Open navigation

Công văn 8145/BKHĐT-ĐTNN Hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 8145/BKHĐT-ĐTNN

V/v Hướng dẫn xây dựng chương trình XTĐT năm 2018

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017



Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

                        - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


    Thực hiện Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg), Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi đến quý cơ quan Hướng dẫn xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018 (bao gồm các phụ lục mẫu biểu báo cáo kèm theo) như sau:


  1. Tình hình thực hiện Chương trình XTĐT năm 2017 của Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương:


    Tổng hợp đề xuất Chương trình XTĐT năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên phạm vi cả nước có 996 hoạt động XTĐT (năm 2016 là 1.111 hoạt động) được phân theo 8 loại nội dung hoạt động theo quy định tại Quyết định 03/2014/QĐ-TTg. Các hoạt động được phân bổ đồng đều từ công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư, tài liệu XTĐT đến việc chuẩn bị dự án, hỗ trợ nhà đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Riêng các hoạt động nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư tại nước ngoài là 103 hoạt động của 32 địa phương tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 10,4% số hoạt động XTĐT của cả nước năm 2017 giảm so với năm 2016 là 147 do 38 địa phương tổ chức tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ). Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan và Singapore vẫn là những đối tác chủ yếu, chiếm 59,2% các hoạt động XTĐT tại nước ngoài.


    Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư tại trong nước và nước ngoài nhằm thu hút đầu tư cho giai đoạn mới 2016-2020. Đặc biệt “Hội nghị xúc tiến đầu tư” trong nước đã được tổ chức tại nhiều địa phương nhằm quảng bá các chính sách mới và hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Chính phủ số 19-2017/NQ- CP ngày 28/4/2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết Chính phủ số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.


    Đánh giá về công tác thực hiện hoạt động XTĐT 2017:


    1. Mặt được:


      - Chương trình XTĐT hàng năm của các địa phương đã được xây dựng và triển khai đi vào nề nếp, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động XTĐT. Hầu hết các hoạt động phù hợp với: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương; định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động thiết thực đến việc thu hút các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn và mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

      • Các địa phương đã bám sát các kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với: nội dung, thời gian tổ chức, địa bàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để phù hợp với hoạt động XTĐT của cả nước.


      • Hầu hết các địa phương quán triệt phương thức lồng ghép xúc tiến đầu tư với thương mại và du lịch; tích cực đăng ký tham gia các chương trình XTĐT liên ngành, liên vùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao...


    2. Những hạn chế, tồn tại:


  2. Chương trình XTĐT của một số địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế về công tác xây dựng và triển khai như sau:


    • Một số các địa phương xây dựng chương trình chậm hơn so với thời hạn quy định tại công văn số 8209/BKHĐT-ĐTNN ngày 5/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;


    • Nhiều hoạt động XTĐT chưa xác định rõ mục tiêu, nội dung, tiến độ, đầu mối và kinh phí thực hiện;


    • Hoạt động XTĐT của một số địa phương chưa được phân loại theo quy định của Quy chế XTĐT, chưa hiểu đúng nội dung đối với mỗi loại hoạt động XTĐT;


  3. - Vẫn còn tình trạng dàn trải, đặc biệt là trong việc bố trí các hoạt động XTĐT ở nước ngoài


    - Nhiều địa phương không gửi báo cáo, đánh giá kết quả của các đoàn XTĐT tại nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Quyết định 03/2014/QĐ-TTg để tổng hợp, đánh giá chung.


  4. Định hướng xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018


    1. Bối cảnh quốc tế:


      Nhiều tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đều có chung dự báo khá lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới các năm 2017 và 2018. Xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới đã bắt đầu từ quý IV/2016 có khả năng sẽ kéo dài đến năm 2018. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo tăng lên mức 3,5%; cao hơn nhiều mức 3,1% năm 2016. Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt cao hơn vào năm 2018, là 3,6%. Sự phục hồi tăng trưởng kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Tổ chức Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo quy mô dòng vốn FDI toàn cầu năm 2017 tăng khoảng 5,0% so với năm 2016, đạt khoảng 1,80 nghìn tỉ USD và có khả năng tiếp tục tăng và đạt trên 1,85 nghìn tỉ USD năm 2018.


      Khảo sát ý kiến của các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài (IPA) trên khắp thế giới do UNCTAD thực hiện cho thấy Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia sẽ thu hút được nhiều vốn FDI năm 2017. Các nền kinh tế công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là địa điểm đầu tư tiềm năng của các công ty đa quốc gia. Các nước đang phát triển ở Châu Á được xếp theo thứ tự các địa điểm đầu tư tiềm năng là Indonesia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia công nghiệp phát triển có khả năng đạt trên 1.000 tỉ USD năm 2017. Khu vực EU dự báo thu hút khoảng 560 tỉ USD. Xu hướng đầu tư vào khu vực Bắc Mỹ có thể vẫn tăng nhưng không chắc chắn do sự bất ổn về chính sách. Châu Á dự báo sẽ thu hút khoảng 515 tỉ USD trong năm 2017, tăng khoảng 15% so với năm 2016.


      Đầu tư của các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng trong năm 2017 và 2018 nhờ lợi nhuận tăng từ cuối năm 2016. Các công ty đa quốc gia của các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư FDI toàn cầu, khoảng 72%. Các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển luôn xem các nước đang phát triển ở Châu Á là địa điểm đầu tư tiềm năng.


      Dòng vốn FDI trên thế giới vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành chế tạo phương tiện vận tải, điện tử, sản phẩm hóa dầu, chế biến lương thực, thực phẩm và hóa chất. Đối với khu vực dịch vụ, các ngành viễn thông, tài chính, ngân hàng và thương mại là những ngành nhận được nhiều vốn FDI. Xu hướng đáng chú ý nhất là các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) đã đẩy mạnh đầu tư ra thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia. Chính vì vậy, số lượng các công ty công nghệ trong top 100 công ty đa quốc gia của UNCTAD đã tăng gấp đôi. Hơn nữa, quy mô của các công ty này đang tăng nhanh so với các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực khác.


      Các chính sách thúc đẩy tự do hóa đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích và thúc đẩy đầu tư chiếm 79% các chính sách liên quan đến đầu tư FDI đã được các quốc gia ban hành trong năm 2016, so với 21% các chính sách hạn chế và kiểm soát đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng tỉ trọng các chính sách hạn chế đầu tư trong năm 2016 phản ánh xu hướng bảo hộ thương mại và đầu tư đang nổi lên trên thế giới. (Thông tin cụ thể hơn về triển vọng FDI toàn cầu và xu hướng đầu tư của một số đối tác chủ yếu có thể tham khảo tại Phụ lục 4).


    2. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT năm 2018:


  5. Năm 2018 là năm thứ 3 của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để đáp ứng các mục tiêu kinh tế-xã hội của giai đoạn là rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương rất hạn chế. Vì vậy, các địa phương cần xây dựng các chương trình, dự án thu hút đầu tư phải thực sự khả thi, hiệu quả để góp phần vào tăng trưởng của cả giai đoạn 2016-2020. Công tác xây dựng chương trình XTĐT năm 2018 của các địa phương cần tiếp tục bám sát vào các nội dung sau:


    1. Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Chính phủ số 19-2017/NQ-CP ngày 28/4/2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết Chính phủ số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

    2. Các hoạt động thuộc chương trình XTĐT cần bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên của Tỉnh Đảng bộ thời kỳ 2017-2020. Tránh xây dựng các hoạt động riêng lẻ, không có kết nối và tầm nhìn, gây lãng phí cho ngân sách.


    3. Tiếp tục thực hiện định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực; đối tác đầu tư; các tiêu chí xây dựng nội dung hoạt động XTĐT đã được triển khai trong những năm qua (chi tiết tại Phụ lục 5). Đặc biệt chú trọng các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp


        1. như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới.... Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững. Các địa phương đặc biệt lưu ý chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút làn sóng đầu tư từ Nhật bản, Hàn quốc.


    4. Các nội dung, nguyên tắc và yêu cầu đối với hoạt động XTĐT quy định tại Quyết định 03/2014/QĐ-TTg;


      đ) Tăng cường hỗ trợ các dự án được cấp phép, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy mạnh giải ngân cho các dự án. Đặc biệt đối với các dự án gắn với giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng...


    5. Thường xuyên rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án được cấp chủ trương đầu tư tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư của các địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


  6. g) Đối với công tác xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tư: trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tiếp tục rà soát, cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư để phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.


  7. Tiến độ xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018


Các nội dung quy trình, tiến độ và nhiệm vụ xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quyết định 03/2014/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:




      • Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và điều kiện của Bộ, ngành, địa phương mình, khẩn trương tiến hành xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


      • Báo cáo Chương trình XTĐT 2018 của các Bộ, các địa phương, đề nghị gửi 01 bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo file tới địa chỉ e-mail: xtdt_fia@mpi.gov.vn); Đối với các địa phương đề nghị gửi thêm 01 bản cho các Trung tâm XTĐT của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo:


+ Các tỉnh khu vực phía Bắc: gửi về Trung tâm XTĐT phía Bắc. Địa chỉ: 65 Văn Miếu, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.37474140, fax: 04.37343769.

+ Các tỉnh khu vực miền Trung: gửi về Trung tâm XTĐT miền Trung. Địa chỉ: số 103 Lê Sát, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3797689, fax: 0511.3797679.


+ Các tỉnh khu vực phía Nam: gửi về Trung tâm XTĐT phía Nam. Địa chỉ: số 289 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.39306671, fax: 08.39305413.


Trên đây là nội dung hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018. Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Thông tư liên tịch số 90/2015/TTLT-BTC- BKHĐT ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và đặc điểm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương để xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 10 năm 2017./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý KCN&KKT, 

Trung tâm XTĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để b/c);

  • Vụ QL KKT;

  • Lưu: VT, Cục ĐTNN (09b).

KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG



Nguyễn Văn Trung

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.