Open navigation

Quyết định 1616/QĐ-TCHQ Kế hoạch hành động đẩy mạnh CCHC, hỗ trợ DN trong hoạt động XNK hàng hóa trong và sau dịch bệnh COVID-19


BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1616/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2020


QUYẾT ĐỊNH


VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG VÀ SAU DỊCH BỆNH COVID-19


TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN


Căn cứ Luật Hải quan năm 2014;


Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;


Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;


Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về nội dung các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19;


Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19,


Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch bệnh COVID-19.


Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và các hoạt động liên quan được phân công trong Kế hoạch, tổ chức triển khai nội dung Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 3;

  • Đ/c Bộ trưởng Bộ Tài chính (để b/c);

  • Đ/c Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để b/c);

  • Văn phòng Bộ Tài chính (để theo dõi);

  • Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);

  • Lưu: VT, GSQL (05b)

    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


    Mai Xuân Thành

    KẾ HOẠCH


    HÀNH ĐỘNG ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRỌNG VÀ SAU DỊCH BỆNH COVID-19

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-TCHQ ngày 19/6/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)


    1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU


      Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tình hình kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, hoạt động mua bán trao đổi ngoại thương giữa Việt Nam và các nước bị gián đoạn. Nhằm chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng, lực cạnh tranh quốc gia, Tổng cục Hải quan thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính, trọng tâm là: xây dựng nền đạo đức công vụ, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà sách nhiễu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa các điêu kiện kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Các mục tiêu, yêu cầu cụ thể được đặt ra, đó là:


      1. Tiếp tục cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.


      2. Hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý và quy trình thủ tục hải quan đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cũng như việc phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan tại cửa khẩu.


      3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc: (i) Trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nước có liên quan khác khi giải quyết thủ tục hành chính; (ii) Gửi, tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính, giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân.


      4. Đảm bảo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các Hiệp định Thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID- 19.

      5. Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan.


    2. NỘI DUNG


      Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai một số nhiệm vụ sau đây:


      1. Triển khai các giải pháp vừa tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19


        1. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan;


        2. Chủ động, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong quá trình làm thủ tục hải quan trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật.


        3. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu hoặc có các biểu hiện tiêu cực, hạch sách, đòi hỏi tổ chức, cá nhân phải nộp, xuất trình các chứng từ, nộp các khoản phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật, làm chậm quá trình thông quan hàng hóa, gây thiệt hại hoặc làm phát sinh các chi phí cho doanh nghiệp.


        4. Tổ chức thực hiện Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính quy định về thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, hình thức nộp chứng tư chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (Covid-19); kiểm tra, rà soát lại hồ sơ các lô hàng nhập khẩu có tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký từ ngày 23/01/2020, nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp nộp đáp ứng tiêu chí xuất xứ để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thì xem xét xử lý theo quy định.


      2. đ) Cục Hải quan các tỉnh có chung đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiếp tục duy trì các giải pháp vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa, tránh ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu.


      3. Nâng cao thực hiện có hiệu quả các giải phảp về công nghệ thông tin để hỗ trợ người khai hải quan, người nộp thuế; kết nối trao đổi thông tin với các Bộ, ngành khi giải quyết thủ tục hành chính

        1. Đẩy mạnh việc trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nước có liên quan khác khi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia; Gửi, tiếp nhận, trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính và giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia qua cổng Thông tin một cửa quốc gia.


        2. Áp dụng chữ ký số vào việc phát hành văn bản điện tử, tăng cường dịch vụ công trực tuyến hoạt động 24/7.


        3. Phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; Thực hiện việc kết nối thông tin trên cổng Thông tin một cửa quốc gia với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đảm bảo việc thông quan hàng hóa được thông suốt.


        4. Nâng cấp hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu đảm bảo cho việc việc truyền, nhận dữ liệu, xử lý nhanh chóng, thông suốt các thao tác nghiệp vụ của công chức hải quan và người khai hải quan; tự động hỗ trợ, cảnh báo cho công chức hải quan trong quá trình xử lý hồ sơ hải quan.


          đ) Tăng cường phối hợp với Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cho doanh nghiệp tham gia nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 nhằm đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, góp phần rút ngắn thời gian thông quan giải phóng hàng.


        5. Triển khai có hiệu quả Hệ thống một cửa quốc gia đường hàng không và Hệ thống quản lý, giám sát tự động tại các sân bay quốc tế.


      4. Tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh


        1. Đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, cách thức nộp hồ sơ hải quan:


          • Bãi bỏ quy định nộp các chứng từ không cần thiết, các chứng từ đã có trên Cổng Thông tin điện tử của các Bộ, ngành hoặc trên cổng Thông tin một cửa quốc gia; Hạn chế việc nộp các chứng từ dưới dạng bản chính là bản giấy.


          • Chỉ yêu cầu nộp, xuất trình lần đầu đối với các chứng từ phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;


          • Về cơ bản các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan sẽ được nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, không yêu cầu phải nộp trực tiếp cho công chức hải quan.

          • Việc khai và nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp khi làm thủ tục hải quan phải được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống, không yêu cầu phải ký tên, đóng dấu trên các chứng từ này.


        2. Cắt giảm, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan:


          • Không yêu cầu thực, hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến nếu đã thực hiện được trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.


          • Rà soát, bãi bỏ việc đề xuất và phê duyệt miễn thuế trong thông quan đối với từng tờ khai hải quan của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu trong quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.


          • Đơn giản hóa việc bàn giao hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan trong trường hợp việc bàn giao được thực hiện trong cùng một Chi cục Hải quan trên cơ sở đảm bảo quản lý chặt chẽ, phù hợp với đặc thù địa bàn quản lý của Chi cục.


        3. Rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa;


          • Tăng cường trang bị máy móc, thiết bị hỗ trợ công chức hải quan trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát việc vận chuyển hàng hóa, như: máy soi container, thiết bị giám sát hành trình, niêm phong điện tử, thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng, an toàn thực phẩm, ...


          • Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, giảm tỷ lệ luồng vàng, luồng đỏ, tăng tỷ lệ luồng xanh. Rà soát, xem xét sửa đổi, bãi bộ các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý, kiểm tra; việc tăng cường kiểm tra chỉ áp dụng trong một giai đoạn nhất định, với doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cụ thể. Nghiên cứu triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan.


          • Cắt giảm các trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, giám định, phân loại hàng hóa; rút ngắn thời gian trả mẫu, nâng tỷ lệ thông báo kết quả phân tích, phân loại trước hạn và đúng hạn.


        4. Rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí, thuế có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu


        • Cắt giảm các chi phí liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chi phí lưu kho, bãi tại cửa khẩu, ...;


        • Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền giảm tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp sản xuất, trực tiếp nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định bị cơ quan hải quan ấn định thuế giá trị gia tăng và đã nộp đủ số tiền thuế giá trị gia tăng bị ấn định trước ngày 01 tháng 3 năm 2020 nhưng còn nợ tiền chậm nộp.

      5. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành


        1. Tạm dừng hoạt động kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong năm 2020. Đối với trường hợp thanh tra chuyên ngành, kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm và thanh tra, kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, công chức kiểm tra phải nêu rõ dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro và được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị. Nếu doanh nghiệp có ý kiến đề nghị, giải trình cụ thể, xin chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra do khó khăn trong sản xuất, kinh doanh vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thì Lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.


        2. Đẩy mạnh hoạt động thu nhập, phân tích thông tin để phát hiện dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro; chuẩn bị kỹ kế hoạch trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đảm bảo các cuộc kiểm tra sau thông quan được thực hiện có chất lượng, hiệu quả.


      6. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong các Hiệp định Thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVCD-19


        1. Đề xuất triển khai cơ chế cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ dưới dạng dữ liệu điện tử đảm bảo tính liên thông giữa cơ quan cấp của nước xuất khẩu với cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong quá trình tham gia đàm phán hoặc tại các cuộc họp thường kỳ song phương, đa phương.


        2. Phối hợp với Bộ NN&PTNT đàm phán và triển khai cơ chế thừa nhận kết quả kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, thực vật giữa các quốc gia trên cơ sở tuân thủ các nội dung cam kết của Hiệp định.


        3. Thống nhất mã số HS hàng hóa xuất nhập khẩu (danh mục hàng hóa, mã hồ sơ) phù hợp với các nước khác, nhất là khối EU để giảm bớt khó khăn khi áp mã thuế, bảo đảm kiểm soát được việc kê khai thống nhất.


      7. Đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp


        1. Cập nhật thường xuyên, niêm yết công khai tại các địa điểm làm thủ tục hải quan các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, quy trình thủ tục hải quan mới ban hành.


        2. Các Chi cục Hải quan duy trì hoạt động tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hải quan, chính sách quản lý của các Bộ, ngành có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp.

        3. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến đối với các dự thảo Nghị định, Thông tư có liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các chính sách quản lý thuế; tập huấn, giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành.


        4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham gia xử lý khủng hoảng truyền thông đối với những vấn đề gây bức xúc trong dư luận và cộng đồng doanh nghiệp.


      8. Khuyến khích các đơn vị áp dụng hình thức họp trực tuyến, giảm các loại báo cáo, áp dụng báo cáo phi giấy tờ, chỉ đạo điều hành qua các thiết bị trực tuyến trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn.


        (Theo Phụ lục phân công và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể),


    3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


  1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan


    • Các đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục cụ thể hóa nhiệm vụ được giao tại Phụ lục phân công và kế hoạch thực hiện vào chương trình công tác trọng tâm năm 2020 của đơn vị;


    • Tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả, tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch, trong đó nêu rõ các giải pháp, sáng kiến, kinh nghiệm tốt đã được vận dụng, triển khai có hiệu quả tại đơn vị định kỳ hàng quý và năm báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan trước ngày 15 tháng cuối quý).


  2. Cục Giám sát quản lý về Hải quan


  • Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;


Kết thúc năm 2020, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch này của Tổng cục Hải quan./.

PHỤ LỤC


KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐẤY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG VÀ SAU DỊCH BỆNH COVID-19

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-TCHQ ngày 19/6/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)



TT


Nội dung công việc


Sản phẩm đầu ra


Đơn vị chủ trì


Đơn vị phối hợp


Thời gian hoàn thành


Ghi chú


1


Xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hải quan đối với

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu


(1) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP


Cục GSQL


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


9/2021



(2) Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT- BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC


Cục GSQL


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


9/2021



(3) Tiếp tục hoàn thành Đề án, nhiệm vụ khác theo Chương trình công tác trọng tâm năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 147/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2020 của Tổng cục Hải quan


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ



Năm 2020



2


Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa


(1) Trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra thực tế, giám sát

vận chuyển hàng hóa (Máy soi


Cục TVQT, Cục GSQL


Một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm


Thường xuyên





container, máy soi hành lý, hàng hóa; hệ thống camera giám sát, seal định vị,...)








(2) Bãi bỏ việc thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến nếu đã thực hiện được trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.


Cục GSQL


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


12/2020





(3) Bãi bỏ việc đề xuất và phê duyệt miễn thuế trong thông quan đối với từng tờ khai hải quan của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu trong quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.


Cục TXNK, Cục GSQL


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


12/2020





(4) Hướng dẫn việc bàn giao hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan trong trường hợp việc bàn giao được thực hiện trong cùng một Chi cục hải quan.


Cục GSQL


Vụ PC, Cục Hải quan tỉnh, TP


12/2020





(5) Cắt giảm 30% lượng mẫu hàng hóa phải lấy để thực


Cục KĐHQ, Cục TXNK


Cục Hải quan các tỉnh, thành phố


12/2020





hiện việc phân tích, phân loại, giám định.


  1. Đảm bảo thời gian thông báo kết quả phân tích, phân loại đúng quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính;

  2. Tỷ lệ các mẫu được thông báo kết quả phân tích, phân loại trước hạn và đúng hạn đạt 90%.







(8) Tờ khai hải quan có tỷ lệ phân luồng đỏ dưới 4,5%, luồng vàng dưới 30%, luồng xanh trên

65%


Giảm tỷ lệ luồng vàng, luồng đỏ, tăng tỷ lệ luồng xanh


Cục QLRR


Cục Hải quan các tỉnh, thành phố


12/2020



3


Nâng cao thực hiện có hiệu quả các giải pháp về công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động của

ngành hải quan.


(1) Nghị định của Chính phủ quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia.


Cục CNTT&TKHQ


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


Tháng 11/2021



(2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về phê duyệt Kế hoạch


Cục CNTT&TKHQ, Cục GSQL


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


Tháng 7/2020





hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020






(3) Quy định về sử dụng chữ ký số vào việc phát hành văn bản điện tử của ngành Hải quan.


Văn phòng TCHQ


Cục CNTT&TKHQ


Tháng 12/2021



(4) Triển khai Hệ thống một cửa quốc gia đường hàng không và Hệ thống quản lý, giám sát tự động tại các sân bay quốc tế.


Cục GSQL,

Cục CNTT&TKHQ


Một số Cục Hải quan tỉnh, TP


Tháng 12/2020



(5) Quyết định của TCHQ quy định về chế độ tổ chức hội nghị, họp trực tuyến ngành hải quan


Văn phòng TCHQ


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


Tháng 12/2020



(6) Rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo ngành hải quan,

tiến tới áp dụng điện tử hóa, cắt giảm tối đa số lượng báo cáo giấy


Văn phòng TCHQ


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


Thường xuyên



4


Triển khai các giải


(1) Tiếp tục các giải


Các Vụ, Cục



Thường




pháp vừa tạo thuận pháp tạo thuận lợi thuộc TCHQ

lợi thương mại vừa cho doanh nghiệp đảm bảo công tác khi thực hiện các phòng chống dịch thủ tục hành chính bệnh Covid- 19. liên quan đến lĩnh

vực thuế, hải quan trên cơ sở tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phù hợp.

xuyên




(2) Kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu hoặc có các biểu hiện tiêu cực, hạch sách, đòi

hỏi tổ chức, cá nhân Vụ TCCB, Vụ Cục Hải quan

phải nộp, xuất trình TT-KT các tỉnh, TP

các chứng từ hoặc nộp các khoản phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật


Thường xuyên




(3) Xử lý hoàn thuế cho các lô hàng nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp

nộp đáp ứng các Cục G

điều kiện để được Cục T

hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định.


SQL, Cục Hải quan

XNK các tỉnh, TP


Thường xuyên




(4) Tiếp tục duy trì Cục HQ các tỉnh

các giải pháp vừa có chung đường đảm bảo công tác Cục GSQL biên giới với phòng chống dịch,  Trung Quốc,

vừa đảm bảo hoạt Lào, Campuchia động thông quan


Thường xuyên





hàng hóa, tránh ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới đất liền






5


Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong các Hiệp định Thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ


(1) Kiểm tra, xem xét chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp nộp

nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định đối với các lô hàng

nhập khẩu có tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký từ ngày 23/01/2020


Cục GSQL


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


6/2020



(2) Phối hợp triển khai cơ chế trao đổi thông tin kết quả kiểm dịch động vật, thực vật giữa Việt Nam và các quốc gia


Cục CNTT&TKHQ


Cục GSQL


Theo tiến độ của Bộ NN&PTNT



(3) Phối hợp xây dựng Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU


Cục TXNK


Các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan


12/2020



6


Rà soát cắt giảm các khoản cắt giảm các khoản phí, lệ phí, thuế có liên quan đến hàng hóa xuất


(1) Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 274/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ


Cục TXNK


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


12/2020




khẩu, nhập khẩu

Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan

và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh


(2) Trình cấp có thẩm quyền giảm tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp sản xuất, trực tiếp nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định bị cơ quan hải quan ấn định thuế GTGT và đã nộp đủ số tiền thuế giá trị gia tăng bị ấn định trước ngày 01 tháng 3 năm 2020 nhưng còn nợ tiền chậm nộp.






(4) Tiếp tục các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được các cấp phê duyệt.


Cục GSQL,

Cục CNTT&TKHQ


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


Thường xuyên



7


Tuyên truyền các chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp.


(1) Phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp do Bộ Tài chính chủ trì


Vụ PC


Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ


2020



(2) Tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu các văn bản, chế độ chính sách mới về thuế, hải quan


Các Vụ, Cục thuộc TCHQ



Thường xuyên






(3) Tổ chực Hội nghị giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Diễn đàn kinh tế tư nhân và các

đối tác khác.


Ban CCHĐH


Các Vụ, Cục thuộc TCHQ


Thường xuyên





(4) Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế và hải quan các nước nhằm trao đổi về các giải pháp thuận lợi hóa thương mại.


Vụ HTQT


Các Vụ, Cục thuộc TCHQ


Thường xuyên;


Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.