BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2019/TT-BCT | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2019 |
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là CPTPP) và các văn kiện có liên;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo CPTPP.
Thông tư này quy định về hạn ngạch thuế quan và hệ thống giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo CPTPP.
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
ƯU ĐÃI THUẾ THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
Điều 3. Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng dệt may áp dụng hạn ngạch thuế quan xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo quy định của Mê-hi-cô tại Phụ lục I.
2. Lượng hạn ngạch thuế quan xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô năm 2019 được quy định tại Phụ lục I của Thông tư.
3. Bộ Công Thương công bố lượng hạn ngạch thuế quan của các năm tiếp theo sau khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Mê-hi-cô.
Điều 4. Quy định về ưu đãi thuế quan
Hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu CPTPP (Certificate of Origin form CPTPP) được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
2. Có Chứng thư xuất khẩu (Certificate of Eligibility) do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Hàng dệt may quy định tại điểm b và d khoản 3 Điều này không cần áp dụng Chứng thư xuất khẩu.
3. Đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ sau:
a) Hàng dệt may theo hạn ngạch thuế quan tại số thứ tự 01, 02, 03 quy định tại Phụ lục I khi sử dụng nguyên phụ liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục II của Thông tư này được miễn thuế nhập khẩu vào Mê-hi-cô,
b) Hàng dệt may nằm ngoài hạn ngạch thuế quan tại số thứ tự 01, 02, 03 quy định tại Phụ lục I của Thông tư này đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Hiệp định CPTTP và Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu của Mê-hi-cô theo CPTPP.
c) Hàng dệt may theo hạn ngạch thuế quan tại số thứ tự 04 quy định tại Phụ lục I của Thông tư này đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Hiệp định CPTTP và Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được hưởng thuế thuế suất nhập khẩu của Mê-hi-cô theo CPTPP.
d) Hàng dệt may nằm ngoài hạn ngạch thuế quan tại số thứ tự 04 quy định tại Phụ lục I của Thông tư này đáp ứng quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định tại Điều 5 của Thông tư này được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu của Mê-hi-cô theo CPTPP.
Điều 5. Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
1. Chuyển đổi Chương (CC), ngoại trừ từ nhóm 5106 đến 5113, từ nhóm 5204 đến 5212, từ nhóm 5401 đến 5402, từ phân nhóm 5403.33 đến 5403.39, từ phân nhóm 5403.42 đến các phân nhóm thuộc nhóm 5408, từ nhóm 5508 đến 5516, hoặc từ nhóm 6001 đến 6006, với điều kiện sản phẩm được cắt hoặc dệt thành hình hoặc cả hai và được khâu hoặc may ráp tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành viên CPTPP.
2. Chuyển đổi Chương (CC), ngoại trừ từ nhóm 5106 đến 5113, từ nhóm 5204 đến 5212, từ nhóm 5401 đến 5402, từ phân nhóm 5403.33 đến 5403.39, từ phân nhóm 5403.42 đến các phân nhóm thuộc nhóm 5408, từ nhóm 5508 đến 5516, từ nhóm 5801 đến 5802, hoặc từ nhóm 6001 đến 6006, với điều kiện sản phẩm được cắt hoặc dệt thành hình hoặc cả hai và được khâu hoặc may ráp tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành viên CPTPP.
3. Đối với khăn và tã lót cho trẻ sơ sinh hoặc các vật phẩm tương tự làm từ xơ tổng hợp thuộc nhóm 9619: chuyển đổi nhóm (CTH), ngoại trừ từ nhóm 5106 đến 5113, từ nhóm 5204 đến 5212 hoặc từ nhóm 5401 đến 5402, từ phân nhóm 5403.33 đến 5403.39 hoặc 5403.42 đến 5403.49, từ nhóm 5404 đến 5408, chương 55, hoặc nhóm 5606, từ nhóm 5801 đến 5802, 5903 hoặc từ 6001 đến 6006, hoặc từ chương 61 đến chương 62 với điều kiện sản phẩm được cắt hoặc dệt thành hình hoặc cả hai và được khâu hoặc may ráp tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành viên CPTPP.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH HẠN NGẠCH THUẾ QUAN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG MÊ-HI-CÔ
Điều 6. Nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan
1. Bộ Công Thương cấp Chứng thư xuất khẩu cho lô hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c, khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Chứng thư xuất khẩu có giá trị trong năm được cấp.
2. Chứng thư xuất khẩu được cấp tự động cho các lô hàng đã xuất khẩu.
3. Chứng thư xuất khẩu được cấp theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi lượng hạn ngạch thuế quan được cấp hết. Thời gian tiếp nhận hồ sơ được tự động cập nhật trên hệ thống điện tử của Bộ Công Thương.
4. Bộ Công Thương công bố công khai số lượng, khối lượng hạn ngạch thuế quan trên Hệ thống điện tử của Bộ Công Thương.
5. Thương nhân có nhu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại Thông tư này có trách nhiệm theo dõi hạn ngạch thuế quan hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 7. Cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu
Cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu của Bộ Công Thương là các cơ quan quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp Chứng thư xuất khẩu
1. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đăng ký Chứng thư xuất khẩu (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Chứng thư xuất khẩu đã khai hoàn chỉnh (Mẫu số 02, 03 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Hướng dẫn kê khai Chứng thư xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc kê khai Chứng thư xuất khẩu theo hướng dẫn kê khai tại Phụ lục IV phục vụ việc cấp Chứng thư, giám sát thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo CPTPP.
c) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Chứng thư xuất khẩu theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều này qua hệ thống điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn.
3. Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu thông báo trên hệ thống điện tử kết quả xét duyệt hồ sơ như sau:
a) Trường hợp đáp ứng cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân qua hệ thống điện tử và trả Chứng thư xuất khẩu qua bưu điện hoặc trả trực tiếp theo đăng ký của thương nhân trên hệ thống điện tử trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thông báo chấp nhận cấp Chứng thư xuất khẩu.
b) Trường hợp không cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương thông báo và nêu rõ lý do trên hệ thống điện tử. Đối với hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, thời hạn nộp bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi thương nhân nhận được thông báo; quá thời hạn trên hệ thống điện tử sẽ tự động hủy bỏ hồ sơ này.
GIÁM SÁT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG MÊ-HI-CÔ THEO CPTPP
1. Thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin theo Mẫu số 04 thuộc Phụ lục III của Thông tư này trên hệ thống điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn.
2. Thương nhân có trách nhiệm chủ động cập nhật thông tin khi có thay đổi về hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thông tin có liên quan đến thương nhân.
Thương nhân quy định tại Điều 9 của Thông tư này có trách nhiệm lưu các hồ sơ sau:
1. Hồ sơ liên quan đến lô hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô như: hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu, hồ sơ hải quan, chứng từ vận tải, hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hồ sơ chứng từ khác có liên quan. Thời gian lưu hồ sơ tối thiểu 5 năm kể từ ngày xuất khẩu.
2. Hồ sơ, chứng từ chứng minh năng lực sản xuất của thương nhân trong 5 năm gần nhất: như máy móc thiết bị, số lượng công nhân và hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng Hệ thống điện tử cấp Giấy chứng thư xuất khẩu và đăng ký thông tin thương nhân.
2. Các cơ quan cấp Chứng thư xuất khẩu quy định tại Điều 7 của Thông tư này tổ chức triển khai cấp Chứng thư xuất khẩu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, kể cả vướng mắc về việc diễn giải các quy định của Thông tư khác với quy định của CPTPP và các văn kiện có liên quan, thương nhân, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, xử lý./.
| BỘ TRƯỞNG |