Open navigation

Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi TT 08/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2020/TT-BLĐTBXH NGÀY 15/10/2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2020/TT- BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động

1. Sửa đổi Điều 4 như sau:

 “Điều 4. Trình tự, thủ tục bảo vệ

Trình tự, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 8 như sau:

“b) Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.”.

3. Bãi bỏ các điều 5 và 6.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2021.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra Bộ, ngành TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Thanh tra Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
 - Lưu: VT, Thanh tra.

BỘ TRƯỞNG




 Đào Ngọc Dung

 

 

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.