Open navigation

Thông tư 05/2020/TT-BCT Sửa đổi TTLT 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT về việc quản lý XNK và TNTX các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal


BỘ CÔNG THƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 05/2020/TT-BCT

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2020


THÔNG TƯ


SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ TẠM NHẬP - TÁI XUẤT CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG

Ô-DÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN


Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;


Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;


Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;


Thực hiện Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,


Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 47).


Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 47


  1. Danh mục các chất HCFC tại Phụ lục I quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 47 được thay thế bởi Phụ lục I kèm theo Thông tư này.


  2. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 47 như sau:

    “c) Các chất hydrofluorocarbon (trong Thông tư gọi tắt là các chất HFC) thuộc Phụ lục

    IIa và Phụ lục IIb của Thông tư này.”


  3. Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 47 được sửa đổi như sau:


    “1. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:


    Đơn vị tính: tấn


    Năm

    2020

    2021

    2022

    2023

    2024

    2025

    2026

    2027

    2028

    Các chất

    HCFC


    2.600


    2.600


    2.600


    2.600


    2.600


    1.300


    1.300


    1.300


    1.300

  4. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 Thông tư liên tịch 47 như sau:


“Điều 3a. Hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC


1. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ lục IIa và IIb Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:


Đơn vị tính: tấn


Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028


Các chất HFC

Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở.


Không giới hạn lượng nhập khẩu.

Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở


Không giới hạn lượng nhập khẩu.

Nhập khẩu để xây dựng hạn ngạch cơ sở.


Không giới hạn lượng nhập khẩu.


Bình quân nhập khẩu năm (2020 +

2021 +

2022)/3 của các chất HFC + 65%

mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC


100% HNNK

các chất

HFC

năm cơ sở 2023


100% HNNK

các chất

HFC

năm cơ sở 2023


100% HNNK

các chất

HFC

năm cơ

sở 2023


100% HNNK

các chất

HFC

năm cơ

sở 2023


100% HNNK

các chất HFC năm cơ sở 2023

2. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ lục IIa và Phụ lục IIb Thông tư này từ năm 2023 trở đi sẽ được Bộ Công Thương xác định và công bố theo kết quả bình quân nhập khẩu các năm 2020, 2021, 2022 của các chất HFC cộng với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Từ năm 2024 đến năm 2028, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC sẽ duy trì với khối lượng không đổi như hạn ngạch năm cơ sở 2023. Số lượng cụ thể hạn ngạch các chất HFC cho từng năm sẽ được công bố và được tính theo lượng CO2 tương đương theo quy định của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal.”


  1. Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 Thông tư liên tịch 47 như sau:


    “Điều 4a. Thủ tục nhập khẩu các chất HFC


    Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HFC được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 47, đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 51/2018/TT-BCT. Riêng đơn đăng ký nhập khẩu các chất HFC theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”


  2. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 Thông tư liên tịch 47 như sau:


    “Điều 6a. Thủ tục xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch


    Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch theo Quyết định của các nước thành viên Nghị định thư. Hồ sơ, quy trình cấp phép nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), riêng đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”


  3. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 47 như sau:


“3. Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC theo từng quý, năm với hình thức và thời gian báo cáo như quy định đối với các chất HCFC tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 47 và theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”


Điều 2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 47.


Điều 3. Hiệu lực thi hành


  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

  2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét và hướng dẫn./.



Nơi nhận:

  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

  • UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

  • Văn phòng: Chính phủ, Chủ tịch nước, Quốc hội;

  • Văn phòng Tổng Bí thư;

  • Viện KSND tối cao;

  • Tòa án ND tối cao;

  • Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);

  • Kiểm toán Nhà nước;

  • Công báo;

  • Website Chính phủ;

  • Website Bộ Công Thương, website Bộ Tài nguyên và Môi trường;

  • Các Sở Công Thương;

  • Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;

  • Lưu: VT, XNK (10).

BỘ TRƯỞNG


Trần Tuấn Anh

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.