BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 922/LĐTBXH-TCDN V/v hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án); số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 như sau:
-
Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2017
Tổ chức đánh giá 07 năm (2010 - 2016) thực hiện Đề án, rà soát tiến độ từng năm để phấn đấu hoàn thành mục tiêu Đề án đến năm 2020. Trên cơ sở đó, xây dựng và phê duyệt điều chỉnh Đề án hoặc Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017 phù hợp. Trong đó, lưu ý rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương; làm rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ; đào tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp hàng năm, 5 năm theo các nội dung hoạt động quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 và Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục rà soát, xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; mức chi phí đào tạo đối với từng nghề, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm đối với người được tuyển làm giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp; đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học đối với người dạy nghề là nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người có tay nghề cao để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn đối với cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cơ sở đào tạo nghề; bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã đối với cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
-
Tổ chức triển khai hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó:
Đối với các ngành nghề nông nghiệp: thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1247/BNN-KTHT ngày 10/02/2017;
-
Đối với ngành, nghề phi nông nghiệp: tập trung đào tạo các nghề để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề lao động nông thôn vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và các dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đất nước; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
-
Bảo đảm người khuyết tật chiếm ít nhất 10%, lao động nữ chiếm ít nhất 40% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo của địa phương và đảm bảo tỷ lệ số người học nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp để thực hiện chuyến dịch cơ cấu lao động theo mục tiêu đã được xác định của địa phương đến năm 2020;
Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề;
-
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Rà soát, đánh giá lại kết quả đầu tư và hoạt động của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường trung cấp công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện giai đoạn 2010-2015 và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo nghề lưu động đối với các cơ sở này trong giai đoạn 2016- 2020. Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyến đào tạo nghề lưu động cho các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo quy định hiện hành. Đề nghị các địa phương phải thẩm định nhu cầu sử dụng kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định hiện hành trước khi quyết định hỗ trợ đầu tư.
-
Chỉ đạo rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương, trong đó, bổ sung lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Ban Chỉ đạo Đề án cấp tỉnh.
-
Tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ; công tác kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ động báo cáo Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố tham gia giám sát về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
Tổ chức sơ kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
-
Về bố trí kinh phí thực hiện
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch, yêu cầu nhiệm vụ và nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để triển khai các hoạt động của Đề án, ưu tiên tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được nêu ở mục I trên đây; bảo đảm mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và cơ cấu chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp theo Kế hoạch, Đề án đã được địa phương phê duyệt hàng năm và giai đoạn 5 năm (2016 - 2020).
Các địa phương tự cân đối ngân sách, đề nghị chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định.
Chế độ báo cáo
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chế độ báo cáo theo mẫu gửi kèm công văn này (có thuyết minh cụ thể), trong đó:
-
Báo cáo ngay sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với:
-
Kế hoạch, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.
Kết quả phân bổ kinh phí hàng năm thực hiện Đề án.
-
-
Báo cáo trước ngày 15/7 hàng năm đối với kết quả thực hiện 6 tháng, ước thực hiện cả năm và đề xuất kế hoạch năm tiếp theo thực hiện Đề án.
Báo cáo trước ngày 15/12 hàng năm đối với kết quả thực hiện năm báo cáo, kế hoạch năm sau thực hiện Đề án.
Báo cáo của địa phương đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Dạy nghề, số 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, điện thoại 043.9740365, email [email protected]) để tổng hợp chung.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua Tổng cục Dạy nghề để phối hợp giải quyết.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để báo cáo);
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
Bộ trưởng (để báo cáo);
Các đ/c thành viên BCĐTW (để p/hợp chỉ đạo);
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ;
TƯ Hội Nông dân VN, Hội Cựu chiến binh VN;
Tổ công tác giúp việc BCĐTW;
Sở LĐTBXH, Sở NN& PTNT các tỉnh, thành phố;
Lưu: VT, TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
Đơn vị báo cáo:
MẪU BÁO CÁO NỘI DUNG "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN" TRONG CTMTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Công văn số 922/LĐTBXH-TCDN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT |
Nội dung |
Chỉ tiêu, nhiệm vụ |
Kinh phí (triệu đồng) |
|||||
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu, nhiệm vụ |
Tổng số |
Trong đó |
|||||
NSTW |
NSĐP |
Khác |
||||||
1 |
Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn |
người |
||||||
2 |
Rà soát, cập nhật, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
|||||||
3 |
Phát triển chương trình, giáo trình |
C.Tr, GTr |
||||||
4 |
Hỗ trợ đầu cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo nghề lưu động cho các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
Cơ sở |
||||||
4. 1 |
Cơ sở dạy nghề A |
Cơ sở |
||||||
4.2 |
Cơ sơ dạy nghề B |
Cơ sở |
||||||
... |
….. |
|||||||
5 |
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn |
người |
||||||
6 |
Hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn |
người |
||||||
6.1 |
Chia theo lĩnh rực |
người |
||||||
Nông nghiệp |
người |
|||||||
Phi nông nghiệp |
người |
|||||||
6.2 |
Chia theo trình độ |
người |
Cao đẳng, trung cấp |
người |
||||||
Sơ cấp |
người |
||||||
Đào tạo thường xuyên |
người |
||||||
6.3 |
Chia theo đối tượng |
người |
|||||
Nữ |
người |
||||||
Người được hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng |
người |
||||||
Người thuộc hộ nghèo |
người |
||||||
Người dân tộc thiểu số |
người |
||||||
Người khuyết tật |
người |
||||||
Người bị thu hồi đất nông nghiệp |
người |
||||||
Người thuộc hộ cận nghèo |
người |
||||||
Lao động nông thôn khác |
người |
||||||
7 |
Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn |