Open navigation

Thông tư 07/2019/TT-NHNN Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
 VIỆT NAM

 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 07/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2019

 

QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

 

Căn cứ Luật Các t chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

 

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

 

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

 

Căn cứ Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;

 

Căn cứ Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

 

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

Chương I

  

 

Điều 5. Vốn tự có

  

Vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

  

Điều 6. Giới hạn cp tín dụng

  

1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vưt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

  

2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổng số dư nợ cho vay của tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu; dư nợ cho vay lại vốn ODA; dư nợ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; số dư bảo lãnh và số dư các khoản y thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng (bao gồm cả dư nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng).

  

3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này từ các nguồn vốn sau đây:

  

a) Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, tổ chức và cá nhân ủy thác chịu;

  

b) Nguồn vốn nhận ủy quyền để cho vay lại mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam không chịu rủi ro.

  

Điều 7. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

  

1. Cuối ngày làm việc cuối cùng hàng tháng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ quy định tại Phụ lục Thông tư này để tính toán, quản lý tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này.

  

2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

  

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến;

  

b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:

  

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

=

Tài sản có tính thanh khoản cao

 x 100%

Tổng nguồn vốn

  

Trong đó:

  

(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư này;

  

(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; phát hành giấy tờ có giá; các khoản nợ khác không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro;

  

c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này tính theo đng Việt Nam, bao gồm đng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công b tỷ giá trung tâm của đng Việt Nam đối với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác.

  

3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình sau:

  

a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 0,6%;

  

b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022: 1%;

  

c) Kể ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: 1,5%;

  

d) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025: 2%.

  

Điều 8. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động

  

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính t lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo đng Việt Nam, bao gồm đng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:

  

  

Trong đó:

  

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động;

  

- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;

  

- D: là tổng vốn huy động quy định tại khoản 3 Điều này.

  

2. Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

  

a) Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;

  

b) Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

  

c) Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;

  

d) Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; 

  

đ) Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;

  

e) Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

  

g) Dư nợ cho vay khác;

  

h) Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

  

3. Tổng vốn huy động bao gồm:

  

a) Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài;

  

b) Tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay ca các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài;

  

c) Tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giy tờ có giá khác.

  

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình sau:

  

a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100%;

  

b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021: 95%.

  

Chương III

  

  

 


Nơi nhận:
- Như Điều 15;
- Văn phòng Chính phủ;
 - Bộ Tư pháp (để ki
m tra);
 - Công báo; 

- Lưu: VP, Vụ PC, CQTTGSNH5 (3 bản).
 
 

 

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




 Đoàn Thái Sơn

  

 

  

HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DỰ TRỮ THANH KHOẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-NHNN ngày 03 tháng 7 năm 2019 của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

 

1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

  

Mc

Khoản mc

Số liệu

1

Tiền mặt

 

2

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

 

3

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước

 

4

Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể

 

5

Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài

 

6

Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

 

7

Tổng cộng (A) = (1÷6)

 

  

2. Hướng dẫn cách ly s liệu:

  

Mục 1: Số dư tiền mặt trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

  

Mục 2: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

  

Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối tháng.

  

Mục 4: Số dư tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng đại lý trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng, trừ đi các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể.

  

Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

  

Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác tại thời điểm cuối tháng.

  

3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

  

(i) Mục 3 và Mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  

- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp;

  

- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;

  

- Không bao gồm số dư giấy tờ có giá đang đem đi chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn;

  

- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc;

  

(ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác có mệnh giá bằng đng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

 
 
 
 
 
 
 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.