Open navigation

Công văn 15865/BTC-TCDN Nội dung công văn 10382/VPCP-ĐMDN về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC

B TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15865/BTC-TCDN
Về nội dung công văn số 10382/VPCP-ĐMDN

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2018

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ.

Bộ Tài chính nhận được công văn số 9274/VPCP-ĐMDN ngày 26/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty Luật TNHH IPIC liên quan đến nội dung công văn số 10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/12/2015 của Văn phòng Chính phủ về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

Qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng, nội dung hỏi của Công ty Luật TNHH IPIC liên quan đến nội dung mang tính chất chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tại công văn số 10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/12/2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành. Vì vậy, đề nghị Văn phòng Chính phủ nghiên cứu trả lời nội dung hi của Công ty Luật TNHH IPIC trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ cho phù hợp với chủ thể ban hành.

Về các nội dung hỏi của Công ty Luật TNHH IPIC:

1. Đối với nội dung hỏi Th nhất:

Ni dung hỏi: Khái niệm "Các đơn vị liên quan" được nêu trong công văn có bao gồm cả các cổ đông/thành viên khác (không bao gồm cổ đông/thành viên nhà nước) của công ty cổ phần/phần vốn góp của nhà nước hay không? Nếu có, các cổ đông/thành viên này có buộc phải bỏ qua quyền tự quyết của mình để thực hiện "biu quyết không thay đi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp,..." hay không?

Ý kiến của B Tài chính:

- Khoản 5 Điều 5 Luật số 69/2014/QH13 quy định nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quản lý vn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phn vn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình đng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 

- Khoản 2 Điều 43 Luật số 69/2014/QH13 quy định quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty c phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên "Quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư tăng vn, chuyn nhượng c phn, vn góp của Nhà nước tại công ty c phn, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên".

- Khoản 1.b Điều 48 quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp "1. Báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện ch sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biu quyết và quyết định tại Đại hội đng c đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây;...

b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;"

Do đó, "các đơn vị liên quan" tại công văn số 10382/VPCP-ĐMDN theo Bộ Tài chính được hiểu là các cơ quan tham mưu (thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) xem xét, chỉ đạo Người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ Sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Đối với nội dung hỏi Thứ hai:

Ni dung hỏi: Trong giai đoạn chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước sang cho SCIC. Công ty có cổ phn/phần vốn góp của Nhà nước thực hiện các quyết định liên quan đến việc thay đổi quy mô và cơ cấu vn điều lệ của doanh nghiệp, bán vốn tại công ty con, công ty liên kết mà quyết định đó được Đại hội đồng cổ đông/HĐTV công ty thông qua với tỷ lệ tán thành theo đúng quy định của Điều 144/Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty (không bao gồm số cổ phần/ phần vốn góp của nhà nước) thì có phù hợp với nội dung công văn số 10382/VPCP-ĐMDN hay không?

Ý kiến của B Tài chính:

- Khoản 3 Điều 60 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định đối với Nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên) như sau:

"3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

a) Được s phiếu đại diện ít nhất 65% tng s vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75 % tổng s vn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nht của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải th công ty."

- Khoản 1 và khoản 2 Điều 144 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định điều kiện đề nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua (đi với công ty cổ phần)

"1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được s c đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả c đông dự họp tán thành; t lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

a) Loại c phần và tng số cổ phn của từng loại;

...

2. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số c đông đại diện cho ít nhất 51% tổng s phiếu biểu quyết của tất cả c đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định."

Như vậy, theo Bộ Tài chính các công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên căn cứ các quy định trên đ xác định Nghị quyết của Đại hội đồng c đông/Hội đồng thành viên đã đủ điều kiện được thông qua hay chưa.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
Như trên;
-
 Lưu: VT, TCDN (6b).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.