Open navigation

Công văn 82639/CT-TTHT Kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với tài sản thanh lý của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 82639/CT-TTHT
V/v kê khai nộp thuế GTGT đối với tài sản thanh lý của DN bảo hiểm nhân thọ

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2020

 

Kính gửi: Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam
(Địa chỉ: Phòng 1101, Tầng 11, Tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - MST: 0102999528)

Trả lời công văn số 109/2020/CV-FA ngày 14/8/2020 của Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam - MST: 0102999528 (Sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về kê khai nộp thuế GTGT đối với khoản thu từ thanh lý tài sản đã qua sử dụng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/01/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

+ Tại Điều 3 quy định về đối tượng chịu thuế GTGT như sau:

“Trừ các dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT quy định tại Điều 4 Thông tư này, các dịch vụ bảo hiểm và các hàng hóa, dịch vụ khác do các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này cung cấp là đối tượng chịu thuế GTGT, bao gồm:

- Hàng hóa, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT phát sinh trong quá trình hoạt động của các công ty có hoạt động thuộc lĩnh vực bảo hiểm. ”

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“1. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học; bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện); bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm người đình sản; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân; bảo hiểm người sử dụng điện; bảo hiểm bồi thường người lao động, bảo hiểm sức khỏe và các bảo hiểm khác liên quan đến con người, chăm sóc sức khỏe con người;”

+ Tại Điều 5 quy định về người nộp thuế GTGT như sau:

“Người nộp thuế GTGT là các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm khác tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT quy định tại Điều 3 Thông tư này.”

+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định về thuế suất thuế GTGT như sau:

“3. Đối với các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm nêu trên, thuế suất thuế GTGT được áp dụng theo quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn.”

+ Tại Điều 10 quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế như sau:

“Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:

1. Đại lý bảo hiểm hưởng hoa hồng không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng đại lý được hưởng.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng môi giới tái bảo hiểm và hoa hồng môi giới bảo hiểm mà các dịch vụ bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản thu từ thanh lý tài sản chuyên dùng phục vụ cho bảo hiểm nhân thọ.”

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Tại Khoản 7, Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.”

+ Tại Điều 5 quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

…”

- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản, lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

+ Tại Điểm c Khoản 1 Điều 10 quy định nguyên tắc tính thuế, khai thuế:

“c. Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”

+ Tại Khoản 2 Điều 11 quy định khai thuế GTGT:

“2. Khai thuế giá trị gia tăng

a) Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế theo tháng trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm b, c, d khoản này.

b) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

c) Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

d) Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đi với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.”

- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội:

+ Tại Điều 151 quy định về hiệu lực thi hành:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật này.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phát sinh hoạt động thanh lý tài sản chuyên dùng phục vụ cho bảo hiểm nhân thọ thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản thu từ thanh lý tài sản này theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 09/2011/TT-BTC. Đối với các tài sản khác, khi thanh lý Công ty lập hóa đơn với thuế suất 10% và kê khai nộp thuế GTGT theo quy định.

Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo tháng/quý, nếu trong tháng/quý không phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT thì người nộp thuế vẫn nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.

Từ ngày 01/7/2020, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội có hiệu lực thi hành thì Công ty thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cục Thuế TP Hà Nội sẽ đăng tải nội dung trên trang web https://hanoi.gdt.gov.vn hướng dẫn người nộp thuế khi các văn bản được ban hành. Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và các văn bản quy phạm pháp luật để kê khai và nộp thuế theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 1 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT1;
- Phòng DTPC;
 - Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




 Nguyễn Tiến Trường

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.