Open navigation

Công văn 2569/CT-TTHT Hóa đơn điện tử

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH

 ------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 2569/CT-TTHT
V/v hóa đơn điện tử

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty Cổ Phần Dược Pha Nam
 Địa chỉ: số 436, đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10,
 TP.HCM.
 Mã số thuế: 0303441518

Trả lời văn bản số 08/CV-2019 ngày 08/01/2019 của Công ty về hóa đơn điện tử; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ (đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014):

"…

Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.

…"

Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Điểm 1.e Điều 6 quy định về nội dung hóa đơn điện tử:

“Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.”

+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định về khởi tạo, phát hành hóa đơn điện tử

“3. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.”

+ Tại Điều 8 quy định về lập hóa đơn điện tử:

"Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên đnh dạng hóa đơn đã được xác định

…"

+ Tại Điều 12 quy định chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy:

"1. Nguyên tắc chuyển đổi

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) ln. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.

2. Điều kiện

Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

3. Giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi

Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ’); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi."

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

"3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:

a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:

- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức "dấu của người bán".

…"

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 5, Điều 6 và Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

"Điều 5. Loại hóa đơn điện tử

3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 6. Nội dung của hóa đơn điện tử

1. Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

e) Chữ ký s, chữ ký điện tử của người bán;

g) Chữ ký s, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

Điều 35. Hiệu lực thi hành

3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

…"

Căn cứ quy định nêu trên, Cục thuế hướng dẫn như sau:

Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế chưa thông báo doanh nghiệp chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Công ty có thể sử dụng đồng thời nhiều hình thức hóa đơn (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010. Trong thời gian này việc sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC cụ thể như sau:

+ Trường hợp Công ty sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì được xem như 01 loại hóa đơn thuộc trường hợp áp dụng hình thức điện tử và thực hiện thủ tục phát hành theo quy định.

+ Tiêu thức chữ ký người mua được thực hiện theo quy định tại Điểm 1.e Điều 6 Thông tư số 32/2017/TT-BTC.

+ Trường hợp Công ty đã được Cục thuế chấp thuận về việc không phải đóng dấu của người bán trên hóa đơn thì trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy không phải đóng dấu Công ty.

Cục Thuế thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- P.KT4;
- P.PC;
 - Lưu VT;
 TTHT.
71.D

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




 Nguyễn Nam Bình

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.