Open navigation

Công văn 1752/TCT-DNL Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư của Tổng công ty phát điện 1

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 1752/TCT-DNL
V/v: ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư của Tổng công ty phát điện 1.

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Trả lời công văn số 74979/CT-TTHT ngày 12/11/2018 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3 và Nghi Sơn 1 của Tổng công ty phát điện 1, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Điều 15, Điều 16 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

Điều 15, Điều 16, Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

Khoản 1, Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về chuyển tiếp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

“…

b) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điện đầu tư mới không bao gồm các trường hợp sau:

- Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).

Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

…”

Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định về ưu đãi đối với đu tư mở rộng:

“…

Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư nhưng vn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghkinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang hoạt động.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Căn cứ các quy định nêu trên thì Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan giai đoạn trước ngày 01/01/2014 xác định đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN là pháp nhân (doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư) và chính sách thuế TNDN giai đoạn 2009-2013 quy định cụ thể doanh nghiệp đang hoạt động có dự án đầu tư mở rộng thì phần thu nhập từ dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Từ ngày 01/01/2014 pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã cho phép xác định ưu đãi theo dự án đầu tư. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Đối với các trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu thì việc xác định ưu đãi đối với thu nhập từ các dự án này thực hiện theo nguyên tắc kế thừa các ưu đãi về thuế TNDN (nếu có) của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 58221000010 lần đầu ngày 08/08/2012, dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 58221000011 lần đầu ngày 27/08/2012 tại Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh, dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 26221000072 lần đầu ngày 18/6/2010 tại xã Hải Thượng và xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, sau đó EVN giao lại cho Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Phát điện 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 58221000010 thay đổi lần thứ 1 ngày 12/11/2013, dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 58221000011 thay đổi lần thứ 1 ngày 12/11/2013, dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 5370585547 thay đổi lần thứ 1 ngày 08/02/2018 để Tổng công ty Phát điện 1 tiếp tục đầu tư, thực hiện thì Tổng công ty Phát điện 1 không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ các dự án nhận chuyển giao từ EVN nêu trên.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế Thành phố Hà Nội biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.



Nơi nhận:
- Như trên;
 - Phó TCTrg Đặng Ngọc M
inh (để b/c);
- Tổng công ty Phát điện 1;
- Vụ CST; PC (BTC);
- Vụ PC, CS, KK (TCT);
 - Lưu: VT, DNL(2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
 KT. VỤ TRƯỞNG 
VỤ 
QLT DOANH NGHIỆP LỚN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




 Nguyễn Văn Thủy


Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.