Open navigation

Công văn 15509/BTC-TCHQ Xuất khẩu các loại cát và cát nhiễm mặn đảo Phú Quốc

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15509/BTC-TCHQ
V/v xuất khẩu cát

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.


Thời gian qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nhận được một số báo cáo vướng mắc liên quan đến việc xuất khẩu các loại cát nói chung và cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước cảng quân sự vùng 5 Hải quân tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang nói riêng. Về việc này, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

1/ Về việc xuất khẩu cát nói chung:

Ngày 20/9/2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BXD quy định: “Khoáng sản được phép xuất khẩu là khoáng sản được ban hành tại Phụ lục I của Thông tư này”. Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BXD thì một số loại cát như: Cát trắng; Cát vàng làm khuôn đúc, lọc nước; Cát nghiền; Cát nhiễm mặn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn điều kiện theo quy định thì được phép xuất khẩu.

Ngày 25/10/2017, Bộ Xây dựng có công văn số 2521/BXD-VLXD gửi Tổng cục Hải quan trong đó có nêu: Ngày 15/9/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 9826/VPCP-CN thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài. Do vậy, khoáng sản cát trắng silica thuộc diện dừng không xuất khẩu” (văn bản văn bản số 9826/VPCP-CN ngày 15/9/2017 của Văn phòng Chính phủ không gửi Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan).

Đồng thời, tại văn bản số 2495/BXD-VLXD ngày 23/10/2017, Bộ Xây dựng đang đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc thông báo cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan về chủ trương: “Việt Nam không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài ”.

Hiện nay, Bộ tài chính (Tổng cục Hải quan) chưa nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng xuất khẩu mọi loại cát. Trường hợp dừng xuất khẩu mọi loại cát, để có cơ sở cho cơ quan hải quan thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, thực hiện. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng sửa đổi nội dung Thông tư số 04/2012/TT-BXD cho phù hợp.

2/ Về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước cảng quân sự vùng 5 Hải quân tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang:

Theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng thì cát nhiễm mặn thuộc Danh mục được phép xuất khẩu nếu đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện khai thác từ các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép, địa phương không có nhu cầu sử dụng.

Về việc này, tại công văn số 3586/VPCP-KTN ngày 07/5/2013 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đồng ý đề nghị của Bộ Xây dựng về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn từ dự án nạo vét khu vực Quân cảng Vùng 5 Hải quân.

Đồng thời, tại công văn số 9761/VPCP-KTN ngày 05/12/2014 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thtướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét khu vực Quân cảng Vùng 5 Hải quân.

Thực tế đối với dự án này, cơ quan Hải quan đã căn cứ hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại các công văn s10/BXD-VLXD ngày 07/01/2015, 1460/BXD-VLXD ngày 03/7/2015, 1070/BXD-VLXD ngày 03/6/2016, 32/BXD-VLXD ngày 06/01/2017 thống nhất Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đức Long được làm thủ tục xuất khẩu cát nhiễm mặn lượng tối đa 1.000.000 m3 (một triệu mét khối) đến ngày 30/6/2017 và thực tế đã xuất khẩu được 951.998 m3.

Liên quan đến dự án nạo vét vùng nước quân cảng Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân, Bộ Quốc phòng đã có công văn số 5487/BQP-TM ngày 18/5/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép các đơn vị thi công tiếp tục xuất khẩu toàn bộ khối lượng cát nhiễm mặn tận thu từ dự án, lấy thu bù chi, không phải sử dụng ngân sách nhà nước cho dự án.

Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng nêu tại tại công văn số 5487/BQP-TM nêu trên và ý kiến của các cơ quan, địa phương liên quan, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8539/VPCP-KTTH ngày 14/8/2017 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, trong đó giao: “các Bộ, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cảng quân sự nêu trên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Khoản 1 văn bản số 5517/VPCP-CN ngày 29 tháng 5 năm 2017. Giao Bộ Tài nguyên và Môi tờng chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, địa phương liên quan khn trương kiểm tra, làm rõ tình hình sạt lở bờ bin, ô nhiễm môi trường do thi công nạo vét của các dự án này để đánh giá một cách khoa học, khách quan, làm rõ nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm không để gây ra sạt lở bờ biển do thi công nạo vét và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhân dân và môi trường du lịch biển trong khu vực....”

Tuy nhiên nội dung công văn số 8539/VPCP-KTTH ngày 14/8/2017 chưa thể hiện rõ cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước quân cảng Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân có được phép tiếp tục xuất khẩu hay không.

Mặt khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đã có công văn số 7057/TCHQ-GSQL ngày 31/10/2017 gửi Bộ Xây dựng trao đổi và đề nghị hướng dẫn nhưng đến nay chưa nhận được trả lời.

Do vậy, để có đủ cơ sở hướng dẫn các đơn vị thống nhất, Bộ Tài chính kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo cụ thể về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước quân cảng Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân.

Bộ Tài chính kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- BT Đinh Ti
ến Dũng (để b/c);
- Bộ Xây dựng (để p/h);
- Bộ Tư lệnh H
ải quân (để biết);
- UBND tỉnh Kiên Giang (để biết);
- Cục H
i quan tỉnh Kiên Giang (để biết);
- Lưu: VT, TCHQ (
12b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.