Open navigation

Công văn 3389/CT-TTHT Chính sách thuế giá trị gia tăng


TỔNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 3389/CT-TTHT

V/v thuế suất GTGT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2020


Kính gửi: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất Địa chỉ: 18A Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Mã số thuế: 0300520578


Trả lời văn bản số 247/UDKTSX-TCKT ngày 12/3/2020 của Công ty về chính sách thuế GTGT, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:


Căn cứ Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:


+ Tại Điều 3 quy định như sau: “Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.


...


10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.


…”


+ Tại Điều 9 quy định về các loại sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm như sau: “2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

a) Phần mềm hệ thống;

  1. Phần mềm ứng dụng;


  2. Phần mềm tiện ích;


  3. Phần mềm công cụ. đ) Các phần mềm khác.

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:


  1. Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;


  2. Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;


  3. Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;


  4. Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;


    đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;


  5. Dịch vụ tích hợp hệ thống;


  1. Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;


  2. Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;


  3. Các dịch vụ phần mềm khác.”


Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng:


+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:


“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”


+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%: “Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.



Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.”


Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:


“Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập


  1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.


  2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.


  3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).


  4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Căn cứ các quy định nêu trên và trình bày, Công ty ký hợp đồng với khách hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của gói thầu “Thay thế thiết bị và phần mềm ATBM trang bị năm 2013 tại TW: hệ thống SSL VPN, tường lửa bảo vệ vùng mạng CSDL, giám sát an ninh mạng” bao gồm hệ thống thiết bị phần cứng, phần mềm và dịch vụ đi kèm, Công ty tách riêng được giá trị của từng hạn mục hàng hóa, dịch vụ cung cấp theo Hợp đồng thì việc Công ty thực hiện lập hóa đơn giá trị gia tăng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo từng thuế suất quy định là phù hợp.


Về việc xử lý đối với hóa đơn đã lập, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.


Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • P. TT KT số 3;

  • P. NVDTPC;

  • Lưu: VT, TTHT (ndkhoa.5b)

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG


Nguyễn Nam Bình

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.