Open navigation

Công văn 905/UBDT-CSDT Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

ỦY BAN DÂN TỘC
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 905/UBDT-CSDT
V/v chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2019

 

Kính gửi: Bộ Tài chính

Phúc đáp Công văn số 7929/BTC-CST ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ Tài chính về việc đánh giá chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

1. Về đánh giá chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) giai đoạn 2003 đến nay được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết s 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế SDĐNN cho giai đoạn 2003-2010; Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế SDĐNN cho giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 28/2016/QH13 ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế SDĐNN. Sau 17 năm thực hiện, chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN là giải pháp để góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; góp phần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi); mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp người nông dân cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường.

Đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Thế mạnh của vùng là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp; sinh kế của người dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Do vậy, chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN trong thời gian qua đã góp phần cùng với các chính sách khác của Nhà nước giải quyết những khó khăn, hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Đ xuất, kiến nghị:

Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp và khu vực nông thôn đã có bước phát triển nhất định nhưng hiện tại vẫn là khu vực có tốc độ phát triển chậm so với các khu vực khác của nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, thu nhập của nông dân từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số nhìn chung còn khó khăn. Việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân. Số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm sẽ là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, qua đó giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội cho tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN giai đoạn sau năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đây là ý kiến đánh giá về chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua và đề xuất chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn tới, gửi Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng hp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
 - C
ng TTĐT của UBDT;
 - Lưu: VT, CSDT (3).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




 Y Thông

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.