BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 2392/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP XÃ VÀ CẤP HUYỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tin học hóa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng để (b/c);
Các Thứ trưởng;
Cổng TTĐT của Bộ (để đưa tin);
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Lưu: VT, THH (140b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
BỘ TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP XÃ VÀ CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng đánh giá, xếp hạng
Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện/quận (gọi chung là cấp huyện) và UBND các xã/phường/thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử nhằm hướng tới các mục đích sau:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng Chính quyền điện tử của các địa phương;
Cho phép UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng và tổ chức đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử tại cấp huyện, cấp xã; làm cơ sở chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân;
Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của địa phương về ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử các cấp; xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc ứng dụng CNTT;) Góp phần cụ thể hóa mô hình Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện.
Yêu cầu: Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, phản ánh đúng thực trạng, kết quả ứng dụng CNTT, mức độ xây dựng Chính quyền điện tử của từng địa phương hàng năm.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá
Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện bao gồm các hạng mục chính như sau:
Đánh giá điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử, bao gồm 03 nhóm tiêu chí:
Nhóm tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin;
Nhóm tiêu chí đánh giá nhân lực CNTT;
Nhóm tiêu chí đánh giá môi trường chính sách về ứng dụng CNTT.
Đánh giá kết quả Chính quyền điện tử, bao gồm 04 nhóm tiêu chí:
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hiện diện (tính minh bạch);
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tương tác;
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ giao dịch;
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi.
Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện được quy định tại Phụ lục I Bộ tiêu chí này.
Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã được quy định tại Phụ lục II Bộ tiêu chí này.
Điều 4. Trình tự, thời gian thực hiện đánh giá, xếp hạng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham chiếu bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện ban hành tại Bộ tiêu chí này để tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện từ cấp xã, cấp huyện của các huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh. Các địa phương có thể điều chỉnh bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá đảm bảo phù hợp với đặc thù địa phương.
Trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Công văn và mẫu phiếu khảo sát yêu cầu các xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh, thành phố cung cấp số liệu về kết quả ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử;
Các xã, huyện tiến hành rà soát, thu thập và điền số liệu vào mẫu phiếu khảo sát, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Công văn khảo sát;
Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm tra, xác minh số liệu trong thời hạn 120 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu khảo sát cung cấp đầy đủ số liệu của các xã, huyện;
Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu, đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các xã, huyện trình UBND tỉnh, thành phố duyệt và công bố kết quả.
- Thời hạn đánh giá
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện đánh giá trong quý IV hàng năm để kịp tổng hợp dữ liệu báo cáo kết quả ứng dụng CNTT của địa phương về Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm theo quy định.
Điều 5. Phương pháp đánh giá, xếp hạng
Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm đối với các tiêu chí, quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Bộ tiêu chí này. Điểm đánh giá sau đó sẽ được sử dụng để xếp hạng, công bố mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã.
Điều 6. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã
Việc xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện được thực hiện căn cứ vào điểm số đánh giá của từng xã, huyện và xếp hạng theo 04 mức độ: Mức I, Mức II, Mức III và Mức IV. Các địa phương đạt điểm dưới Mức IV thì không xếp hạng.
Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp huyện được xác định như sau:
TT
Kết quả
Mức I
Mức II
Mức III
Mức IV
Mức độ đạt được
1
Điểm số tối thiểu
90
84.25
77
70,5
2
Chuyển đổi
90% x5
50% x5
0% x5
0% x5
3
Giao dịch
90% x20
80% x20
75% x20
70% x20
4
Tương tác
90% x35
85% x35
80% x35
70% x35
5
Hiện diện
90% x40
90% x40
85% x40
80% x40
Điều kiện sẵn sàng
1
Điểm số tối thiểu
45
40
37,5
35
2
Hạ tầng
90% x30
80% x30
75% x30
70% x30
3
Nhân lực
90% x12
80% x12
75% x12
70% x12
4
Môi trường
90% x8
80% x8
75% x8
70% x8
Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp xã được xác định như sau:
TT
Kết quả
Mức I
Mức II
Mức III
Mức IV
Mức độ đạt được
1
Điểm số tối thiểu
54/60
50,1/60
43,5/60
38,5/60
2
Chuyển đổi
90% x5
50% x5
0% x5
0% x5
3
Giao dịch
90% x10
80% x10
75% x10
70% x10
4
Tương tác
90% x18
85% x18
80% x18
70% x18
5
Hiện diện
90% x27
90% x27
80% x27
70% x27
Điều kiện sẵn sàng
1
Điểm số tối thiểu
27/30
24/30
22,5/30
21/30
2
Hạ tầng
90% x30
80% x30
75% x30
70% x30
3
Nhân lực
90% x12
80% x12
75% x12
70% x12
4
Môi trường
90% x8
80% x8
75% x8
70% x8
Thực hiện xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện theo 02 nhóm bao gồm:
Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp huyện;
Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp xã.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Chỉ đạo thực hiện khảo sát, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu báo cáo về mức độ Chính quyền điện tử hàng năm theo yêu cầu của cấp tỉnh.
Phối hợp và tạo điều kiện để Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố về kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của địa phương.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện.
Phối hợp với Sở Nội vụ đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ địa phương điện tử theo Bộ tiêu chí này vào nội dung xác định trách nhiệm trong thực thi công vụ của người đứng đầu và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của các huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng, hiệu chỉnh, trình bổ sung, sửa đổi các tiêu chí đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã, cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.