Open navigation

Công văn 1194/TCT-KK ngày 20/04/2021 Nội dung mới của TT 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1194/TCT-KK

V/v giới thiệu các nội dung mới của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ các quy định nêu trên, ngày 18/3/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Để tạo điều kiện cho công tác triển khai, tuyên truyền, Tổng cục Thuế giới thiệu một số nội dung mới của Thông tư số 19/2021/TT-BTC (chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

Đề nghị các Cục Thuế khẩn trương tuyên truyền, phổ biến, thông báo cho cán bộ thuế và người nộp thuế trên địa bàn quản lý biết. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế kịp thời tổng hợp, phản ánh về Tổng cục Thuế để được nghiên cứu giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Các Vụ, đơn vị thuộc TCT;
 - Lưu: VT, KK
(3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




 Phi Vân Tuấn


PHỤ LỤC

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA THÔNG TƯ SỐ 19/2021/TT-BTC NGÀY 18/3/2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC THUẾ

(Ban hành kèm theo công văn số 1194/TCT-KK ngày 20/4/2021 của Tổng cục Thuế)

1. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bổ sung các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với: xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

Lý do: để phù hợp với Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

b) Bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với giao dịch điện tử giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, với các tổ chức có liên quan tronviệc tiếp nhận, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và theo cơ chế một cửa liên thông;

Bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với cung cấp, trao đổi thông tin phối hợp công tác bằng phương thức điện tử của cơ quan thuế với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế.

Lý do: để phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 96, khoản 3 và khoản 4 Điều 98 Luật Quản lý thuế và Điều 26, 27, 28 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi là Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

c) Sửa đổi, bổ sung phạm vi không điều chỉnh của thông tư đối với:

c.1) Giao dịch điện tử về hóa đơn theo quy định của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ;

Lý do: nội dung này đã thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thi hành.

c.2) Giao dịch điện tử về thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam do đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn riêng.

Lý do: nội dung này đã thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (sau đây gọi là Thông tư chung hướng dẫn Luật Quản lý thuế).

2. Về nguyên tắc giao dịch thuế điện tử (Điều 4 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung quy định người nộp thuế có thể lựa chọn thêm các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua: (i) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; (ii) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm (i)) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; (iii) Dịch vụ thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện nộp thuế điện tử.

- Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử theo hình thức nào thì phải thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử theo quy định và theo hướng dẫn của từng cơ quan, tổ chức mà mình lựa chọn. Với phương thức thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cng thông tin điện tử của Bộ Tài chính thì khi NNT đăng ký sẽ được Tổng cục Thuế cấp thêm 01 tài khoản để thực hiện giao dịch tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trên cơ sở các thông tin mà NNT đã cung cấp khi đăng ký qua các Cổng này mà không cn phải đăng ký thay đổi, bổ sung.

- Người nộp thuế lập và gửi hồ sơ thuế điện tử tại Cổng thông tin điện tử mà NNT đã lựa chọn.

Lý do: để phù hợp với quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

3. Về gửi thông báo, quyết định, văn bản điện tử của cơ quan thuế (Điều 5 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung quy định nguyên tắc chung: Cơ quan thuế gửi các quyết định, thông báo và văn bản khác cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử mà NNT đã lựa chọn. Các quyết định, thông báo và văn bản này đều được lưu trữ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để NNT có thể tra cứu đy đủ các quyết định, thông báo, văn bản mà cơ quan thuế đã gửi.

Trước đây: quy định rải rác ở các Điều nhưng chỉ áp dụng đối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

4. Về chứng từ điện tử (Điều 6 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bổ sung quy định hồ sơ thuế điện tử bao gồm: xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tin thuế, tiên chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh mới bổ sung tại Điều 1 Thông tư.

b) Sửa đổi, bổ sung quy định chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN.

Trước đây: quy định chứng từ nộp thuế điện tử là giấy nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính dưới dạng điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng.

5. Về ký điện tử trong giao dịch điện tử (Điều 7 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Sửa đổi quy định thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký thuế điện tử ở mức độ 4 cho người nộp thuế kể cả NNT đăng ký thuế lần đầu. Theo đó: Đối với người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế lần đầu và cấp mã số thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư được đăng ký một số điện thoại di động dunhất của cá nhân hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của tổ chức để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua “tin nhn” khi nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu bằng điện tử đến cơ quan thuế.

Trước đây: Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính quy định: Người nộp thuế khi nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu bằng điện tử đến cơ quan thuế không phải xác thực giao dịch điện tử mà chỉ vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để khai và nộp hồ sơ. Tuy nhiên, sau đó, người nộp thuế phải mang hồ sơ giấy đến cơ quan thuế sau khi đã nộp bằng điện tử để đối chiếu khi nhận kết quả là Giy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đối với hồ sơ đăng ký thuế lần đầu.

b) Sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng mở rộng phương thức xác thực đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số khi thực hiện giao dịch điện tử, cụ thể:

- Được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử gửi qua “tin nhắn” đến số điện thoại, hoặc qua địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử (sau đây gọi là SMS OTP);

- Hoặc được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử được sinh ra ngẫu nhiên sau mỗi phút từ một thiết bị điện tử tự động do cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan cung cấp (sau đây gọi là Token OTP);

- Hoặc được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử tự sinh ra ngẫu nhiên sau một khoảng thời gian do ứng dụng của cơ quan thuế hoặc cơ quan có liên quan cung cấp và được cài đặt trên smartphone, máy tính bảng (sau đây gọi là Smart OTP).

- Hoặc xác thực bằng sinh trắc học theo quy định tại Nghị định số 165/2018/NĐ-CP.

Trước đây: chỉ quy định được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử cấp.

c) Bổ sung quy định: Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thay, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay sử dụng chứng thư số của tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay để ký trên các chứng từ điện tử khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Trước đây: chỉ quy định đối với đại lý thuế.

d) Bổ sung đối tượng là “Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan Nhà nước khác” khi thực hiện giao dịch điện tử theo quy định tại Thông tư này phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Lý do: để phù hợp với phạm vi và đối tượng áp dụng mới bổ sung tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư.

đ) Bổ sung quy định cụ thể đối với việc ký điện tử của cơ quan thuế trên các chứng từ điện tử do cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (bao gồm: (1) các chứng từ điện tử là thông báo do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tự động tạo, gửi cho người nộp thuế hoặc do hệ thống quản lý thuế của Tổng cục Thuế tự động tạo, gửi cho người nộp thuế thì sử dụng chữ ký số nhân danh của Tổng cục Thuế; (2) các chứng từ điện tử do công chức thuế tạo trên hệ thống quản lý thuế của Tổng cục Thuế theo quy trình nghiệp vụ quản lý thuế để gửi cho người nộp thuế thì phải sử dụng đồng thời chữ ký số nhân danh của cơ quan thuế và các chữ ký số của công chức thuế theo quy định.

6. Cách xác định thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử của người nộp thuế và thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho người nộp thuế (Điều 8 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử của người nộp thuế

a.1) Bổ sung quy định về tính thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử: Thời gian người nộp thuế nộp hồ sơ được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ của ngày.

Trước đây: chỉ quy định người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.

a.2) Sửa đổi cách xác định thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử để áp dụng chung cho những loại hồ sơ thuế điện tử có tính chất tương tự nhau làm căn cứ để cơ quan thuế xác định thời gian nộp hồ sơ thuế; tính thời gian chậm nộp hồ sơ thuế hoặc tính thời gian để giải quyết hồ sơ thuế theo quy định và để phù hợp với phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Thông tư.

Bổ sung quy định thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế đối với hồ sơ khai thuế có bao gồm tài liệu đính kèm theo được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính được tính theo ngày người nộp thuế hoàn thành việc nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trước đây: chỉ quy định thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử, hồ sơ khai thuế điện tử, hồ sơ hoàn thuế điện tử; đối với hồ sơ khai thuế điện tử thì chưa có quy định đối với hồ sơ khai thuế có bao gồm tài liệu đính kèm theo được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính.

a.3) Sửa đổi thời gian nộp thuế điện tử cho phù hợp với quy định tại Luật Quản lý thuế.

b) Bổ sung quy định thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho người nộp thuế được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ của ngày.

7. Sửa đổi, bổ sung hậu quả pháp lý đối với người nộp thuế nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp tiền thuế trong thời gian Cổng thông tin của Tổng cục Thuế, Cổng thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Cổng của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN bị lỗi (Điều 9 Thông tư số 19/2021/TT- BTC):

a) Bổ sung hậu quả pháp lý đối với người nộp thuế nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp tin thuế trong thời gian Cng thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị lỗi để phù hợp với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc giao dịch điện tử mới bổ sung tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 Thông tư.

b) Bổ sung nguyên tắc quan trọng là trường hợp Cổng thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Cổng của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN bị lỗi thì người nộp thuế được thực hiện giao dịch điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Người nộp thuế thực hiện việc nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan thuế, nộp thuế qua các kênh giao dịch điện tử khác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 hoặc bằng phương thức nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng/KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành khi Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế bị lỗi sau giờ hành chính của ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ thuế, nộp thuế; việc nộp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế bằng giấy nộp vào ngày làm việc tiếp theo liền kề ngày Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế bị lỗi là đúng hạn.

8. Về đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (Điều 10 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bổ sung quy định đối với từng trường hợp đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc giao dịch điện tử mới bổ sung tại Điều 1 và Điều 4 Thông tư.

b) Bổ sung để chặt chẽ hơn quy định đối với địa chỉ thư điện tử đăng ký khi thực hiện giao dịch điện tử (là một trong các điều kiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế), cụ thể: Người nộp thuế được đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế (địa chỉ thư điện tử này phải đồng nhất với địa chỉ thư điện tử đã đăng ký thuế trc tiếp với cơ quan thuế theo quy đnh tai Điều 13 Thông tư này hoặc địa chỉ thư điện tử đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định ti Điều 14 và Điều 35 Thông tư này).

Trước đây: Chỉ quy định người nộp thuế được đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế.

c) Bổ sung quy định thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN đối với trường hợp NNT đăng ký tài khoản mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trước đây: chưa quy định về việc NNT được đăng ký tài khoản mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, tổ chức cung cấp dịch v T-VAN.

9. Về đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch điện tử (Điều 11 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung quy định đăng ký thay đi, bổ sung thông tin giao dịch điện tử đối với người nộp thuế đã đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đăng ký thay đổi, bổ sung về tài khoản giao dịch tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc giao dịch điện tử mới bổ sung tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 Thông tư.

10. Về ngừng giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (Điều 12 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Tại Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử”

Theo đó, việc giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử là bắt buộc trong trường hợp có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử. Do đó, không còn trường hợp người nộp thuế chủ động đăng ký ngừng giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Mà chỉ có trường hợp cơ quan Thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế, Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể/chấm dứt tồn tại/chấm dứt hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ chủ động ngừng và gửi thông báo đến người nộp thuế. Thông tư đã sửa đổi cho phù hợp với quy định này.

Trước đây: người nộp thuế được đăng ký chủ động ngừng giao dịch điện tử với cơ quan thuế khi có nhu cầu.

11. Về giao dịch điện tử trong đăng ký thuế (Điều 13, Điều 14 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bỏ quy định người nộp thuế phải nộp hồ sơ giấy đến cơ quan thuế sau khi đã nộp bằng điện tử để đối chiếu khi nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đối với hồ sơ đăng ký thuế lần đầu do hồ sơ bằng điện tử đã được cơ quan thuế xác thực điện tử thông qua số điện thoại di động của chính cá nhân người nộp thuế hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật đối với người nộp thuế là tổ chức.

Trước đây: Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính quy định: Người nộp thuế phải mang hồ sơ giấy đến cơ quan thuế sau khi đã nộp bng điện tử để đi chiếu khi nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đối với hồ sơ đăng ký thuế lần đầu.

b) Mở rộng phạm vi cho phép người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế lần đu qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để thống nhất với các dịch vụ thuế điện tử khác.

Trước đây: người nộp thuế đăng ký thuế lần đầu không được gửi điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

c) Quy định cụ thể các hồ sơ đăng ký thuế khác ngoài hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm hồ sơ cấp mã số thuế nộp thay, mã số thuế cho địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế thuộc trường hợp phải trả kết quả; Hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế thuộc trường hợp không phải trả kết quả cho người nộp thuế; hồ sơ tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hồ sơ khôi phục mã số thuế.

Trước đây: Chỉ quy định hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hiệu lực mã số thuế và các thủ tục đăng ký thuế khác.

d) Sửa đổi quy định về căn cứ pháp lý để giải quyết hồ sơ đăng ký thuế điện tử gồm Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế (sau đây gọi là Thông tư số 105/2020/TT-BTC).

Trước đây: Căn cứ pháp lý để giải quyết hồ sơ đăng ký thuế điện tử là Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính.

đ) Sửa đổi quy định trường hợp người nộp thuế đăng ký nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế qua đường bưu chính thì cơ quan thuế có trách nhiệm gửi kết quả cho người np thuế qua dịch vụ bưu chính công ích đến địa chỉ người nộp thuế đã đăng ký.

Trước đây: Trường hợp người nộp thuế đăng ký nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế qua đường bưu chính thì cơ quan Thuế có trách nhiệm gửi kết quả cho người nộp thuế đến địa chỉ người nộp thuế đã đăng ký.

e) Đưa quy định về nguyên tắc việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với trường hợp người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế điện tử đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông trước đây đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/02/2016 để thống nhất với quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

12. Về giao dịch điện tử trong khai thuế (Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Đăng ký nghĩa vụ khai thuế:

Sửa đổi, bổ sung quy định rõ ràng cụ thể hơn:

- Cơ quan thuế căn cứ các thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế/đăng ký doanh nghiệp của người nộp thuế đã được cấp mã số thuế/mã số doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra thông tin về nghĩa vụ kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và thực hiện điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

- Quy định cụ thể về thay đổi thông tin về nghĩa vụ khai thuế/trường hợp chấm dứt nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế để phù hợp với Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 105/2020/TT-BTC).

Lý do: để phù hợp với các quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

b) Về khai thuế điện tử:

b.1) Bổ sung quy định về kiểm tra, đối chiếu, thời gian cơ quan thuế chấp nhn/không chấp nhận đối với trường hợp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế bao gồm tài liệu theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế không gửi được theo phương thức điện tử thì người nộp thuế đng thời nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gi bảo đảm qua đường bưu chính đến cơ quan thuế.

b.2) Bổ sung, sửa đổi việc xử lý và trả kết quả giải quyết hồ sơ khai thuế điện tửbao gồm các trường hợp: Cơ quan thuế gửi Thông báo bằng phương thức đin tử cho người nộp thuế, Cơ quan thuế gửi thông báo bng phương thức điện tử qua một cửa liên thông.

Lý do: để phù hợp với Điều 13 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

c) Bổ sung quy định về đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế: Trên cơ sở nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế, trường hợp quá hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thì Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sẽ gửi Thông báo đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế cho người nộp thuế qua Cổng thông tin giao dịch thuế điện tử.

Trước đây: nội dung này đã được hướng dẫn tại quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và công văn số 4678/TCT-KK ngày 03/11/2020 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn ban hành Thư nhắc nộp/Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế bằng phương thức điện tử.

13. Về giao dịch điện tử trong nộp thuế điện tử (Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bỏ điều kiện về thực hiện nộp thuế điện tử của các ngân hàng tham gia thủ tục nộp thuế bằng phương thức điện tử, thay vào đó các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo công khai của Tổng cục Thuế sẽ gửi đề nghị kết nối đến Tổng cục Thuế theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 19/2021/TT-BTC.

b) Về quy trình nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử mà NNT lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN

b.1) Bổ sung quy trình nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất với quy trình nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và tổ chức cung cấp dịch T-VAN.

Trước đây: chỉ quy định quy trình nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

b.2) Bổ sung quy trình xử lý chứng từ nộp NSNN nhằm đơn giản hóa quy trình, thông tin, đảm bảo dữ liệu truyền nhận chứng từ là chính xác giữa ngân hàng nơi NNT lựa chọn trích tài khoản, ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản và KBNN, cụ thể:

- Bổ sung nguyên tắc tạo “Số tham chiếu” tại Hệ thống ứng dụng của đơn vị nơi NNT thực hiện việc tạo lập chứng từ nộp NSNN.

- Thông tin truyền nhận qua hệ thống các ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và KBNN chỉ gồm 04 nhóm thông tin: Tài khoản trích nợ, số tiền nộp NSNN, KBNN nơi hưởng nguồn thu, số tham chiếu.

- KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản có thể tra cứu toàn bộ thông tin nộp thuế theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. KBNN căn cứ chng từ báo có của ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản và thông tin khoản nộp NSNN theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế để tra cứu, hạch toán thu NSNN.

- Quy định sửa đổi này sẽ được triển khai theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Thông tư số 19/2021/TT-BTC.

Trước đây:

- Thông tin truyền nhận giữa hệ thống các ngân hàng bao gồm đầy đủ các thông tin (Tên, MST, địa chỉ của NNT; tài khoản thu NSNN hoặc tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT; tên KBNN nơi nhận khoản thu NSNN; mã hiệu và tên cơ quan quản lý thu; thông tin liên quan đến khoản nộp NSNN: số, ngày quyết định/thông báo, tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định/kỳ thuế, tên loại thuế, khoản thu, địa chỉ căn nhà, lô đất (nếu có), loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ôtô, xe máy (nếu có), mã chương, mã tiểu mục của từng loại thuế, khoản thu; Số tiền chi tiết từng khoản thuế ghi nhận theo VNĐ, ngoại tệ; ngày nộp thuế;)

- KBNN hạch toán theo thông tin do ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản truyền đến.

c) Về quy trình nộp thuế điện tử thông qua các kênh giao dịch điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

c.1) Bổ sung quy trình nộp thuế điện tử qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thống nhất với quy trình nộp thuế qua các kênh giao dịch điện tử của ngân hàng.

Trước đây: Chưa có quy định nộp thuế qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

c.2) Bổ sung hình thức nộp thuế điện tử qua kênh giao dịch điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước đây: Chưa có quy định cụ thể với hình thức này, thực tế đã triển khai tại Cổng dịch vụ công quốc gia.

c.3) Về quy trình truyền nhận thông tin giữa hệ thống các ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và KBNN thực hiện thống nhất theo hướng đơn giản hóa quy trình, truyền nhận chính xác thông tin, dữ liệu.

- Bổ sung nguyên tắc tạo “Số tham chiếu” tại hệ thống ứng dụng của đơn vị nơi NNT thực hiện việc tạo lập chứng từ nộp NSNN.

- Thông tin truyền nhận qua hệ thống các ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và KBNN chỉ gồm các nhóm thông tin: Tài khoản trích nợ, số tiền nộp NSNN, KBNN nơi hưởng nguồn thu, số tham chiếu, ngày trích tiền từ tài khoản của NNT hoặc người nộp thay.

- Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian đã tham gia kết nối thì truyền đầy đủ thông tin theo chứng từ nộp NSNN do người nộp thuế lập đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chưa tham gia kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì truyền đầy đủ thông tin theo chứng từ nộp NSNN do người nộp thuế lập đến Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản để ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản truyền đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản có thể tra cứu toàn bộ thông tin nộp thuế theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. KBNN căn cứ chứng từ báo có của ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản và thông tin khoản nộp NSNN theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, hạch toán thu NSNN.

Trước đây:

- Thông tin truyền nhận giữa hệ thống các ngân hàng bao gồm đầy đủ các thông tin.

- KBNN hạch toán theo thông tin do ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản chuyển đến.

c.4) Quy định sửa đổi này sẽ được triển khai theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Thông tư số 19/2021/TT-BTC.

d) Sửa đi về cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi

Theo đó, ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán/KBNN nơi người nộp thuế trích tài khoản thực hiện cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi hoặc bản sao chứng từ nộp NSNN theo mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Trước đây: việc cấp chứng từ phục hồi thực hiện theo mẫu C1-02/PH ban hành kèm theo Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

đ) Bổ sung quy trình thực hiện thủ tục xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế (bao gồm xác nhận số đã nộp NSNN và xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế) bằng phương thức điện tử để phù hợp với Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật quản lý thuế.

Trước đây: chỉ quy định quy trình xác nhận số thuế đã nộp ngân sách bng phương thức điện tử.

e) Sửa đổi quy trình tiếp nhận, trả kết quả đề nghị tra soát thông tin nộp thuế điện tử của người nộp thuế, cụ thể:

- Bổ sung quy trình trả Thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ đề nghị tra soát điện tử (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư s 19/2021/TT-BTC)

- Bổ sung quy trình trả Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Lý do: để phù hợp với quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

g) Bổ sung quy trình tiếp nhận và trả kết quả xử lý bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa bng phương thức điện tử.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh mới được bổ sung tại Điều 1 Thông tư và quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật quản lý thuế.

14. Về giao dịch điện tử trong hoàn thuế điện tử (Điều 27 và Điều 28 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Sửa đổi về thời gian cơ quan thuế gửi Thông báo tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử là sau khi cơ quan thuế gửi Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử đối với trường hợp người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trên hồ sơ khai thuế.

Trước đây: Thông báo tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử được gửi đồng thời với thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử.

b) Sửa đổi về mẫu Thông báo tiếp nhận/Thông báo chấp nhận đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử là thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 (khác với các thủ tục khác thì thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế).

c) Sửa đổi các quy định liên quan đến việc giải trình, bổ sung thông tin tài liệu để phù hợp với Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

15. Về giao dịch điện tử trong miễn giảm thuế điện tử (Điều 29 và Điều 30 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung: quy định mới về miễn giảm thuế điện tử, theo đó, người nộp thuế có thể gửi hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (bao gồm trường hợp gửi trực tiếp đến cơ quan thuế và trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế điện tử đồng thời với hồ sơ hành chính về quản lý và sử dụng đất đai theo cơ chế một cửa liên thông). Thông tư quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả bằng phương thức điện tử đối với hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh mới được bổ sung tại Điều 1 Thông tư và quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật quản lý thuế.

16. Giao dịch điện tử trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế (Điều 31 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung: quy định mới về giao dịch điện tử trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; theo đó, Thông tư hướng dẫn (i) Việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết hồ sơ xử lý nợ; (ii) Tra soát điều chỉnh thông tin trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế bằng phương thức điện tử.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh mới được bổ sung tại Điều 1 Thông tư và quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật quản lý thuế.

17. Về xử phạt vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử (Điều 32 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Nội dung này trước đây đã quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC nhưng không thực hiện được do thiếu cơ sở pháp lý nên Thông tư số 66/2019/TT-BTC đã bãi bỏ. Nay Luật Quản lý thuế, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã có quy định và đủ cơ sở pháp lý; do đó, Thông tư đã bổ sung nội dung này bao gồm: xử phạt vi phạm về đăng ký thuế và vi phạm về khai thuế. Theo đó, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào thời điểm xác nhận nộp hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế điện tử tại Điều 8 Thông tư này và thời hạn quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế để xác định số ngày chậm nộp hồ sơ và lập Biên bản vi phạm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định để gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.

18. Về giao dịch điện tử trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử (Điều 33 và Điều 34 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

a) Bổ sung quy định việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hỏi đáp vướng mắc của người nộp thuế.

Lý do: để phù hợp với phạm vi điều chỉnh mới được bổ sung tại Điều 1 Thông tư.

b) Sửa đi, bổ sung quy định rõ hơn về việc tra cứu thông tin của người nộp thuế. Theo đó, đối với trường hợp người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử để tra cứu thì được tra cứu thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp. Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”.

Trước đây: chỉ quy định người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử để tra cứu thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

c) Bổ sung quy định Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

19. Về kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Thông tư số 19/2021/TT-BTC):

Bổ sung: quy đnh về kết nối trao đổi, dữ liệu điện tử giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử để phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 96, khoản 3 và khoản 4 Điều 98 Luật Quản lý thuế và Điều 26, 27, 28 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Cụ thể: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế điện tử đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ khai thuế cùng với hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính theo cơ chế một cửa liên thông; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế điện tử theo cơ chế một cửa liên thông; Thông tin trao đổi, cung cấp giữa cơ quan thuế với KBNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Trao đổi và cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế và tổ chức ủy nhiệm thu; Tra soát, đối soát, xử lý sai sót và điều chỉnh thông tin, dữ liệu trao đổi, cung cấp.

Trước đây: Chỉ quy định đối với thông tin trao đổi, cung cấp giữa cơ quan thuế với KBNN, ngân hàng; tra soát, xử lý sai sót và điều chỉnh thông tin nộp thuế nhưng chưa cụ thể.

20. Về dịch vụ người trung gian trong lĩnh vực thuế (tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN)

Sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chủ thể, tài chính, kỹ thuật; bổ sung chi tiết hơn nội dung thay đổi, bổ sung thông tin cung cấp dịch vụ T-VAN hoặc thông tin kết nối; bổ sung chi tiết hơn nội dung liên quan đến ngừng cung cấp dịch vụ T-VAN; bổ sung chi tiết cụ thể hơn đối với đăng ký giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

21. Về mẫu biểu:

a. Sửa đổi các biểu mẫu để phù hợp với Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các nội dung sửa đổi tại Thông tư.

b. Các mẫu biểu “Thông báo điều chỉnh thông tin nộp thuế”, “Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước” và “Giấy xác nhận/không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước” trước đây quy định tại Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế sẽ thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư chung hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

c. Bổ sung các biểu mẫu để phù hợp với nội dung Thông tư số 19/2021/TT-BTC:

- Thông báo về việc đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 06/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC;

- Công văn về việc đề nghị kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Thay đổi, bổ sung thông tin đã ký thỏa thuận theo mẫu số 01/KNNT-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC;

- Thông báo về việc hồ sơ đề nghị kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo/không đảm bảo kết nối/bổ sung thông tin hồ sơ đề nghị kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo mẫu số 01/TBKN-TĐT ban hành kèm theThông tư số 19/2021/TT-BTC.

d. Bỏ mẫu biểu Tờ khai đăng ký ngừng giao dịch thuế điện tử trước đây quy định tại Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế để phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế và nội dung Thông tư số 19/2021/TT-BTC.

22. Về hiệu lực thi hành

Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/5/2021.

Tổng cục Thuế sẽ thông báo cụ thể kế hoạch triển khai các điểm mới của Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính nêu trên được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian tới để các Cục Thuế triển khai cho người nộp thuế./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.