trên các tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu chưa thể hiện đầy đủ thông tin trên tờ khai.
Về sự phù hợp giữa hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan và C/O:
-
-
Qua kiểm tra hồ sơ gửi kèm thì theo hóa đơn thương mại số 15901 ngày 25/11/2016: Người phát hành hóa đơn là Công ty Rieker Obuv s.r.o, người nhận hàng là Công ty giày Rieker Việt Nam; trên tờ khai hải quan nhập khẩu số 101147025930/A12 ngày 25/11/2016: Doanh nghiệp khai báo người nhập khẩu là Công ty giày Rieker Việt Nam, người xuất khẩu là Công ty Rieker Obuv s.r.o, nhưng ô số 1 và ô số 2 trên C/O đều thể hiện người xuất khẩu/người nhập khẩu đều là Công ty giày Rieker Việt Nam, không phát sinh giao dịch.
Như vậy, nội dung giữa hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan không phù hợp với nội dung trên C/O.
-
Về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ:
Tại Điều 4 Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định các điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Theo đó, điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, cụ thể là từ nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)” được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đối chiếu quy định trên, trường hợp của Công ty giày Rieker Việt Nam nhận thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công và thực hiện việc nhận sản phẩm gia công theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hóa của chính doanh nghiệp không phải hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước nên không đủ điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2 công văn số này, đối với C/O số tham chiếu VN-VN 16/03/00869 cấp ngày 30/11/2016 không đủ cơ sở để được xem xét chấp nhận.
Về chính sách thuế:
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định một trong các cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế thì “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan”
Theo hồ sơ, Công ty Rieker Obuv s.r.o thuê Công ty Giày Rierker Việt Nam gia công giày dép các loại và trả tiền thuê gia công là sản phẩm giày hoàn chỉnh. Sản phẩm giày hoàn chỉnh được làm thủ tục hải quan theo hình thức nhập khẩu tại chỗ nhưng thực chất không phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực hải quan riêng. Do đó, đối với trường hợp này nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm giày dép nói trên không thỏa mãn điều kiện được miễn thuế theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GSQL (3b).