Open navigation

Công văn 93851/CT-TTHT Hướng dẫn chính sách thuế đối với hoạt động tặng quà cho khách hàng

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 93851/CT-TTHT
V/v hướng dẫn chính sách thuế đối với hoạt động tặng quà cho khách hàng.

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty TNHH Sakata Việt Nam
(Địa chỉ: Lô 45HH05 Khu đô thị mới Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP  Nội - MST: 0108151195)

Trả lời công văn số 19014/CV-SVN ghi ngày 28/11/2019 của Công ty TNHH Sakata Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ nhận quà tặng như sau:

“10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khóan, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng k sở hữu hoặc đăng k sử dụng”

- Căn cứ Khoả10 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn Thu nhập chịu thuế từ nhận quà tặng như sau:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP , các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

10. Thu nhập từ nhận quà tặng.

Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:

a) Đối với nhận quà tặng là chứng khóan bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất c tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất; kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.”

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.

+ Tại Khoản 3 Điều 7 hướng dẫn giá tính thuế như sau:

"3. Đối với sản phẩm, hàng ha, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này."

+ Tại Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

"Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

…"

- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Tại Khoản 2 Điều 16 quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:

"2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

a) Tiêu thức "Ngày tháng năm" lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

…"

- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Tại Điểm a Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn như sau:

"a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

"b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục qu trình sản xuất).

…""

+ Tại Điểm b Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính như sau:

"b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điu 16 như sau:

“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu c) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi r “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

…""

+ Tại Khoản 9 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính như sau:

"9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:

“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

a) Đối với sản phẩm, hàng ha, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi r là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tnh thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dch vụ cho khách hàng.""

Căn cứ quy định trên và theo nội dung trình bày của đơn vị, trường hợp Công ty TNHH Sakata Việt Nam có chương trình tặng quà cho khách hàng và cán bộ nhân viên vào các dịp lễ tết hàng năm theo đúng quy định của pháp luật thì Công ty thực hiện như sau:

1. Về hóa đơn:

- Trường hợp Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không có hoạt động kinh doanh vàng, có mua các sản phẩm vàng đã qua chế tác (đồng xu vàng có khắc logo của công ty) từ các tổ chức có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý để tặng cho khách hàng và nhân viên thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

- Trường hợp Công ty có mua phiếu quà tặng (phiếu mua hàng hóa) của nhà cung cấp để tặng cho khách hàng và nhân viên thì phiếu quà tặng là chứng từ có giá trị như tiền, được sử dụng như công cụ thanh toán, khi tặng phiếu quà tặng cho khách hàng và nhân viên, Công ty không phải lập hóa đơn GTGT.

- Trường hợp Công ty tặng quà là hàng hóa cho khách hàng và nhân viên mà khách hàng và nhân viên không lấy hóa đơn thì Công ty vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” theo quy định.

2. Về Thuế thu nhập cá nhân:

- Trường hợp Công ty tặng quà (hàng hóa, phiếu quà tặng) cho khách hàng là cá nhân nếu quà tặng mà khách hàng cá nhân nhận được không phải là các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và không thuộc các khoản được quy đnh tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính nêu trên thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ nhận quà tặng.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 2 để được hướng dẫn.

Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công ty TNHH Sakata Việt Nam được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
 -
 Phòng TKT 2;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.