BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 1810/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, THAM VẤN VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan và 03 phụ lục kèm theo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
Tùy theo đặc điểm tình hình đơn vị để bố trí lực lượng; xây dựng quy chế phân cấp tham vấn, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ hướng dẫn các bước nghiệp vụ, cách
thức phối hợp giữa các cấp, phù hợp với hướng dẫn của Tổng cục hải quan tại Quy trình này.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá theo mẫu số 02, mẫu số 03, mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy trình này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo; hình thức báo cáo: văn bản và thư điện tử (theo địa chỉ tgtt@customs.gov.vn); thời hạn báo cáo trước ngày 5 của tháng kế tiếp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và thay thế nội dung về trị giá hải quan tại Điều 55, 56, 57, 58 Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Lãnh đạo Bộ (để b/c);
Lãnh đạo TCHQ;
Vụ CST; Vụ PC (BTC);
Website Hải quan;
Lưu: VT, TXNK(Hoa - 30b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
QUY TRÌNH
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, THAM VẤN, XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy trình này hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra nội dung khai báo, trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, áp dụng đối với những lô hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và được thực hiện cùng với các Quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành.
Điều 2. Mục đích kiểm tra
Mục đích kiểm tra là nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong khai báo và xác định trị giá hải quan của người khai hải quan đề đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan; thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá
Nguyên tắc, nội dung kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan: tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện tình trạng khai báo, xác định trị giá hải quan không đúng hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định hiện hành.
Việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng dữ liệu giá phục vụ cho quá trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá được thực hiện theo Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (sau đây gọi tắt là Quy chế dữ liệu).
Trong quá trình kiểm tra chi tiết hồ sơ, thực tế hàng hóa (nếu có), trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc có nghi vấn về trị giá khai báo thì phải xử lý kết quả kiểm tra trị giá tại khâu trong thông quan theo đúng quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, không chuyển và không thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Kiểm tra trị giá hải quan
Kiểm tra nội dung khai báo
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hợp đồng mua bán
Nội dung kiểm tra:
Công chức kiểm tra hồ sơ hải quan (sau đây gọi là công chức kiểm tra) thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) theo quy định tại tiết a.1 điểm a khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, trong đó cần lưu ý các chỉ tiêu sau:
Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu. Cụ thể: tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu,....) để xác định được các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến trị giá hải quan của hàng hóa.
Một số tên hàng đã được chuẩn hóa tại Phụ lục I kèm theo Quy trình này.
Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC nhưng không khai trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì công chức kiểm tra yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu (trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy) theo
quy định tại Điều 20 được quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trên cơ sở khai bổ sung của người khai hải quan, công chức kiểm tra thực hiện kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan để phát hiện các trường hợp có mâu thuẫn về nội dung liên quan đến trị giá hải quan giữa các chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc, điều kiện, trình tự áp dụng, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Thông tư số 39/2015/TT- BTC.
Đối với trường hợp sử dụng văn bản Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan thì kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp giữa nội dung văn bản Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan với hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa).
Xử lý kết quả kiểm tra:
Đối với nội dung kiểm tra tại điểm a.1, điểm a.2, điểm a.3 khoản này:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức kiểm tra thực hiện kiểm tra trị giá khai báo theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, trừ mặt hàng không có chỉ dẫn rủi ro về trị giá trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: tại tag “Kiểm tra nội dung khai báo” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì xử lý như sau:
Công chức kiểm tra lập tờ trình trị giá hải quan, trình lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông báo trị giá hải quan). Sau khi được lãnh đạo phê duyệt, công chức gửi Thông báo trị giá hải quan và đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định.
Riêng đối với trường hợp khai điện tử, ngoài việc lập và gửi Thông báo trị giá hải quan cho người khai hải quan bằng văn bản, công chức kiểm tra phải thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: tại tag “Kiểm tra nội dung khai báo” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”.
Công chức kiểm tra theo dõi việc khai bổ sung của người khai hải quan và xử lý như sau:
Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì công chức kiểm tra so sánh nội dung khai bổ sung trên tờ khai với Thông báo trị giá hải quan. Trường hợp nội dung khai bổ sung phù hợp với Thông báo trị giá hải quan thì công chức kiểm tra thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật tại hệ thống GTT02: tại tag “Xác định giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan số.... ngày…. của đơn vị ban hành”.
Quá thời hạn khai bổ sung nêu trên mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày hết thời hạn khai bổ sung công chức kiểm tra lập Quyết định ấn định thuế trình Lãnh đạo phê duyệt để thông quan hàng hóa theo quy định, đồng thời xử lý vi phạm (nếu có).
Cập nhật tại hệ thống GTT02:
- Tại tag “Xác định giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật phương pháp, mức giá xác định cho các dòng hàng, đồng thời cập nhật lý do xác định giá: “Do DN không khai bổ sung / khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan số.... ngày…. của đơn vị ban hành”.
Đối với trường hợp tại điểm a.4 khoản này:
Trường hợp Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan về mức giá hoặc phương pháp xác định trị giá hải quan phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa) thì công chức kiểm tra chấp nhận phương pháp, mức giá xác định trước để thực hiện thông quan theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: tại chức năng cập nhật kết quả kiểm tra Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa”.
Trường hợp Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan về mức giá hoặc phương pháp xác định trị giá không phù hợp với hồ sơ hải quan hoặc thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa) thì công chức kiểm tra không chấp nhận phương pháp, mức giá xác định trước, thực hiện kiểm tra trị giá khai báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời có văn bản (kèm hồ sơ chứng minh Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan không phù hợp) kiến nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy Thông báo kết quả xác định trước trị giá hải quan về mức giá hoặc phương pháp xác định trị giá.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng cập nhật kết quả kiểm tra Thông báo kết quả xác định trước, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Không phù hợp với hồ sơ hải quan / thực tế hàng hóa”.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC
Thực hiện kiểm tra trị giá khai báo theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều này.
Kiểm tra trị giá khai báo
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung kiểm tra:
Công chức kiểm tra thực hiện so sánh, đối chiếu trị giá khai báo tại chỉ tiêu “Đơn giá tính thuế” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) với trị giá nêu tại điểm b.4, b.5 khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn trị giá khai báo và rủi ro cao về trị giá so với mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giống hệt, tương tự theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, đồng thời người khai hải quan được đánh giá, phân loại là doanh nghiệp không tuân thủ trên hệ thống Quản lý rủi ro: công chức kiểm tra trình Lãnh đạo để thông báo cho người khai hải quan bổ sung hồ sơ, cử đại diện có thẩm quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo.
Công chức kiểm tra thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu (trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy) nội dung “Người khai hải quan bổ sung hồ sơ theo quy định tại điểm
khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và cử đại diện theo pháp luật của người khai hải quan hoặc người được ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan”.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: tại tag “Kiểm tra trị giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Có nghi vấn rủi ro cao về trị giá, DN không tuân thủ - Chi cục kiểm tra” và xử lý như sau:
Trường hợp người khai hải quan (1) không bổ sung hồ sơ, hoặc (2) không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, (3) hoặc cử đại diện nhưng không có giấy ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo hoặc (4) trên cơ sở hồ sơ do người khai hải quan cung cấp, không giải trình, không chứng minh được các căn cứ bác
bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2.1, đ.2.2, đ.2.3, đ.2.5, đ.2.6 khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức kiểm tra lập tờ trình trị giá hải quan, trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan, quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật Hệ thống GTT02: Tại tag “Xác định giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật phương pháp, mức giá xác định cho các dòng hàng, đồng thời cập nhật lý do xác định giá “Do DN không bổ sung hồ sơ / không cử đại diện có thẩm quyền / không giải trình chứng minh được/....”.
Ngoài trường hợp nêu tại tiết b.1.1 nêu trên, công chức kiểm tra lập tờ trình trị giá hải quan và trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan để thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan.
Cập nhật tại Hệ thống GTT02: Tại tag “Xác định giá” chức năng 1.04 công chức kiểm tra cập nhật nội dung “Chấp nhận trị giá khai báo”.
Công chức kiểm tra lập Biên bản làm việc ghi nhận nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan cho các trường hợp nêu tại điểm b.1.1 và b. 1.2 khoản này (trừ trường hợp người khai hải quan không cử đại diện đến làm việc với cơ quan hải quan).
Thời gian kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra phải thực hiện trong thời gian làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nghi vấn trị giá khai báo cao đột biến theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quy định tại điểm b.2 khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức kiểm tra thực hiện thông quan theo trị giá khai báo theo quy định và trình Lãnh đạo để gửi các thông tin nghi vấn đến Cục Hải quan trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày kiểm tra trị giá.
Trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tổng hợp thông tin gửi cơ quan thuế nội địa cùng cấp quản lý doanh nghiệp, đồng thời báo cáo Tổng cục Hải quan.
Sau khi nhận được thông tin do Cục Hải quan gửi, Tổng cục Hải quan chuyển thông tin đến Tổng cục Thuế làm cơ sở kiểm tra, xác định giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật về giao dịch liên kết, phù hợp với quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại tag “Kiểm tra trị giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra thực hiện cập nhật nội dung “Nghi vấn trị giá khai báo cao - chấp nhận trị giá khai báo” cho các dòng hàng có nghi vấn.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện nghi vấn, phải thực hiện tham vấn quy định tại tiết b.3 khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1
Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức kiểm tra trình Lãnh đạo để:
Thông báo cho người khai hải quan tại chỉ tiêu “Chỉ thị hải quan” trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông quan nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) nội dung: “Cơ sở nghi vấn, phương pháp, mức giá dự kiến xác định; thời gian tham vấn; địa điểm tham vấn tại Cục Hải quan/Chi cục Hải quan; bổ sung chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC” hoặc ban hành Thông báo nghi vấn mẫu số 02A/TB-NVTG/TXNK ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông báo nghi vấn) (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy).
Trường hợp có nhiều dòng hàng nghi vấn không đủ ký tự để phản hồi tại chỉ tiêu “Chỉ thị hải quan” trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan tại chỉ tiêu “Chỉ thị hải quan” trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông quan nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) nội dung: “Nghi vấn theo Thông báo nghi vấn số... ngày...; thời gian tham vấn; địa điểm tham vấn tại Cục Hải quan/Chi cục Hải quan; bổ sung chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều 25 quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC”, đồng thời gửi Thông báo nghi vấn cho người khai hải quan bằng văn bản trong cùng ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thực hiện giải phóng hàng hóa theo quy định, đồng thời ngay sau khi thông báo cho người khai hải quan tại “Chỉ thị hải quan” trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan và/hoặc Thông báo nghi vấn; lập và gửi Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn theo mẫu 01/PCTV/TXNK Phụ lục II ban hành kèm theo Quy trình này cùng hồ sơ hải quan (bản sao); chứng từ, tài liệu (nếu có) về Cục Hải quan để thực hiện tham vấn (đối với trường hợp tham vấn tại Cục Hải quan) hoặc thực hiện tham vấn theo hướng dẫn tại Điều 5 dưới đây (đối với trường hợp tham vấn tại Chi cục Hải quan).
Cập nhật vào hệ thống GTT02: Tại tag “Kiểm tra trị giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra thực hiện cập nhật nội dung “Nghi vấn trị giá khai báo - chuyên Cục tham vấn” hoặc “Nghi vấn trị giá khai báo - Chi cục tham vấn” đối với các dòng hàng nghi vấn.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan được áp dụng kết quả tham vấn 1 lần theo quy định tại khoản 6 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 5 Quy trình này.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại tag “Kiểm tra trị giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra thực hiện cập nhật nội dung “Nghi vấn trị giá khai báo - đề nghị áp dụng tham vấn 1 lần” cho các dòng hàng có nghi vấn, người khai hải quan đề nghị tham vấn 1 lần.
b.4) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc điểm b.1, b.2 và b.3
khoản này, công chức kiểm tra thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật vào hệ thống GTT02: Tại tag “Kiểm tra trị giá” chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật “Không nghi vấn trị giá - chấp nhận trị giá khai báo” đối với các dòng hàng đã kiểm tra.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC
Đối tượng kiểm tra: Chi cục trưởng căn cứ tình hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; dấu hiệu gian lận thương mại trong khai báo trị giá; tính chất hàng hóa; tần suất xuất khẩu, nhập khẩu để quyết định kiểm tra, thực hiện xác định trị giá theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Nội dung kiểm tra:
này.
Công chức kiểm tra thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại tiết a, điểm 2.1 Điều
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp, công chức kiểm tra lập tờ trình trị giá hải quan và trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan, quyết định ấn định thuế để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại tag “Xác định giá” tại chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật phương pháp, mức giá xác định cho các dòng hàng.
Trường hợp không có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp, công chức kiểm tra chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật “Chấp nhận trị giá khai báo” đối với các dòng hàng đã kiểm tra hoặc thực hiện hoàn thành kết quả kiểm tra tại chức năng 1.04 (trường hợp lựa chọn 1 tờ khai) hoặc tại chức năng 1.13 (trường hợp lựa chọn cùng lúc nhiều tờ khai).
Lưu ý về việc cập nhật tại chức năng 1.04 hệ thống GTT02 nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này: Sau khi cập nhật các nội dung tại chức năng 1.04, công chức kiểm tra cập nhật “Hoàn thành kết quả kiểm tra” tại chức năng 1.04 (lựa chọn 1 tờ khai) hoặc tại chức năng 1.13 (lựa chọn cùng lúc nhiều tờ khai).
Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ được lưu trữ theo quy định (bao gồm: tờ khai, tờ trình trị giá hải quan và các chứng từ tài liệu có liên quan, Thông báo nghi vấn, Thông báo trị giá hải quan, Biên bản làm việc, quyết định ấn định thuế,…….). Đối với các trường hợp phải chỉ thị trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra chụp màn hình, in nội dung chỉ thị để lưu cùng bộ hồ sơ hải quan.
Điều 5. Tham vấn
Phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn
Công chức hải quan tại Chi cục thực hiện phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và xử lý như sau:
Trường hợp hồ sơ được phân cấp tham vấn tại Chi cục: Công chức hải quan tại Chi cục thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn từ khoản 2 Điều này.
Trường hợp hồ sơ được phân cấp tham vấn tại Cục Hải quan: Công chức kiểm tra thực hiện chuyển hồ sơ tham vấn lên Cục Hải quan theo hướng dẫn tại tiết b.3.2 điểm b khoản 2.1 Điều 4 Quy trình này.
Sau khi nhận được Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn và hồ sơ hải quan do Chi cục, công chức hải quan tại Cục Hải quan thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn từ khoản 2 Điều này.
Thu thập thông tin, dữ liệu:
Công chức thực hiện tham vấn (sau đây gọi tắt là công chức tham vấn) thực hiện:
Thu thập, tổng hợp, phân tích, kiểm tra tính xác thực và quy đổi nguồn thông tin sử dụng để tham vấn: Thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế dữ liệu.
Công chức tham vấn in các thông tin đã thu thập được, ghi rõ thời gian tra cứu, ký tên, lập phiếu đề xuất về việc sử dụng thông tin và báo cáo Lãnh đạo và chuyển sang thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị nội dung tham vấn
Việc nghiên cứu hồ sơ cần tập trung làm rõ tính phù hợp giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; giữa thông tin, dữ liệu thu thập được với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và khai báo của người khai hải quan;
Các câu hỏi cần tập trung làm rõ các nghi vấn, tránh hỏi tràn lan, chiếu lệ, không trọng tâm vào những nghi vấn. Tùy từng trường hợp tham vấn cụ thể, cần làm rõ các nội dung:
b.1) Về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; b.2) Về đối tác của doanh nghiệp;
b.3) Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa; b.4) Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả;
Các vấn đề về thanh toán;
Các thông tin chi tiết về hàng hóa;
Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu);
khẩu;
Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập
có);
Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn (nếu
Các mâu thuẫn trong khai báo của người khai hải quan so với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan;
Giải trình của người khai hải quan đối với nghi vấn của cơ quan hải quan.
Tổ chức tham vấn
Công chức tham vấn đề nghị đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của người khai hải quan xuất trình chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/hộ chiếu và nộp giấy ủy quyền (trường hợp được ủy quyền) trước khi thực hiện tham vấn, đồng thời, giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan theo quy định khi thực hiện tham vấn để có sự hợp tác giữa người khai hải quan và cơ quan hải quan nhằm làm minh bạch các nghi vấn liên quan đến trị giá khai báo. Trường hợp người đến tham vấn không đúng thẩm quyền và không có giấy ủy quyền thì từ chối tổ chức tham vấn;
Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của người tham gia tham vấn, chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của doanh nghiệp (so sánh câu trả lời, hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu với các thông tin có sẵn của cơ quan hải quan đã được kiểm chứng).
Lưu ý: Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp.
Trong quá trình tham vấn, công chức tham vấn cần làm rõ và lưu ý những nội dung sau:
Tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá hải quan của người khai hải quan;
Tính phù hợp của các thông tin liên quan về trị giá hải quan giữa các hồ sơ, chứng từ tài liệu;
Tính phù hợp của việc áp dụng nguyên tắc, điều kiện, trình tự, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC; Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
Tính hợp lý trong nội dung giải trình của người khai hải quan đối với các nghi vấn của cơ quan hải quan;
Các nội dung hỏi đáp phải được ghi chép đầy đủ, trung thực và lập thành biên bản tham vấn.
Tập trung làm rõ vấn đề nghi vấn về mức giá, các yếu tố ảnh hưởng đến trị giá khai báo dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn và các nguồn thông tin thu thập được sau khi kiểm chứng mức độ tin cậy và quy đổi theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này để bác bỏ trị giá khai báo trên cơ sở đối chiếu 04 điều kiện xác định trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC với hồ sơ, mức giá, thông tin do người khai hải quan cung cấp tại thời điểm tham vấn;
Không để xảy ra các tình trạng: không thực hiện tham vấn để làm rõ nghi vấn trị giá khai báo mà thực hiện ấn định thuế ngay khi xác định nghi vấn; Hoặc bác bỏ trị giá khai báo không chỉ rõ căn cứ theo quy định; Hoặc sử dụng mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá để bác bỏ hoặc chấp nhận trị giá khai báo; Chấp nhận trị giá khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do hồ sơ hợp lệ mà không chú trọng đến sự bất hợp lý của mức giá.
Nội dung tại Biên bản tham vấn:
Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì công chức tham vấn ghi “người khai hải quan đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định và khai bổ sung”.
Lưu ý: Trường hợp này, trong Biên bản tham vấn không có mục hỏi đáp.
Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo hoặc chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.
Tại biên bản tham vấn, công chức tham vấn ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; ghi nhận các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; phương pháp, mức giá xác định và xử lý như sau:
Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”;
Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ “Bác bỏ trị giá khai báo”, các nguồn thông tin sử dụng trong quá trình tham vấn, cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá khai báo, mức giá và phương pháp xác định do cơ quan hải quan sử dụng để xác định trị giá sau khi tham vấn.
Biên bản tham vấn có chữ ký của đại diện các bên tham gia tham vấn. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định, công chức tham vấn làm rõ nguyên nhân và đề nghị người khai hải quan bằng các chứng từ, tài liệu có ý kiến về kết luận của cơ quan hải quan; công chức tham vấn hướng dẫn người khai hải quan ghi ý kiến và ký vào biên bản tham vấn. Hồ sơ tham vấn
phải được lưu trữ tại nơi tham vấn.
Xử lý kết quả tham vấn
Đối với trường hợp tham vấn tại Cục Hải quan:
Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan dự kiến xác định theo quy định tại điểm đ.1 khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thực hiện kiểm tra hồ sơ, nội dung khai báo, phương pháp, mức giá dự kiến xác định tại Thông báo nghi vấn để đưa ra phương pháp, mức giá xác định và đề nghị người khai khai bổ sung.
Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì ký Biên bản tham vấn. Công chức tham vấn lập tờ trình trị giá hải quan và Thông báo trị giá hải quan trình Lãnh đạo ký duyệt; gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ngay trong ngày hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày ra Thông báo trị giá hải quan để theo dõi việc khai bổ sung của người khai hải quan.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Người khai hải quan đồng ý phương pháp và mức giá do cơ quan hải quan xác định”.
Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì chuyển sang thực hiện tham vấn và xử lý kết quả tham vấn theo quy định tại điểm a.2 và a.3 dưới đây.
Công chức tại Chi cục sau khi nhận được Biên bản tham vấn (bản sao) và Thông báo trị giá hải quan và do Cục hải quan gửi thì thực hiện theo dõi tờ khai do người khai hải quan khai bổ sung:
Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn thì công chức tại Chi cục kiểm tra, đối chiếu nội dung khai báo bổ sung trên tờ khai hải quan với Thông báo trị giá hải quan. Trường hợp nội dung khai bổ sung phù hợp với Thông báo trị giá hải quan thì công chức kiểm tra thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức kiểm tra cập nhật kết quả xác định trị giá theo phương pháp, mức giá xác định tại Thông báo trị giá hải quan cho từng dòng hàng và cập nhật nội dung “Người khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan số.... ngày….. của đơn vị ban hành”.
Quá thời hạn khai bổ sung nêu trên mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày hết thời hạn khai bổ sung công
chức kiểm tra lập Quyết định ấn định thuế trình Lãnh đạo phê duyệt để thông quan hàng hóa theo quy định, đồng thời xử lý vi phạm (nếu có).
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức kiểm tra cập nhật phương pháp, mức giá xác định tại Thông báo trị giá hải quan cho từng dòng hàng, đồng thời cập nhật lý do xác định giá “Người khai hải quan không khai bổ sung/khai bổ sung không đúng Thông báo trị giá hải quan số...., ngày.... của đơn vị ban hành”.
a.2) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo sau khi tham vấn, công chức tham vấn lập Biên bản tham vấn, lập tờ trình trị giá hải quan, trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan đề nghị người khai hải quan khai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, đồng thời gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày thông báo để Chi cục theo dõi việc khai bổ sung của người khai hải quan.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Bác bỏ trị giá khai báo”.
Công chức tại Chi cục sau khi nhận được Thông báo trị giá hải quan và Biên bản tham vấn (bản sao) do Cục hải quan gửi thì thực hiện theo dõi tờ khai do người khai hải quan khai bổ sung và xử lý theo hướng dẫn tại điểm a.1.2 khoản 5 Điều này.
а.3) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2 khoản 4 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức tham vấn lập tờ trình trị giá hải quan, trình lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan và gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”.
Đối với trường hợp tham vấn tại Chi cục: Công chức tham vấn, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này (trừ việc lập, gửi Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn).
Đối với trường hợp người khai đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan dự kiến xác định, Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, phân cấp tham vấn cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần.
Tham vấn lần đầu: Công chức tham vấn thực hiện tham vấn theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Xử lý nghi vấn trị giá khai báo trong các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo:
Công chức tham vấn thực hiện kiểm tra thông tin, dữ liệu sử dụng kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn và xử lý như sau:
Trường hợp thông tin không thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
Công chức tham vấn trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mức giá tại Thông báo trị giá hải quan trước đó, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra “Đồng ý áp dụng kết quả tham vấn một lần theo Thông báo trị giá hải quan số... ngày.... tháng” trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản và thông quan hàng hóa theo quy định.
Đối với các trường hợp còn lại, công chức tham vấn thông báo kết quả kiểm tra “Không đồng ý áp dụng kết quả tham vấn một lần theo Thông báo trị giá hải quan số... ngày.... của đơn vị ban hành, đề nghị thực hiện tham vấn theo đúng quy định” trình Lãnh đạo để thực hiện tham vấn theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp tham vấn một lần tại Cục Hải quan, công chức tham vấn thực hiện theo quy định tại điểm a, b nêu trên. Việc chuyển hồ sơ lên Cục Hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.3.2 điểm 2.1 khoản 2 Điều 4 Quy trình này.
Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, phân cấp tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần cho Cục Hải quan để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác tham vấn.
Lưu trữ hồ sơ tham vấn:
Hồ sơ tham vấn (bao gồm hồ sơ hải quan, tờ trình, Biên bản tham vấn, Thông báo trị giá hải quan, hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, điện chuyển tiền hoặc hóa đơn nếu có, các chứng từ tài liệu doanh nghiệp giải trình,...) được lưu trữ theo quy định. Đối với các trường hợp phải chỉ thị trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra chụp màn hình, in nội dung chỉ thị để lưu cùng bộ hồ sơ hải quan.
Điều 6. Xác định trị giá hải quan
1. Thông tin xác định trị giá hải quan
Nguồn thông tin sử dụng để xác định trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu: a.1) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch:
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
Nguồn thông tin đề quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm. a.2) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
giống hệt, tương tự:
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
Các nguồn thông tin liên quan đến quy đổi về cấp độ thương mại và số lượng;
Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm; a.3) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá khấu trừ:
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 7 Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
a.4) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá tính toán:
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm; a.5) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp suy luận:
Sử dụng các nguồn thông tin tại 5 phương pháp nêu trên, trong đó lưu ý mở rộng thời gian thu thập nguồn thông tin theo quy định.
Các nguồn thông tin khác: Giá trên thị trường nước xuất khẩu, giá bán trên thị trường nội địa, tạp chí, …..(sau khi đã được quy đổi về cùng cấp độ thương mại, thời gian,... với hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá).
Nguồn thông tin xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
xuất.
Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán tính đến cửa khẩu
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm d khoản 3 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
Các nguồn thông tin liên quan đến quy đổi về cấp độ thương mại và số lượng;
Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.
Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam.
Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm. b.4) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất
khẩu do cơ quan hải quan thu thập.
Sử dụng các nguồn thông tin tại 3 phương pháp nêu trên, trong đó lưu ý thời gian thu thập nguồn thông tin theo quy định.
Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật (nếu có).
Tại thời điểm xác định trị giá, công chức hải quan phải tra cứu và thu thập đầy đủ các nguồn thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, các chứng từ tài liệu có liên quan theo từng phương pháp xác định trị giá, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin trên hệ thống GTT02 và các nguồn thông tin thu thập được trước khi quy đổi về trị giá hải quan theo Quy chế dữ liệu. Chỉ sử dụng các nguồn thông tin sau khi đã được kiểm chứng có mức độ tin cậy để xác định trị giá. Không sử dụng các nguồn thông tin còn đang nghi vấn, chưa xử lý, kiểm chứng hoặc mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu rủi ro về trị giá để xác định trị giá. Việc xác định trị giá hải quan phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, phương pháp xác định trị giá quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Các thông tin thu thập phải được in ra, thể hiện rõ nguồn thông tin, người thu thập thông tin, thời điểm thu thập thông tin và lưu cùng bộ hồ sơ của hàng hóa hàng nhập khẩu.
Phân tích, tổng hợp, quy đổi, phương pháp quy đổi và kiểm chứng các thông tin thu thập được: thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế dữ liệu.
Ban hành Thông báo trị giá hải quan
Lập Tờ trình trị giá hải quan
Công chức hải quan lập Tờ trình trị giá hải quan gồm các nội dung sau:
Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo:
Căn cứ bác bỏ trị giá khai báo (như: người khai hải quan không bổ sung hồ sơ, không cử đại diện có thẩm quyền, không giải trình, chứng minh được... theo quy định tại tiết... điểm.... khoản.... Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số
39/2018/TT-BTC).
Nêu cụ thể các nguồn thông tin thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này; a.3) Nêu lập luận, phân tích, cách thức tính toán khi sử dụng các nguồn thông tin
để xác định trị giá;
Phương pháp xác định trị giá, trong đó nêu rõ: lý do tại sao không sử dụng từng phương pháp xác định trước đó; căn cứ sử dụng phương pháp xác định trị giá;
Trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định (nêu rõ công thức tính toán để ra được mức giá xác định).
Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo:
Nêu rõ căn cứ và lý do chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.
Nêu rõ các nguồn thông tin thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Nêu lập luận, phân tích, cách thức tính toán, sử dụng các nguồn thông tin để chỉ ra lý do không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo;
Trình Lãnh đạo ký duyệt ban hành Thông báo trị giá hải quan, đồng thời gửi Thông báo trị giá hải quan bằng thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho người khai hải quan ngay trong ngày ký Thông báo trị giá hải quan hoặc ngày làm việc liền kề. Đối với trường hợp người khai hải quan đề nghị tham vấn 1 lần, tại Thông báo trị giá hải quan bổ sung thêm nội dung “Người khai hải quan đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, đồng thời lưu ý tên hàng, đơn vị tính ghi trên Thông báo trị giá phải đầy đủ, rõ ràng và định lượng được.
Cập nhật kết quả xác định trị giá và lưu trữ hồ sơ xác định giá
Căn cứ nội dung Tờ trình trị giá hải quan và Thông báo trị giá hải quan, công chức hải quan cập nhật phương pháp, mức giá vào Hệ thống dữ liệu trị giá và thông báo cho người khai hải quan trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), đồng thời cập nhật vào hệ thống GTT02 theo hướng dẫn đối với các trường hợp cơ quan hải quan xác định trị giá tại Điều 4, Điều 5 Quy trình này.
Hồ sơ xác định trị giá (bao gồm hồ sơ hải quan, tờ trình, Thông báo trị giá, hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, điện chuyển tiền hoặc hóa đơn nếu có, các chứng từ tài liệu doanh nghiệp giải trình,...) được lưu trữ theo quy định.