Open navigation

Quyết định 584/QĐ-BHXH Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 584/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2020


QUYẾT ĐỊNH


VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2020


TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM


Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khóa 13;


Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;


Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;


Căn cứ Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;


Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 23/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2020;


Căn cứ Công văn số 2332/BTC-PC ngày 03/3/2020 của Bộ Tài chính về việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020;


Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-BHXH ngày 25/5/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020;


Xét đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Tài chính - Kế toán,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 2;

  • Bộ Tài chính (để b/c);

  • VP Hội đồng quản lý;

  • Tổng Giám đốc;

  • Các Phó TGĐ;

  • Cổng TTĐT BHXH VN;

  • Lưu: VT, TCKT (5b).

    KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


    Nguyễn Đình Khương

    CHƯƠNG TRÌNH


    THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2020 CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 584/QĐ-BHXH ngày 13/4/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)


    1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM


      1. Mục tiêu


        Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu về bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện đồng bộ các giải pháp THTK, CLP trong mọi lĩnh vực quản lý của Ngành đảm bảo mục tiêu yêu cầu và các nhiệm vụ đã đề ra tại Chương trình tổng thể về THTK, CLP giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 824/QĐ-BHXH ngày 25/5/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.


      2. Yêu cầu


        1. THTK, CLP phải gắn với các chỉ tiêu chủ yếu về thu, chi, giải quyết chế độ, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư trong năm 2020 và hướng tới hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể của Ngành về THTK, CLP giai đoạn 2016 - 2020.


        2. THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; xác định THTK, CLP là nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện, gắn kết giữa các đơn vị trong ngành BHXH và giữa các lĩnh vực.


        3. THTK, CLP phải gắn với các hoạt động phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cải cách hành chính, đánh giá cán bộ, tinh giản biên chế và sắp xếp tổ chức bộ máy của Ngành.


        4. THTK, CLP phải thực sự là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị trong Ngành với sự tham gia của tất cả cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) và người lao động.


      3. Nhiệm vụ trọng tâm


        Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2020 là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đã đề ra tại Kế hoạch số 961/KH-BHXH ngày 24/3/2015 của BHXH Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của ngành BHXH và tạo cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình THTK, CLP giai đoạn 2016 - 2020 của Ngành. Vì vậy, công tác THTK, CLP trong năm 2020 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

        1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH; Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm 2020 và Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020. Tổ chức thực hiện tốt các Luật bảo hiểm xã hội (BHXH), Luật bảo hiểm y tế (BHYT), Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Dược, Luật Đấu thầu và kịp thời đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).


        2. Tập trung thực hiện các giải pháp chống lãng phí trong sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; bảo đảm cân đối thu, chi; sử dụng hiệu quả và an toàn các quỹ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, tiếp tục mở rộng hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên toàn quốc; quản lý chặt chẽ nguồn thu, đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành; thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Giải quyết và chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.


        3. Tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam; xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ dự toán phù hợp với thực tiễn; đảm bảo các nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tại các đơn vị thụ hưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí; tổ chức điều hành dự toán chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định; hạn chế tối đa việc chuyển nguồn sang năm sau. Thực hiện đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của pháp luật, chú trọng hình thức đầu tư ít rủi ro, hiệu quả, an toàn cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN.


        4. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn năm 2020 được giao.


        5. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 để góp phần chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, phát huy nguồn lực sẵn có để cải tạo, nâng cấp, sửa chữa tài sản đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.


        6. Tiếp tục triển khai Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong hệ thống BHXH, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ CCVC; tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách chế độ tiền lương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao.

        7. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý các hoạt động nghiệp vụ của Ngành; đổi mới tác phong phục vụ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân.


  1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ


    1. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự toán năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể:


      1. Tổng số thu 436.379 tỷ đồng, trong đó:


        1. Thu BHXH: 263.922 tỷ đồng


        2. Thu BHTN: 17.935 tỷ đồng


        3. Thu BHYT: 107.672 tỷ đồng


        4. Thu tiền sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính: 46.850 tỷ đồng


      2. Tổng số chi 340.700 tỷ đồng, trong đó:


        a) Chi chế độ BHXH từ quỹ BHXH: 207.073 tỷ đồng


        1. Chi chế độ BHTN: 16.093 tỷ đồng


        2. Chi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT: 103.063 tỷ đồng


          đ) Chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN (bao gồm chi phí quản lý bộ máy của cơ quan BHXH các cấp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an và các đơn vị được giao thực hiện chính sách BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thuộc ngành lao động): 5.193,6 tỷ đồng.


        3. Chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia, quản lý người thụ hưởng, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính, phối hợp thu, chi trả chế độ, thanh tra, kiểm tra: 6.527,7 tỷ đồng.


        1. Chi ứng dụng CNTT: 1.250 tỷ đồng.


        2. Chi thực hiện các dự án đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam: 1.500 tỷ đồng.


      3. Chi NSNN cho một số đối tượng theo Quyết định số 2502/QĐ-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020: 48.089 tỷ đồng.


      4. Phát triển đối tượng

        Phấn đấu đạt mục tiêu số người tham gia BHXH chiếm tỷ lệ 35% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN chiếm tỷ lệ 29,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT đạt 90,9% dân số tham gia BHYT theo chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 136/QĐ-BHXH ngày 13/01/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 1,2 triệu người theo Quyết định số 06/QĐ-BHXH ngày 11/02/2020 về việc giao dự toán thu, chi năm 2020.


    2. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên


      1. Trong năm 2020, thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa bảo đảm chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao, trong đó chú trọng các nội dung sau:


        1. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định. Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được phê duyệt.


        2. Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện, thực hiện khoán kinh phí nghiên cứu khoa học đến sản phẩm cuối cùng. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.


      2. Không ngừng đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Phấn đấu giảm số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, đảm bảo mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp của BHXH Việt Nam cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011

        • 2015. Rà soát và kịp thời ban hành các văn bản quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các đơn vị sự nghiệp có sự sắp xếp lại tổ chức, bộ máy theo Đề án đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ngành BHXH Việt Nam.


      3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong Ngành, phân cấp tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho Thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng biên chế, kinh phí quản lý được giao, gắn trách nhiệm với lợi ích của công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.


    3. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

      1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công đi đôi với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư công, xây dựng cơ bản.


      2. Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; kịp thời thanh toán vốn cho các dự án ngay khi có đầy đủ hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, bảo đảm giải ngân 100% kế hoạch được giao.


      3. THTK, CLP, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình; phấn đấu thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 89/NQ-CP phiên họp thường kỳ tháng 9 ngày 10/10/2016 của Chính phủ (trừ các trường hợp quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công). Chuẩn bị các điều kiện, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020 và lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 hiệu quả, theo đúng quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ, danh mục dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2020 để kịp thời giao kế hoạch đầu tư công năm 2020 theo đúng thời gian quy định.


      4. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán. Thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định.


      5. Thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng, thu hồi tạm ứng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án; đối với các khoản tạm ứng quá hạn chưa thu hồi cần báo cáo nêu rõ lý do, các khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi số tạm ứng quá hạn, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý. Thực hiện đúng quy định về hoàn trả tạm ứng đối với các dự án mới thực hiện.


    4. Trong quản lý, sử dụng tài sản công


      1. Triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công.


      2. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, kịp thời sắp xếp, xử lý nhà đất của các đơn vị để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất và tài sản theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp.


      3. Tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; tổ chức thực hiện đầu tư, bảo

        trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.


      4. Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế, kiểm kê định kỳ tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản. Hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về khoán xe công, tổ chức sắp xếp lại, xử lý xe ô tô theo tiêu chuẩn, định mức theo Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định về định mức sử dụng xe ô tô và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.


      5. Sắp xếp, xử lý tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn định mức, đúng mục đích; đồng bộ với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của Ngành.


    5. Trong quản lý các quỹ BHXH, BHYT, BHTN


      1. Nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH và các Nghị quyết của Trung ương về chính sách BHYT, mở rộng đối tượng tham gia.


      2. Hàng năm xây dựng phương án đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng tăng trưởng trong đầu tư đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng quy định của pháp luật trình Hội đồng Quản lý phê duyệt.


      3. Tăng cường các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện minh bạch, công khai trong quản lý, sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật.


    6. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động


      1. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC, người lao động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Thực hiện có kết quả Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 10/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015 và đảm bảo thực hiện đúng biên chế được giao tại Quyết định số 1066/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2020.

      2. Xây dựng chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới đơn vị sự nghiệp công, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, không bổ sung các loại phụ cấp mới.


      3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC, gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM


  1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP tại các đơn vị


    1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2020; kế hoạch thực hiện cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đề ra gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; xây dựng và ban hành chương trình THTK, CLP năm 2020 của toàn ngành.


    2. Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng và ban hành chương trình THTK, CLP năm 2020 của đơn vị mình; phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức; chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai THTK, CLP tại đơn vị.


    3. Giao Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng đưa kết quả THTK, CLP là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, CCVC.


    4. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai THTK, CLP tại đơn vị.


  2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật THTK, CLP và các văn bản về THTK, CLP của Nhà nước


    Trung tâm Truyền thông, Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Vụ Pháp chế, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là BHXH tỉnh), các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:


    1. Đẩy mạnh thông tin, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK cùng với tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN với các hình thức đa dạng đến đội ngũ cán bộ, CCVC, người lao động nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP.


    2. Tích cực phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí không ngừng đổi mới nội dung và hình thức nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền để thực hiện tuyên truyền, vận động về THTK, CLP đạt hiệu quả.


    3. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; bảo vệ người cung cấp thông tin chống lãng phí.

  3. Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau:


    1. THTK, CLP trong công tác quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, tăng cường các biện pháp nhằm giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN


      Ban Thu chủ trì, BHXH tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:


      1. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; đẩy nhanh tiến độ BHYT toàn dân. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, thu nợ BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu, nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.


      2. Kết nối thông tin, liên thông dữ liệu với các bộ, ban, ngành liên quan để quản lý đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động, thành lập mới. Tích cực điều tra khảo sát để xác minh số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo luật định từ đó có biện pháp đôn đốc, yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho người lao động, đồng thời xây dựng lộ trình khai thác mở rộng đối tượng.


      3. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành rà soát, điều tra, khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ dữ liệu cơ quan Thuế cung cấp. Tăng cường công tác thanh tra đột xuất việc chấp hành, phát triển đối tượng và giảm nợ đối với các địa phương.


    2. THTK, CLP trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN


      1. Ban Thực hiện chính sách BHXH chủ trì, các đơn vị có liên quan thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh phối hợp thực hiện:


        1. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHTN; các Nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động và các Luật có liên quan đến việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN.


        2. Triển khai các chính sách BHXH mới ban hành, hướng dẫn bổ sung hoặc hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp vướng mắc bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH.


      2. Ban Thực hiện chính sách BHYT chủ trì, phối hợp với Ban Dược và Vật tư y tế, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam, BHXH tỉnh phối hợp thực hiện:


        1. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành về BHYT, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định của Ngành trong việc thực hiện chính sách BHYT.

        2. Nâng cao chất lượng công tác giám định; giám sát chặt chẽ việc thanh toán chi phí KCB BHYT; tăng cường quản lý lĩnh vực dược và vật tư y tế trong KCB BHYT, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.


        3. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương giám sát, cung cấp thông tin về hiện tượng lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT.


      3. Ban Dược và Vật tư y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:


        1. Xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuốc, vật tư y tế; xác định, công khai giá thuốc trúng thầu trung bình năm 2019, 2020, kết quả trúng thầu thuốc, vật tư y tế năm 2019, 2020 của các địa phương.


        2. Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá quản lý, sử dụng thuốc, vật tư y tế, hướng dẫn BHXH các tỉnh tham gia đấu thầu mua sắm thuốc của BHXH địa phương.


      4. Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc chủ trì, BHXH tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:


        1. Hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo cán bộ BHXH các tỉnh thực hiện mô hình giám định vùng, đổi mới phương pháp giám định kết hợp giám định điện tử và giám định trực tiếp.


        2. Theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng mua thuốc theo kết quả lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung quốc gia năm 2019-2020, điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế và địa phương; giám sát, cảnh báo bất thường trục lợi trong KCB và sử dụng quỹ BHYT.


        3. Tiếp tục hoàn thiện, phát triển các chức năng của Hệ thống thông tin giám định BHYT, xây dựng quy tắc giám định, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.


          1. THTK, CLP trong chi trả các chế độ BHXH, BHTN


            Vụ Tài chính - Kế toán chủ trì, Ban Thực hiện chính sách BHXH và BHXH tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:


            1. Tăng cường công tác chi trả các chế độ BHXH, BHTN đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ người hưởng. Đẩy mạnh chi qua tài khoản cá nhân và thông qua tổ chức thực hiện dịch vụ công nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, an toàn tiền mặt trong chi trả, tránh rủi ro, an toàn cho quỹ BHXH, BHTN. Năm 2020, phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện qua ngân hàng; Xây dựng Kế hoạch “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng đến năm 2025” theo Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


            2. Tiếp tục phối hợp với hệ thống Bưu điện đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, xác thực các thông tin và ảnh của người hưởng tạo thuận lợi cho người hưởng không cần xuất trình giấy tờ tùy

          2. thân khi nhận tiền hoặc ủy quyền cho người khác lĩnh thay; giảm thao tác trong quy trình chi trả, đẩy nhanh tốc độ xử lý, giảm thời gian chờ đợi của người hưởng.


          3. THTK, CLP trong quản lý, sử dụng chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN


            Vụ Tài chính - Kế toán chủ trì, phối hợp với các đơn vị ở Trung ương và BHXH tỉnh:


            1. Rà soát, ban hành quy định về tiêu chí phân bổ dự toán chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN và các nguồn kinh phí tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ động trong điều hành dự toán để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.


            2. Rà soát, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ, các tiêu chuẩn định mức của Ngành cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.


            3. Thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa năm 2020, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả và đúng dự toán được giao, bố trí kinh phí hợp lý, ưu tiên cho những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định), đẩy mạnh khoán chi hành chính, trong đó:


              • Chi hội nghị, hội thảo: Hạn chế tổ chức các cuộc họp không cần thiết, thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý; cân nhắc thành phần, số lượng người tham dự phù hợp, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả; tăng cường tổ chức các hội nghị trực tuyến để tiết kiệm chi phí liên quan.


              • Chi phí văn phòng phẩm: Triệt để tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tăng cường sử dụng hệ thống quản lý và điều hành văn bản để hạn chế in, sao chụp giấy tờ không cần thiết.


              • Chi phí sử dụng điện: Thực hiện tiết kiệm điện theo Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 01/6/2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


              • Chi phí đi công tác trong nước: Rà soát việc tổ chức các đoàn công tác theo tinh thần triệt để tiết kiệm, không kết hợp đi công tác với tham quan, du lịch, chỉ cử cán bộ đi công tác khi có kế hoạch, mục đích yêu cầu công tác cụ thể.


              • Chi đi công tác nước ngoài: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10572/VPCP-QHQT ngày 13/12/2013 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương tiết kiệm, hiệu quả, chủ động cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.


          4. THTK, CLP trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển

            Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp thực hiện:


            1. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công đi đôi với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư công, xây dựng cơ bản. Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.


            2. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường vai trò các cơ quan quản lý nhà nước ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong việc thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phải thẩm định làm rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho từng chương trình, dự án cụ thể; bảo đảm dự án được phê duyệt có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện.


            3. Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả.



          5. công

          6. THTK, CLP trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản


            Vụ Tài chính - Kế toán chủ trì, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh phối hợp thực hiện:


            1. Hoàn thiện việc ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện mới đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí.


            2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.


            3. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước và Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước để góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư.


            4. Thực hiện mua sắm tài sản đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước phải bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tăng cường, đẩy mạnh mua sắm thường xuyên qua mạng theo Kế hoạch số 694/KH-BHXH ngày 08/3/2017 của BHXH Việt Nam về triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với các gói thầu mua sắm thường xuyên giai đoạn 2016-2020; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo công khai và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

          7. THTK trong quản lý và đầu tư các quỹ bảo hiểm


            Vụ Quản lý đầu tư quỹ chủ trì, các đơn vị có liên quan phối hợp:


            1. Thực hiện đúng phương án đầu tư quỹ năm 2020 đảm bảo an toàn, bền vững, hiệu quả, đạt kế hoạch được giao, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thị trường để kịp thời tham mưu điều chỉnh Phương án đầu tư quỹ năm 2020 trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt.


            2. Hoàn thiện quy trình đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp và triển khai thực hiện trong năm 2020 đảm bảo chặt chẽ, an toàn.


          8. THTK, CLP trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động


      5. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:


        1. Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng yêu cầu tiến độ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ- CP; Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 10/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ.


        2. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Ngành BHXH; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, đánh giá theo dõi CCVC trong hệ thống BHXH.


        3. Đổi mới lề lối, phương thức làm việc và thái độ làm việc của cán bộ, CCVC theo hướng hỗ trợ và phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN; công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, CCVC trong triển khai công vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị.


  4. Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP


    1. Giám đốc BHXH tỉnh đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP, chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các huyện thực hiện các quy định về công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP.


    2. Thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các Luật chuyên ngành; thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định và văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.


  5. Kiểm tra, kiểm toán, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về THTK, CLP


    Vụ Thanh tra - Kiểm tra và Vụ Kiểm toán nội bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:

    1. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 2137/QĐ-BHXH ngày 29/11/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2020. Bổ sung vào Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP. Kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngành tại các đơn vị trong Ngành, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm. Kết hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP.


    2. Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở KCB.


    3. Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí.


    4. Căn cứ kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngành năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 276/QĐ-BHXH ngày 25/02/2020 của BHXH Việt Nam, Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2019, số thu BHXH, BHYT, BHTN, chi BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN; kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước và quy định của BHXH Việt Nam; kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ BHXH giao, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí BHXH, BHTN tại các đơn vị trong Ngành.


  6. Đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng CNTT


    1. Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh thực hiện:


      1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục nộp BHXH nhằm tiếp tục cắt giảm thời gian thực hiện.


      2. Xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và cập nhật, công khai kết quả tiếp nhận, xử lý kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.


      3. Phối hợp với các đơn vị rà soát, đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.


    2. Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:

  7. Triển khai hiệu quả Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ của Ngành năm 2020.


  8. Hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 đảm bảo triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả.


  9. Hoàn chỉnh các phần mềm của Ngành để đáp ứng việc điều chỉnh chế độ chính sách của Nhà nước; chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa BHXH Việt Nam và các Bộ, Ngành.


  10. Triển khai ứng dụng dịch vụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động.


    đ) Tăng cường ứng dụng CNTT trong các khâu tiếp nhận, giải quyết TTHC, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí và tăng tính công khai, minh bạch khi thực hiện TTHC.


  11. Kết nối thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia, tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho doanh nghiệp.


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


  1. Căn cứ Chương trình THTK, CLP năm 2020 và Chương trình tổng thể THTK, CLP giai đoạn 2016-2020 của BHXH Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình THTK, CLP, chỉ tiêu tiết kiệm năm 2020 của đơn vị mình.


  2. Trong Chương trình THTK, CLP của mỗi đơn vị, phải cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của đơn vị mình, quán triệt các nội dung sau:


    1. Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật nếu để tình trạng lãng phí xảy ra tại đơn vị.


    2. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo; quy định rõ thời hạn thực hiện và hoàn thành; phân công đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm từng khâu công việc; đề xuất các giải pháp cụ thể, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong Chương trình THTK, CLP của đơn vị.


    3. Nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin phát hiện để xử lý nghiêm đối với các tổ chức và cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí.


  3. Sau khi ban hành Chương trình THTK, CLP của đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị phải phổ biến đến các đơn vị trực thuộc và đăng tải công khai trên cổng, trang thông tin điện tử của đơn vị mình, đưa việc thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2020 vào các nhiệm vụ trọng tâm trong năm của đơn vị.


  4. Thực hiện công khai trong THTK, CLP, đặc biệt là công khai hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí; nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả THTK,

    CLP đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả THTK, CLP giữa các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.


  5. Thực hiện công khai Chương trình THTK, CLP, các chỉ tiêu tiết kiệm của đơn vị, đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị và đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành (trừ những nội dung thuộc bí mật của nhà nước theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam).


  6. Thực hiện báo cáo tình hình, kết quả THTK, CLP


    1. BHXH tỉnh, các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Chương trình THTK, CLP về BHXH Việt Nam trước ngày 30/4/2020.


    2. Trước ngày 20/01 năm sau, BHXH tỉnh, thành phố, các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện báo cáo tình hình, kết quả THTK, CLP của đơn vị theo đúng nội dung của Đề cương và Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 01, 02, 04 ban hành kèm theo Thông tư số 188/2014/TT-BTC và gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; dữ liệu điện tử gửi vào địa chỉ thư điện tử: [email protected] để kịp thời gian tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ngành gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13.


    3. Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm đối với việc không xây dựng và ban hành hoặc ban hành chương trình chậm so với yêu cầu. BHXH Việt Nam phê bình đối với các đơn vị báo cáo tình hình và kết quả THTK, CLP sơ sài, không có đánh giá kết quả cụ thể, nộp không đúng thời hạn, không đủ các mẫu biểu theo quy định.


    4. BHXH tỉnh, các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tự đánh giá kết quả THTK, CLP trong chi thường xuyên theo văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam gửi về BHXH Việt Nam cùng với thời gian gửi Báo cáo kết quả THTK, CLP.


  7. Khen thưởng về THTK, CLP


Căn cứ kết quả chấm điểm THTK, CLP trong chi thường xuyên do Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị và kết quả chấm điểm của Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ Tổ chức cán bộ và Trung tâm truyền thông; Vụ Thi đua - Khen thưởng tổng hợp, tham mưu trình Lãnh đạo Ngành kịp thời biểu dương những gương điển hình trong THTK, CLP để nhân rộng trong toàn Ngành.


Giao Vụ Tài chính - Kế toán là đầu mối, theo dõi, tổng hợp về THTK, CLP của Ngành, phối hợp với các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP của Ngành báo cáo Bộ Tài chính./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.