Open navigation

Công văn 2671/TCT-CS Thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đào tạo kỹ năng

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ----------------

Số: 2671/TCT-CS
V/v thuế GTGT

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Đà Nẵng

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4533/CT-TTHT ngày 03/12/2019 của Cục Thuế TP Đà Nẵng về thuế GTGT đối với hoạt động đào tạo kỹ năng. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Tại Điều 5 Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 3/9/2008 quy định đối tượng không chịu thuế:

“Điều 5 Đối tượng không chịu thuế

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

2. Tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”

3. Tại Điều 19 Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;

c) Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

d) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

e) Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

4. Tại Điều 19 Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

“1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;

c) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;”

5. Tại Điều 16 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Căn cứ các quy định trên thì dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP có quy định Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đi với doanh nghiệp.

Đề nghị Cục Thuế TP Đà Nẵng trao đổi với các cơ quan địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo) để làm rõ hoạt động đào tạo kỹ năng của Công ty Cổ phần Trường doanh nhân Top Olympia có phải là dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật hay không, trên cơ sở đó có hướng dẫn về chính sách thuế GTGT cho phù hợp với các quy định nêu trên.

Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế thành phố Đà Nẵng được biết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Nguyễn Thế Mnh (để b/c);
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
 - Website
 - TCT,
 - Lưu: VT, CS (3)

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH




 Lưu Đức Huy

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.