Open navigation

Công văn 7143/BTC-CST Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm


BỘ TÀI CHÍNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 7143/BTC-CST

V/v báo cáo nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021



Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ


Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam, trong đó tại điểm 4a Điều 2 Quyết định số 1129/QĐ-TTg và số thứ tự 4 tại Kế hoạch triển khai thực hiện có giao Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ”.


Ngày 24/5/2021, Bộ Tài chính đã có công văn số 5355/BTC-CST gửi xin ý kiến bộ ngành, một số địa phương có hoạt động KTBĐ.


Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ ngành, địa phương và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTBĐ của một số quốc gia, đồng thời xem xét thực trạng phát triển KTBĐ tại việt Nam, Bộ Tài chính đã có Báo cáo nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ (báo cáo trình kèm).


Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng (để báo cáo);

  • Các đơn vị: TCT, Viện CL&CSTC, Vụ PC;

  • Lưu: VT, Vụ CSX (TN).

    KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG


    Vũ Thị Mai

    BÁO CÁO


    NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BAN ĐÊM

    (Kèm theo công văn số 7143/BTC-CST ngày 30/6/2021 của Bộ Tài chính)


    Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam,trong đó tại điểm 4a Điều 2 Quyết định số 1129/QĐ-TTg và số thứ tự 4 tại Kế hoạch triển khai thực hiện có giao Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ”, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:


    Hiện hành, chính sách thuế nói chung, chính sách ưu đãi thuế nói riêng được áp dụng chung, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các ưu đãi thuế được quy định cho các đối tượng dựa trên 02 tiêu chí, đó là: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn) và theo ngành, lĩnh vực.


    Như vậy, các chính sách về thuế hiện hành không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế ban ngày và KTBĐ.


    Để có cơ sở tổng hợp thực trạng phát triển KTBĐ tại một số địa phương và xem xét kiến nghị của các địa phương có hoạt động KTBĐ, Bộ Tài chính đã gửi xin ý kiến tất cả các Bộ ngành và 13 tỉnh, thành phố (Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hải Phòng, Tp. Cần Thơ, Quảng Ninh, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Lâm Đồng).


    Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến của 13 Bộ ngành (Tư pháp, Nội vụ, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban dân tộc, Công thương, Xây dựng Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công An) và 06 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lào Cai, Cần Thơ, Kiên Giang). Trong đó, hầu hết ý kiến của Bộ ngành đều cho rằng công tác quản lý của bộ ngành không liên quan đến phát triển KTBĐ nên không đề xuất các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động KTBĐ. Một số bộ ngành (Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) theo chức năng, nhiệm vụ đã ban hành một số cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTBĐ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động KTBĐ theo quy định của pháp luật thuế, phí và lệ phí hiện hành.


    Về thực trạng phát triển KTBĐ tại một số địa phương, Bộ Tài chính mới nhận được ý kiến của 06 địa phương. Vì vậy, Bộ Tài chính tổng hợp thực trạng phát triển KTBĐ trên cơ sở 06 địa phương này.


    1. Thực trạng phát triển KTBĐ tại một số địa phương

      Qua báo cáo thực trạng phát triển KTBĐ của một số địa phương nêu trên, có thể thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được như đóng góp đáng kể nguồn thu vào ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế các địa phương; một số hoạt động KTBĐ trở thành nét văn hóa đặc trưng, quen thuộc của một bộ phận người dân địa phương và là địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch thì các địa phương có hoạt động KTBĐ cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc sau:


      • Từ thời điểm ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc nhiều lần phải hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội trong cả nước cũng như tại một số địa phương, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính của KTBĐ như: giải trí ban đêm (hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, giải trí, lễ hội, sự kiện), du lịch ban đêm, ẩm thực ban đêm (nhà hàng, quán bar,..) và các hoạt động mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, thương mại).


      • Sản phẩm, dịch vụ ban đêm tại hầu hết địa phương vẫn còn chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là ăn uống, các hoạt động văn hoá nghệ thuật còn chưa nhiều; các chợ đêm hay các khu phố đêm của một số địa phương chưa thực sự ấn tượng, Nhiều dịch vụ văn hóa nghệ thuật, giải trí chưa tạo được nhiều cơ hội để khách trải nghiệm vào các hoạt động cũng như chưa tạo điều kiện để du khách có thể trở thành một trong những chủ thể đóng góp và tạo ra sự phong phú, hấp dẫn cho dịch vụ, Dịch vụ lưu trú, các dịch vụ ban đêm hầu hết có quy mô trung bình và nhỏ; chưa có sự kết nối các dịch vụ để tạo ra các chương trình hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, thời gian mở cửa dịch vụ về đêm còn quá ngắn; đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ ban đêm đóng cửa lúc 23- 24h00,


      • Về nguồn cung nhân lực phục vụ cho hoạt động KTBĐ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, thiếu lực lượng lao động lành nghề, lao động quản lý.


      • Về quản lý nhà nước: các địa phương đều chưa có một cơ quan hay bộ phận nào chuyên trách quản lý hoạt động KTBĐ trong khi đây là một mô hình phát triển mới, có nhiều tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.


      • Về quy hoạch không gian: hầu hết các địa phương báo cáo đều chưa có khu vực được quy hoạch riêng biệt dành cho phát triển KTBĐ, một số dịch vụ còn xen lẫn với khu dân cư, sử dụng không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.


      • Về cơ sở hạ tầng, giao thông: Một số địa phương chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch xuống cấp; một số công trình giao thông tiến độ triển khai chậm; công tác phối hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời. Còn thiếu các bãi đỗ xe quy mô lớn, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, các điểm dừng chân, ngắm cảnh, bãi đỗ xe tại các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư kịp thời; chưa đầu tư hệ thống các biển chỉ dẫn, cảnh báo, các ki ốt tra cứu thông tin điện tử tại các điểm tham quan du lịch. Hạ tầng cơ sở điện, nước tại các khu du lịch lớn chưa đảm bảo, còn xảy ra tình trạng thiếu nước, điện cục bộ trong các dịp cao điểm.


      • Về các cơ sở lưu trú: Một số địa phương còn thiếu các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, sinh thái chất lượng cao; ít có những cơ sở nghỉ dưỡng cao cấp ở các vùng du lịch cộng đồng hoặc xa trung tâm đô thị.

      • Tại các địa phương xa trung tâm thì hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại còn đơn điệu, chủ yếu là chợ truyền thống, các loại hình mới phát triển nhưng chưa đồng bộ, Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ trên địa bàn còn lạc hậu. Chủng loại hàng hóa trên chợ còn nghèo nàn, chủ yếu là hàng hóa tươi sống phục vụ đời sống tiêu dùng hàng ngày...


      • Về nhận thức: Hoạt động KTBĐ là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Nhận thức và tư duy về phát triển KTBĐ của một bộ phận cán bộ và người dân còn chưa đồng bộ. Người dân một số địa phương chưa quen các sinh hoạt về đêm nên khó vận động được cộng đồng dân cư cùng chung tay phát triển KTBĐ; ý thức tự giác, văn minh đô thị của một bộ phận người dân chưa cao. Bên cạnh đó, tư duy văn hóa và cách quản lý truyền thống với lo ngại về những vấn đề tiêu cực phát sinh từ hoạt động KTBĐ dẫn đến những rào cản, quy định hạn chế sự phát triển các loại hình kinh doanh ban đêm.


      • Về công tác quảng bá: Thông tin các hoạt động, dịch vụ ban đêm của một số địa phương đến người dân và du khách còn chưa nhiều.


      • Chưa có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đêm nên cũng chưa tạo được hiệu ứng cao trong phát triển du lịch đêm theo hướng ổn định lâu dài.


        * Về kiến nghị của các địa phương: trong số các địa phương báo cáo thì chỉ có tỉnh Quảng Nam và Kiên Giang đề xuất các mức ưu đãi về thuế, phí (giảm hoặc miễn lệ phí môn bài trong 1 đến 3 năm đầu tiên nhằm khuyến khích cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền KTBĐ; giảm 30%-50% thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong môi trường KTBĐ và áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các ngành nghề truyền thống, quảng bá du lịch, đặc sản vùng miền...(trừ những ngành nghề dịch vụ giải trí, mua sắm, ăn uống có liên quan đến nồng độ côn...)).


    2. Kinh nghiệm phát triển KTBĐ tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam


      KTBĐ thường được định nghĩa là các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, bao gồm các hoạt động chủ yếu như quán cà phê, nhà hàng, dịch vụ đồ ăn mang đi, bán lẻ rượu, biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ thể thao, rạp chiếu phim và các hoạt động giải trí khác. Qua nghiên cứu tình hình phát triển KTBĐ tại một số nước cho thấy, KTBĐ mang lại nguồn thu lớn cho nhiều quốc gia (tại Anh, KTBĐ tạo ra doanh thu trung bình 66 tỷ bảng mỗi năm; tại Úc, con số này là 715 tỷ AUD vào năm 2017; tại Nhật, con số này là 400 tỷ yên vào năm 2020, tương đương 3,7 tỷ USD...). Đồng thời, KTBĐ cũng giúp kích thích văn hóa, du lịch, tạo ra nhiều việc làm.


      Để phát triển KTBĐ, các quốc gia cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động KTBĐ phát triển. Các cơ chế, chính sách này có thể chia thành 5 nhóm:


      1. Chính sách hỗ trợ tiền (Trung Quốc, Anh, Úc...);


      2. Chính sách tăng cường giao thông công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng (Trung Quốc, Pháp, Anh, Nhật...);

      3. Chính sách liên quan đến cấp phép, đa dạng hóa nguồn cung (Anh, Pháp...);



        Sỹ...);

      4. Chính sách về nhân lực quản lý, người lao động (Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Thụy



        Bỉ...).

      5. Các chính sách khác (như chính sách về quản lý xã hội, đảm bảo an ninh ở Anh,


    3. Tuy nhiên, qua rà soát chính sách khuyến khích phát triển KTBĐ của các nước, Bộ Tài chính không thấy có quốc gia nào thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động KTBĐ.


    4. Đề xuất chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ


Từ kiến nghị của các bộ ngành, địa phương và kinh nghiệm phát triển nền KTBĐ tại một số quốc gia tại mục I và mục II nêu trên cũng như nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu về KTBĐ thời gian qua cho thấy:


Xây dựng các cơ chế, chính sách cho phát triển KTBĐ không nhất thiết phải theo hướng hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, đặc biệt là ưu đãi về thuế, bởi vì các lý do sau:


  • Tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt Nam) đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội về thuế, phí như sau:


+ Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.


+ Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân và doanh nghiệp


Tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã đưa ra mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời đưa ra một trong các giải pháp thực hiện mục tiêu nêu trên là tập trung cơ cấu lại nguồn thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm

tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.


  • Chính sách về thuế áp dụng bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Về cơ bản, các cơ chế, chính sách cho phát triển KTBĐ đã được thể hiện trên khung pháp lý chung, không phân biệt giữa chính sách cho kinh tế ban ngày hay KTBĐ. Do đó, tất cả các đối tượng tham gia hoạt động KTBĐ đáp ứng đủ điều kiện đều được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế để phát triển,


  • Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy một số nước có chính sách hỗ trợ tài chính (tiền) cho phát triển KTBĐ nhưng không thấy có quốc gia nào có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế. Một số chính sách hỗ trợ tài chính bao gồm: trợ cấp bằng tiền cho các hộ kinh doanh ban đêm, hỗ trợ kinh phí nâng cấp, cải tạo cửa hàng tại các khu thương mại ban đêm, hỗ trợ vé đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật (Trung Quốc); đảm bảo ngân sách duy trì lực lượng cảnh sát phục vụ phát triển KTBĐ (London, Anh); hỗ trợ đầu tư các địa điểm biểu diễn âm nhạc (Paris, Pháp); hỗ trợ kinh phí mở rộng các tuyến xe buýt phục vụ đêm (Úc)...


Như vậy, về bản chất, việc tách bạch chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh tế ban ngày và KTBĐ không phải là giải pháp thực sự góp phần khuyến khích các chủ thể tham gia vào hoạt động KTBĐ, trong khi đó lại gây khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý thuế vì đa phần người lao động, tài sản của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong khu vực có hoạt động KTBĐ đều tham gia vào hoạt động kinh tế ban ngày và KTBĐ nên khó tách bạch thu nhập giữa kinh tế ban hành và KTBĐ để áp dụng chính sách ưu đãi thuế.


Vì vậy, về chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Để khuyến khích phát triển KTBĐ, các địa phương cần chủ động nghiên cứu, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (5 nhóm giải pháp theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg), trong đó, chủ yếu là các giải pháp thuộc thẩm quyền của các địa phương như: cần xây dựng khung pháp lý cho hoạt động KTBĐ nằm trong khung pháp lý tổng thể của nền kinh tế nhưng cũng phải phù hợp với đặc thù của từng địa phương, đảm bảo an ninh trên địa bàn, đảm bảo khuyến khích đúng đối tượng tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho KTBĐ tại địa phương, chính sách hỗ trợ (nếu có) của địa phương; có giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KTBĐ; giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch; thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân,.../.

PHỤ LỤC


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTBĐ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG



Phòng)

  1. Hải Phòng (công văn số 3764/UBND-DN ngày 10/6/2021 của UBND thành phố Hải


    1. Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg


      Ngày 26/02/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển KTBĐ và kế hoạch triển khai mô hình KTBĐ tại một số địa điểm cụ thể trên địa bàn thành phố.


      Tuy nhiên, từ thời điểm ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc nhiều lần phải hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính của KTBĐ như: giải trí ban đêm (hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, giải trí, lễ hội, sự kiện), du lịch ban đêm, ẩm thực ban đêm (nhà hàng, quán bar...) và các hoạt động mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, thương mại). Cụ thể: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phải ngừng, hạn chế các chương trình hoạt động, lễ hội tập trung đông người như bắn pháo hoa đợt Tết Nguyên đán, các hoạt động chào mừng ngày giải phóng Hải Phòng (13/5), Lễ hội Hoa Phượng Đỏ... Các đề án thí điểm tuyến phố đi bộ trên địa bàn thành phố hiện nay chưa thể triển khai thực hiện. Lượng hàng qua chợ đầu mối ban đêm cũng bị ảnh hưởng giảm khoảng 40-50% trong các đợt bùng phát dịch cao điểm. Lượt du khách đến các điểm du lịch sụt giảm mạnh, điển hình như khu du lịch Cát Bà từ gần 200 nghìn lượt khách nghỉ đêm năm 2019 xuống còn 108 nghìn lượt khách năm 2020 và trong 5 tháng đầu năm 2021 là 5,5 nghìn lượt.


    2. Đề xuất giải pháp thực hiện


      • Khuyến khích chuyển đổi phương thức hoạt động kinh doanh mới vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy tiêu dùng và duy trì được hoạt động của các doanh nghiệp như ứng dụng các nền tảng công nghệ thương mại điện tử, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm, điểm du lịch...


      • Phối hợp cùng với các Bộ, ngành để rà soát, điều chỉnh và bổ sung Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó bố trí không gian phù hợp để phát triển KTBĐ.


    3. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, hoạt động KTBĐ được mở cửa trở lại, trên cơ sở tình hình hoạt động thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp.


  2. Lào Cai (công văn số 3060/CT-NVDTPC ngày 09/6/2021 của Cục thuế tỉnh Lào Cai)

    1. Thực trạng phát triển KTBĐ của tỉnh Lào Cai


      Hoạt động KTBĐ đã và đang diễn ra trên địa bàn thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh Lào Cao, tuy nhiên các nội dung chưa đa dạng, mới dừng lại ở các nội dung sau:


      • Hoạt động các dịch vụ, thương mại: Hệ thống dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo xu thế ngày càng phát triển, tuy nhiên để hoạt động kinh tế đêm chỉ dừng lại ở nội dung các trung tâm thương mại (02 trung tâm), siêu thị (12 siêu thị), các cửa hàng tiện ích; nhà hàng, quán ăn phục vụ ăn uống (3.200 cơ sở); vũ trường, các cơ sở kinh doanh karaoke (03 vũ trường, 256 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke) với thời gian hoạt động ban đêm đến khoảng 11 giờ đêm; các hãng taxi, một số phương tiện vận tải hoạt động phục vụ ban đêm; đặc biệt là các cơ sở lưu trú du lịch (1.278 cơ sở, bao gồm: khách sạn 5 sao có 3 cơ sở; khách sạn 4 sao có 7 cơ sở; khách sạn 3 sao có 14 cơ sở; khách sạn 2 sao có 56 cơ sở; khách sạn 1 sao có 130 cơ sở; 704 nhà nghỉ và 340 cơ sở homestay, chưa thẩm định 24 cơ sở) có hoạt động KTBĐ.


      • Về khách du lịch: Giai đoạn 2000 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch của tỉnh Lào Cai đạt 18,27% (khách quốc tế: 9,6%, khách nội địa 24,26%); trong 10 năm trở lại đây 2009 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,97% (khách quốc tế: 9,44%; khách nội địa: 27,67%), đặc biệt giai đoạn 2016 - 2019 du lịch Lào Cai đạt tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng bình quân khách du lịch đạt 22,6%/năm; tổng thu từ khách du lịch tăng 44,2%/năm.


        Năm 2020, đại dịch Covid -19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, việt Nam là đất nước có nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng nên đã chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trên mọi mặt đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, nhất là hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt đối với ngành du lịch Lào Cai gần như phải dừng toàn bộ các hoạt động đón khách du lịch. Do vậy, lượng khách du lịch năm 2020 và đầu năm 2021 đã giảm nặng nề (năm 2020 đạt 2 triệu lượt khách, bằng 36,4% kế hoạch năm, giảm 60,8% so với năm 2019), trong đó: Khách du lịch chủ yếu tập trung ở thị xã Sa Pa chiếm 64%, thành phố Lào Cai chiếm 17%, huyện Bắc Hà 11,2%, các huyện còn lại có số khách du lịch không đáng kể.


      • Hình thành không gian phố đi bộ, chợ đêm phục vụ du lịch:


        + Tại thành phố Lào Cai đã triển khai dự án phố đi bộ tại thành phố với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực... từ 18h đến 22h30 các tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần đã bổ sung thêm nội dung trải nghiệm, phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân địa phương và phục vụ khách du lịch tại Lào Cai.


        + Tại thị xã Sa Pa có tổ chức hoạt động trình diễn văn nghệ truyền thống tại Sân Quần vào các buổi tối cuối tuần và hoạt động chợ đêm tại khu vực chợ thị xã. Đây là địa điểm giao thương, buôn bán các loại sản vật của địa phương cho người dân và khách du lịch.


      • Tại thị trấn Bắc Hà có hoạt động chợ đêm diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần, nội dung là chương trình văn nghệ bao gồm các tiết mục văn hóa, văn nghệ của các dân tộc và xoè lửa trại.


      • Tại thị trấn Mường Khương có hoạt động chợ đêm diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần từ hơn một năm nay nhưng nhìn chung hoạt động không hiệu quả, đơn giản.

      • Hoạt động chợ đêm phục vụ giao thương hàng hóa: Hiện nay, tại tỉnh Lào Cai hoạt động chợ đêm tại chợ đầu mối nông sản Kim Tân, thành phố Lào Cai được diễn ra hàng đêm với hoạt động kinh doanh ổn định, hàng hóa giao thương sôi động, phục vụ cho giao thương hàng hóa nông sản cho nhân dân.


        Có thể nói, hoạt động KTBĐ tại Lào Cai mỏi chỉ khai thác ở quy mô nhỏ, các sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm còn hạn chế, đơn điệu, ở hoạt động của một số trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ ăn uống tại các cơ sở phục vụ ăn uống, hoạt động chợ đêm vào một số ngày nhất định trong tuần,… chủ yếu phục vụ khách du lịch tại một số điểm du lịch của tỉnh.


    2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong việc triển khai các hoạt động KTBĐ tại tỉnh Lào Cai


      • Về quy hoạch không gian: Hiện tại, Lào Cai chưa có khu vực được quy hoạch riêng biệt dành cho phát triển KTBĐ, một số dịch vụ còn xen lẫn với khu dân cư, sử dụng không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.


      • Về cơ sở hạ tầng, giao thông: Chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch xuống cấp; một số công trình giao thông tiến độ triển khai chậm; công tác phối hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời. Còn thiếu các bãi đỗ xe quy mô lớn, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, các điểm dừng chân, ngắm cảnh, bãi đỗ xe tại các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư kịp thời; chưa đầu tư hệ thống các biển chỉ dẫn, cảnh báo, các ki ốt tra cứu thông tin điện tử tại các điểm tham quan du lịch. Hạ tầng cơ sở điện, nước tại các khu du lịch lớn chưa đảm bảo, còn xảy ra tình trạng thiếu nước, điện cục bộ trong các dịp cao điểm.


      • Về các cơ sở lưu trú: Tỉnh còn thiểu các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, sinh thái chất lượng cao (khách sạn 3-5 sao có 24 cơ sở, chỉ chiếm gần 2% tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn); ít có những cơ sở nghỉ dưỡng cao cấp ở các vùng du lịch cộng đồng hoặc xa trung tâm đô thị.


      • Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại còn đơn điệu, chủ yếu là chợ truyền thống, các loại hình mới phát triển nhưng chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ trên địa bàn còn lạc hậu. Nhiều chợ còn thiếu khu vệ sinh, chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng chuẩn, hệ thống cấp thoát nước, khu vực xử lý rác thải còn tạm bợ,... Chủng loại hàng hóa trên chợ còn nghèo nàn, chủ yếu là hàng hóa tươi sống phục vụ đời sống tiêu dùng hàng ngày, Phần lớn các siêu thị nhỏ hình thành một cách tự phát, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố và một số thị trấn, quy mô nhỏ, tính hệ thống còn yếu. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có sự có mặt của các tập đoàn phân phối lớn, hiện đại, do vậy chưa tạo được sức ép cho các doanh nghiệp trong đổi mới và liên kết với nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.


      • Về phát triển sản phẩm, dịch vụ: Các dự án tạo sản phẩm cho KTBĐ chưa được hình thành do hạn chế nguồn lực, cũng như các thủ tục đầu tư còn mất nhiều thời gian. Quy mô các dự án phục vụ KTBĐ vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có sản phẩm/dịch vụ ban đêm đặc trưng của thành phố. Dịch vụ vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài (đây là hoạt động tạo nguồn thu ngân sách lớn) chưa có. Một số hoạt động chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, khó tổ chức vào mùa mưa như chợ đêm, sự kiện, lễ hội....

      • Về nguồn nhân lực: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoại ngữ tốt, có kỹ năng chuyên môn trong phục vụ một số hoạt động KTBĐ; thiếu nguồn nhân lực quản lý có kinh nghiệm về phát triển KTBĐ cả trong lĩnh vực nhà nước và tư nhân,


      • Về cơ chế chính sách: Chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển KTBĐ; các dịch vụ như bar, pub, karaoke, nhà hàng... theo quy định chỉ được hoạt động đến 24h00 dẫn đến hạn chế trải nghiệm của người dân và du khách. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai không được Trung ương cho áp dụng thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau.


      • Về quản lý nhà nước: Chưa có một cơ quan hay bộ phận nào chuyên trách quản lý hoạt động KTBĐ trong khi đây là một mô hình phát triển mới, có nhiều tác động đến kinh tế, văn hoá

      • xã hội và môi trường.


        • Về nhận thức: Hoạt động KTBĐ là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, Nhận thức và tư duy về phát triển KTBĐ của một bộ phận cán bộ và người dân địa phương còn chưa đồng bộ. Người dân Lào Cai chưa quen các sinh hoạt về đêm nên khó vận động được cộng đồng dân cư cùng chung tay phát triển KTBĐ; ý thức tự giác, văn minh đô thị của một bộ phận người dân chưa cao. Bên cạnh đó, tư duy văn hóa và cách quản lý truyền thống với lo ngại về những vấn đề tiêu cực phát sinh từ hoạt động KTBĐ dẫn đến những rảo cản, quy định hạn chế sự phát triển các loại hình kinh doanh ban đêm.


        • Về công tác quảng bá: Thông tin các hoạt động, dịch vụ ban đêm của Lào Cai đến người dân và du khách còn chưa nhiều.


          Ngoài ra, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ năm 2019 đến nay, khiến các hoạt động KTBĐ của tỉnh hầu như bị ngưng trệ, tất cả các tuyến phố đi bộ đều dừng hoạt động, các dịch vụ ăn uống và giải trí duy trì ở mức cầm chừng, nhiều hàng quán đã phải đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh.


    3. Dự kiến xây dựng mô hình KTBĐ tại Lào Cai


      Ngày 27/04/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 199/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg tại tỉnh Lào Cai giao cho các Sở, ngành chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng mô hình phát triển KTBĐ như sau:


        • Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển KTBĐ phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn Lực đầu tư, khả năng huy động, thu hút đầu tư và các phương án quản lý ở từng địa điểm cụ thể. Các chương trình/kế hoạch phát triển KTBĐ cần có sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng, tác động KTBĐ đến địa phương dựa trên nhu cầu và việc khai thác tối đa thế mạnh, cũng như yêu cầu và khả năng bố trí nguồn lực quản lý và hỗ trợ của địa phương.

          Các địa phương có tiềm năng phát triển KTBĐ (thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà) cần chủ động nghiên cứu, học tập một số mô hình, cách thức quản lý, phát triển KTBĐ tại một số tỉnh khác có quy mô, bản sắc văn hóa tương đồng để tiếp tục phát huy các mô hình KTBĐ hiện có (như khu phố đi bộ tại phường Cốc Lếu - TP Lào Cai; Chợ Văn hóa - Bến xe Sa Pa, phố đi bộ Ngũ Chỉ Sơn, Khu vực Sân Quần... thuộc TX Sa Pa; Chợ đêm Bắc Hà...) và tiếp tục nghiên cứu thí điểm hoạt động theo hình thức phố đi bộ, phố mua sắm, chợ đêm, khu phố ẩm thực tại các khu vực đông dân cư sẵn có trên địa bàn (như: Các tuyến đường xung quanh chợ Du lịch Lào Cai, đường Hoàng Liên kéo dài đoạn chợ Châu Úy, phường Bắc Cường, Khu công viên trung tâm và hồ điều phối phường Bình Minh, Trung tâm thương mại và chợ biên giới Kim Thành thuộc khu Thương Mại - Công nghiệp Kim Thành của thành phố Lào Cai; Khu trưng bày các sản phẩm đặc hữu của Sa Pa và Khu tuyến phố cổ Sa Pa thuộc phường Sa Pa, Khu quần thể du lịch Sun World Pansipan Legend thuộc Tập đoàn Sun Group Việt Nam và một số điểm phát triển du lịch cộng đồng tại một số xã thuộc thị xã Sa Pa); đồng thời, phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm về đêm, nhất là các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với thế mạnh của địa phương, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.


        • Kêu gọi các nhà đầu tư và đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội du lịch tỉnh; Hội doanh nghiệp trẻ tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam.


    4. Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển KTBĐ


      • Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg, theo đó cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch (gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc). Trong đó: Không có tỉnh Lào Cai.


        Việc phát triển KTBĐ đang được đề cập rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hay cơ chế ưu đãi riêng cho phát triển KTBĐ từ Trung ương đến địa phương (đặc biệt là đối với những tỉnh chưa được phép kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau như tỉnh Lào Cai).


        Do đó, cần phải nghiên cứu cơ chế chính sách ưu đãi riêng cho phát triển KTBĐ từ Trung ương đến địa phương. Cho phép Lào Cai được thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau.


      • Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ phát triển KTBĐ có liên quan đến ngành, lĩnh vực.


      • Nghiên cứu thí điểm hoạt động KTBĐ theo hình thức phố mua sắm, chợ đêm, khu phố ẩm thực tại các khu vực đông dân cư, khu du lịch, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, sản phẩm về đêm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với thế mạnh của địa phương để thu hút khách du lịch.

      • Đề nghị Bộ Tài chính cho phép lắp đặt thiết bị giám sát tự động đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng phần mềm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để quản lý doanh thu, thuế đối với các chủ thể tham gia hoạt động KTBĐ chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để triển khai giải pháp này, Bộ Tài chính cần bổ sung quy định pháp luật về nghĩa vụ lắp đặt thiết bị giám sát bán hàng tự động đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng phần mềm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; bổ sung chế tài đối với các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm quy định này.


  3. Khánh Hòa (công văn số 1913/SKHĐT-TH ngày 10/6/2021 của Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa)


    1. Về thực trạng và tiềm năng phát triển KTBĐ tại Khánh Hòa


      Khánh Hòa là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển KTBĐ với cơ sở vật chất, các hoạt động, dịch vụ về đêm đã cơ bản được hình thành, môi trường du lịch cơ bản được an toàn, thân thiện, hằng năm thu hút lượng lớn du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan nghỉ dưỡng, đặc biệt là sự quan tâm, định hướng của Trung ương với việc ban hành Kết luận số 53-KL/TW, ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch là một trong những trụ cột chính phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm qua, một số hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ ban đêm đã và đang hình thành trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.


      - Về cơ sở hạ tầng - giao thông:


      Tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua có cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, góp phần kết nối và cửa ngõ giao thông quan trọng cho cả khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và liên vận quốc tế; là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch không chỉ của tỉnh Khánh Hòa mà còn của toàn vùng:


      + Giao thông đường bộ: Nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng của cả nước như: Quốc lộ 1 và đường sắt nối Khánh Hòa với các tỉnh phía Bắc, phía Nam; Quốc lộ 26 nối thị xã Ninh Hòa với tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên; Quốc lộ 27B nối thành phố Cam Ranh với tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên; Quốc lộ 27C nối thành phố Nha Trang với thành phố Đà Lạt.


      + Đường hàng không: Sân bay quốc tế Cam Ranh được đầu tư nâng cấp, trong đó đường cất hạ cánh số 2, nhà ga quốc tế T2 đã hoàn thiện, là cửa ngõ giao thông đường hàng không quan trọng cho cả khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. Năm 2019, lượng khách thông qua sân bay trên 10 triệu lượt khách; tiếp nhận bình quân khoảng 60 chuyến bay/ngày với tần suất 120 lần cất hạ cánh, trong đó có khoảng 30 chuyến bay quốc tế và 30 chuyến bay quốc nội; các đường bay quốc tế kết nối sân bay Cam Ranh với các nước như Hong Kong, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Camphuchia,...nhằm mở rộng thị trường du lịch và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa tại địa phương.

      + Đường sắt: Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2/9/1936 và là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Hiện nay, tất cả các tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các đôi tàu địa phương nối với Ga Sài Gòn mang số hiệu SN. Ngoài ga Nha Trang, tỉnh còn 12 ga khác phân bố tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trừ hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa.


      + Giao thông đường biển, thủy nội địa khá đa dạng: Hiện nay có hơn 700 phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của du khách...Các cảng biển đã đưa vào khai thác[1] mang tính tổng hợp và có vai trò quan trọng trong khu vực, đảm bảo năng lực vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu trong khu vực ra nước ngoài. Theo quy hoạch, Khu bến Nha Trang chuyển đổi công năng, phát triển thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT và tàu chở khách trên tuyến nội địa Bắc - Nam, hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Nha Trang tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500 Cảng Nha Trang để từng bước chuyển đổi công năng theo quy hoạch được duyệt.


      - Về thực trạng cơ sở lưu trú và các điểm tham quan du lịch:


      + Cơ sở lưu trú du lịch:


      Tính đến năm 2020, trên địa bàn tính Khánh Hòa có 1.113 cơ sở lưu trú du lịch với 49.997 phòng, trong đó có 125 cơ sở cơ sở lưu trú xếp hạng 4-5 sao. Xét theo khu vực địa tý thì khu vực Nha Trang có số lượng cơ sở lưu trú nhiều nhất (chiếm 84% tổng số cơ sở lưu trú và 87% tổng số phòng lưu trú ở Khánh Hòa); tiếp đó là Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Vân phong với tỷ lệ lần lượt là 11% và 5% trong tổng số cơ sở lưu trú toàn tỉnh.


      Tuy nhiên, số lượng phòng trung bình của mỗi cơ sở lưu trú lại đang có xu hướng giảm. Năm 2018, Khánh Hòa đạt mức công suất phòng bình quân cao nhất qua nhiều năm là 62,3% và cũng đã nhanh chóng giảm vào năm 2019 còn 52,6%, Việc có ngày càng nhiều cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với số lượng phòng cung ứng ra thị trường lớn, trong khoảng thời gian ngắn (từ năm 2017 đến 2020) và với chiều hướng giảm tốc độ tăng trưởng lượng khách đến, nhất là khách quốc tế, chính là nguyên nhân gây giảm sút công suất phòng. Đồng thời việc này cũng đang phát sinh tình trạng mất tương quan cung - cầu phòng lưu trú, nhất là ở khu vực thành phố Nha Trang.


      + Hoạt động lữ hành:


      Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 138 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong đó, có: 22 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 116 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (91 doanh nghiệp; 24 chi nhánh; 1 văn phòng đại diện)


      Hướng dẫn viên du lịch do Sở Du lịch Khánh Hòa cấp thẻ là 1455 hướng dẫn viên. Trong đó, 432 thẻ Hướng dẫn viên nội địa, 1023 thẻ hướng dẫn viên quốc tế (tiếng Trung Quốc: 650, tiếng Nga: 70, tiếng Anh: 275, tiếng Pháp: 14, tiếng Đức: 05, tiếng Nhật: 06, tiếng Hàn: 02; tiếng Thái: 01) và trên 160 hướng dẫn viên ngoại tỉnh đang làm việc tại Khánh Hòa (gần 100 hướng dẫn viên tiếng Trung và khoảng 60 hướng dẫn viên tiếng Nga).

      + Khu, điểm tham quan du lịch:


      Khánh Hòa hiện nay có hơn 50 khu điểm du lịch; trong đó nhiều khu vui chơi giải trí với quy mô lớn hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch như Vinpearl Land, dịch vụ tắm bùn, trải nghiệm du thuyền trên vịnh Nha Trang; tham quan, vui chơi giải trí tại khu du lịch; các di tích quốc gia,...


      Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú, khu, điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, quán bar, pub (ngoài cơ sở lưu trú) tại Khánh Hòa tương đối phát triển, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống các dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung còn chưa đa dạng và đây là một trong những nguyên nhân làm cho mức chi tiêu của khách du lịch còn chưa cao.


      - Về thực trạng phát triển hoạt động, dịch vụ về đêm:


      Tại tỉnh Khánh Hòa, KTBĐ đang dần hình thành trong thời gian gần đây với nhiều tiềm năng lợi thế đang sẵn có ban đầu như sau:


      + Hoạt động, văn hóa, vui chơi giải trí


      Các khu vui chơi giải trí quy mô lớn: Vinpearl Land khu vực đảo Hòn Tre, khu giải trí thể thao Hòn Tằm Resort....


      Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài: khách sạn Mường Thanh Nha Trang, khách sạn Lodge Nha Trang, khách sạn Sunrise Nha Trang....


      Hệ thống rạp chiếu phim: 5 rạp chiếu phim gồm: Beta Nha Trang, Lotte Nha Trang, Lotte Nha Trang Trần Phú và CGV BigC Nha Trang; Platinum Nha Trang Center.


      Các show diễn: Nha Trang Dream Show (Galina Show), Tata Show, các chương trình tại nhà hát nghệ thuật dân gian Á Châu, nghệ thuật đường phố vào thứ 7 và chủ nhật tại Công viên Trần Phú, Nha Trang; nghệ thuật truyền thống “Tuồng, dân ca kịch, bào chòi” tại 46 Trần Phú, Nha Trang; hoạt động “Hô hát Bài chòi” tại Công viên Trần Phú, Nha Trang;...,


      Phố đêm, phố đi bộ: phố yến sào Khánh Hòa, phố đi bộ Nha Trang 9 Market, chợ đêm Hải Yến Nha Trang.... (hoạt động đến 22h - 23h).


      Hoạt động bar/vũ trường, tụ điểm ca nhạc, cơ sở karaoke: hầu hết tập trung trên đường Trần Phú, được phép mở cửa đến 24 giờ với các địa điểm nổi tiếng như Havana Club, Yasaka 008 Night Club, Why Not Bar, Sailing Club và Skylight Nha Trang.


      Cơ sở chăm sóc sức khỏe.


      + Dịch vụ ăn uống:

      Các cơ sở dịch vụ ăn uống hình thành dọc các tuyến đường trung tâm: barpub, club, nhà hàng, quán ăn, cà phê..., tập trung tại các tuyến đường Trần Phú, Biệt Thự, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Phạm Văn Đồng....(hoạt động đến 23- 24h).


      Phố chuyên doanh ẩm thực: Phố ẩm thực đêm Trần Phú, Chợ đêm Yasaka (hoạt động đến khoảng 23h, phố nướng Nguyễn Thị Minh Khai, phố ốc Tháp Bà, phố hải sản Phạm Văn Đồng, phố ẩm thực Tô Hiến Thành....


      + Dịch vụ mua sắm:


      Các trung tâm thương mại: hiện có 10 trung tâm thương mại gồm TTTM Hoàn Cầu (Nha Trang Center), TTTM GO Nha Trang, TTTM Tổng hợp Lotte Nha Trang, TTTM Vincom Plaza Nha Trang, TTTM Vincom Plaza Lê Thánh Tôn Nha Trang, TTTM Vincom Plaza Trần Phú Nha Trang, TTTM A&B Sài gòn Nha Trang, TTTM Quyết Thắng (Vạn Giã, Vạn Ninh), TTTM Vincom Ninh Hòa, TTTM Gold Coast với các mặt hàng thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, lưu niệm,.,. (hoạt động đến 22h00).


      Hệ thống siêu thị: Coopmart, Vinmart, Lotte, Vinmart+, Bách hóa xanh, Coop food Nha Trang (hoạt động từ 7h30 đến 22h00). - Hệ thống siêu thị điện máy: Điện máy xanh, Điện máy Chợ lớn, Điện máy Đại Thanh, Điện máy Nguyễn Kim với các mặt hàng điện tử, điện lạnh, gia dụng ... (hoạt động đến 22h00).


      Hệ thống các cửa hàng tiện lợi (của Vinmart), và một số mini mart 24/24h tại các khu vực tập trung đông khách nước ngoài.


      + Dịch vụ tham quan du lịch về đếm:


      Tour du lịch đường thủy thưởng ngoạn vịnh Nha Trang ban đêm với các dịch vụ ngắm cảnh, thưởng thức âm nhạc, ẩm thực... (không neo đậu lưu trú qua đêm). Trong năm 2019, 2020 đã có thêm một số tàu nhà hàng nôi quy mô lớn, phong cách hiện đại được các nhà đầu tư đưa vào khai thác tour du lịch buổi tối phục vụ du khách. Đặc biệt hiện nay UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho thí điểm hoạt động tàu lưu trú du lịch qua đêm trên Vịnh Nha Trang.


      Tour xích lô, xe điện thưởng ngoạn trung tâm thành phố, đi bộ ngắm cảnh dọc bờ biển Trần Phú (hoạt động đến 22h)


      Các điểm nhấn kiến trúc để tham quan check-in buổi tối: Nhà Thờ Đá, Chùa Long Sơn, Tháp Trầm Hương, Tháp Bà Ponagar....


      Tuy nhiên sản phẩm, dịch vụ ban đêm vẫn còn chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là ăn uống, các hoạt động văn hoá nghệ thuật còn chưa nhiều; các chợ đêm hay các khu phố đêm của Khánh Hòa chưa thực sự ấn tượng. Nhiều dịch vụ văn hóa nghệ thuật, giải trí chưa tạo được nhiều cơ hội để khách trải nghiệm vào các hoạt động cũng như chưa tạo điều kiện để du khách có thể trở thành một trong những chủ thể đóng góp và tạo ra sự phong phú, hấp dẫn cho dịch vụ. Dịch vụ lưu trú, các dịch vụ ban đêm hầu hết có quy mô trung bình và nhỏ; chưa có sự kết nối các dịch

      vụ để tạo ra các chương trình hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, thời gian mở cửa dịch vụ về đêm còn quá ngắn; đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ ban đêm đóng cửa lúc 23-24h00.


      - Về nguồn nhân lực:


      Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu nhân lực lao động trong ngành dịch vụ, du lịch mỗi năm cần thêm 7.000 lao động.


      Đánh giá hiện trạng lao động du lịch tỉnh Khánh Hòa, một số vấn đề nổi lên là:


      + Có thể thấy, so với quy mô, tiềm năng du lịch của địa phương, nguồn cung nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Năng lực đào tạo và cung ứng lao động trên địa bàn vào khoảng 2.000 nhân sự/năm. Tuy nhiên, số dự án du lịch tăng nhanh, đặc biệt là khối lưu trú chất lượng cao từ 4-5 sao, đang tạo ra cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao nên năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh còn chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu.


      + Tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, thiếu lực lượng lao động lành nghề, lao động quản lý. Đây không chỉ là vấn đề của tỉnh Khánh Hòa mà còn là vấn đề của cả nước. Tuy vậy, nếu nhìn vào cơ cấu phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, ví dụ như tại khu vực lưu trú, việc gia tăng nhanh của các dịch vụ, sản phẩm du lịch cao cấp, quy mô lớn dẫn tới nhu cầu lớn về lao động lành nghề, lao động quản lý trong lĩnh vực du lịch.


      - Về cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển KTBĐ:


      Vì Khánh Hòa không thuộc 10 tỉnh, thành phố được chọn thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau (theo Quyết định số 1129/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam); nên Khánh Hòa triển khai thực hiện các hoạt động phát triển KTBĐ theo các quy định hiện hành. Đối chiếu với quy định thì Việt Nam hiện chưa có một chính sách tổng thể riêng ở cấp độ quốc gia để phát triển KTBĐ. Nhìn chung, chính sách hiện hành không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ban ngày và các chủ thể tham gia hoạt động KTBĐ.


      Do đó, để phát triển KTBĐ tại Khánh Hòa thì trước mắt áp dụng chính sách pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành đối với các hoạt động, dịch vụ ban đêm trên địa bàn tỉnh cho đến khi Chính phủ có chỉ đạo chung sau thời gian thí điểm.


      Trong đó, ưu tiên tổ chức thí điểm tại địa bàn thành phố Nha Trang, sau đó tiếp tục tổ chức tại các địa phương khác. UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu phối hợp với các Sở ngành xây dựng mô hình phát triển KTBĐ phù hợp với lợi thế, điều kiện, thực tiễn, để triển khai Đề án trong phạm vi toàn tỉnh.


      - Về công tác quản lý nhà nước:


      Tỉnh Khánh Hòa chưa có một cơ quan hay bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động KTBĐ. Tổ chức kinh tế đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chịu sự điều

      chỉnh, quản lý và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh cho các sở, ban, ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế,...) theo quy định.


      Ngoài quản lý của cấp huyện nơi diễn ra hoạt động KTBĐ thì Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm phân luồng giao thông, điều phối lưu thông, quy định thời gian đóng đường và bố trí bãi đỗ xe; Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm hỗ trợ xây dựng phương án tổ chức sự kiện văn hóa, trình diễn nghệ thuật (loại hình biểu diễn, đối tượng tham gia, thời gian, tần suất, yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội...) và quản lý cấp phép theo quy định; Sở Công Thương phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ hoạt động thương mại, hướng dẫn thực hiện văn minh thương mại (không buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ);...


      Tại các huyện, thị xã, thành phố thì lực lượng an ninh trật tự khu vực và công an xã, phường quản lý và đảm bảo các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Theo quy định pháp luật, công an các cấp quản lý việc tạm trú tạm vắng của người dân, người nước ngoài, an ninh trật tự đối với các cơ sở cho thuê lưu trú theo thẩm quyền; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh, các hộ kinh doanh cá thể;


      Nhìn chung, việc quản lý KTBĐ được thực hiện bởi các cơ quan theo ngành, lĩnh vực tương tự như hoạt động kinh tế ban ngày, chưa có ưu tiên phát triển KTBĐ.


      - Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế đêm tại địa phương:


      + Thuận lợi:


      Hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng, phục vụ phát triển KTBĐ tại Khánh Hòa (sân bay quốc tế, đường sắt, đường thủy, đường bộ, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống khách sạn, resort đẳng cấp,...).


      Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ kinh tế đêm, như Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ đã nới rộng thời gian của hoạt động vũ trường đến 02h00 sáng; Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam, tạo tiền đề cho việc hình thành phát triển KTBĐ tại Khánh Hòa.


      Môi trường an ninh, an toàn, công tác hỗ trợ du khách ngày càng được quan tâm đảm bảo, người dân Khánh Hòa thân thiện, mến khách.


      Các hoạt động, dịch vụ về đêm (giải trí, mua sắm, ăn uống, tham quan) của Khánh Hòa đang dần hình thành và từng bước phát triển về số lượng và chất lượng.

      KTBĐ thường phổ biến hơn những nước có nhiều khách du lịch, trong khi đó Thành Phố Nha Trang đang có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian qua với lượng khách du lịch đến ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế.


      Thu nhập từ tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng trong những năm qua, dẫn đến nhu cầu và mức chi tiêu của người dân và khách du lịch nội địa cho các hoạt động về đêm cũng tăng theo.


      + Rào cản phát triển KTBĐ:


      Về quy hoạch không gian: Khánh Hòa chưa có khu vực được quy hoạch riêng biệt dành cho phát triển KTBĐ, một số dịch vụ còn xen lẫn với khu dân cư, sử dụng không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.


      Về cơ sở hạ tầng: giao thông công cộng chưa thật sự phát triển và thuận lợi vào khung giờ đêm; nhà vệ sinh công cộng tại các bãi biển, khu trung tâm chưa thật sự tốt; giao thông tại một số tuyến đường vào cao điểm còn khá phức tạp; hạ tầng hỗ trợ cho người đi bộ còn chưa đồng bộ ,..


      Về phát triển sản phẩm, dịch vụ: các sản phẩm, dịch vụ cho KTBĐ còn hạn chế; quy mô phục vụ KTBĐ vẫn còn nhỏ lẻ; dịch vụ vui chơi còn ít; một số hoạt động chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, khó tổ chức vào mùa mưa như chợ đêm, sự kiện, lễ hội....


      Về cơ chế chính sách: Chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển KTBĐ; các dịch vụ như bar, pub, karaoke... theo quy định chỉ được hoạt động đến 24h00 dẫn đến hạn chế trải nghiệm của người dân và du khách.


      Về quản lý nhà nước: chưa có cơ quan hay bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động KTBĐ, do đây là một mô hình phát triển mới, có nhiều tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.


      Về nhận thức: Hoạt động KTBĐ là một lĩnh vực mới tại việt Nam, nhận thức và tư duy về phát triển KTBĐ chưa đồng bộ. Người dân Khánh Hòa chưa quen các sinh hoạt về đêm; tư duy văn hóa và cách quản lý truyền thống với lo ngại về những vấn đề tiêu cực phát sinh từ hoạt động KTBĐ dẫn đến khó khăn trong vận động được cộng đồng dân cư cùng chung tay phát triển KTBĐ; ý thức tự giác, văn minh đô thị của một bộ phận người dân chưa cao.


      Về công tác quảng bá: thông tin các hoạt động, dịch vụ ban đêm của Khánh Hòa đến người dân và du khách còn chưa nhiều.


    2. Về dự kiến xây dựng mô hình KTBĐ tại địa phương


  4. Vì Khánh Hòa không thuộc đối tượng được phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh/thành phố xây dựng Đề án phát triển KTBĐ của địa phương trong năm 2020-2021 để thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa đang hoàn chỉnh Đề án phát triển KTBĐ để trình UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Trong đó, việc xây dựng mô hình phát triển KTBĐ tại tỉnh Khánh Hòa theo định

    hướng phát triển du lịch gắn với hình ảnh năng động, an toàn, thân thiện, văn minh, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng Khánh Hòa thành trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới, là điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực, tổ chức sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch để khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa.


    Giai đoạn 1 (dự kiến năm 2021-2023): Khảo sát, lựa chọn tổ chức khai thác các khu vực, dịch vụ phục vụ KTBĐ sẵn có trên nguyên tắc đảm bảo giao thông kết nối, mỹ quan, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chất lượng, tính hấp dẫn, có khả năng phát triển và có hiệu quả; đồng thời hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân và nghiên cứu các khu vực mới phục vụ KTBĐ để cập nhật vào quy hoạch tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện.


    • Các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển KTBĐ gồm:


      1. Hoạt động, dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí: Hình thành các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao biển, phố đêm, phố đi bộ, các show diễn, hoạt động bar, vũ trường, tổ chức các chuỗi sự kiện,...;


      2. Dịch vụ ăn uống: Hình thành các phố chuyên doanh ẩm thực, chợ hải sản, bar, pub ven sông, ven biển, tổ chức không gian ẩm thực ven biển...


      3. Dịch vụ mua sắm: Vận động các cơ sở, địa điểm của các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi kéo dài thời gian hoạt động về đêm, các chợ đêm mang bản sắc đặc trưng vùng miền,...


      4. Dịch vụ tham quan du lịch về đêm: Nâng cấp và đa dạng tour tham quan đường thủy nội địa, tour tham quan thưởng ngoạn thành phố; tổ chức dịch vụ tham quan vào ban đêm tại điểm văn hóa lịch sử, các khu điểm du lịch lớn...


    • Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đêm thuộc thẩm quyền địa phương.


    • Xây dựng và áp dụng quy định về quản lý, đầu tư khai thác, kinh doanh hoạt động, dịch vụ phục vụ phát triển KTBĐ.


    • Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện.


  5. Giai đoạn 2 (dự kiến năm 2024-2030): Hoàn thành định hướng, mô hình phát triển KTBĐ của Khánh Hòa. Tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai các dự án phục vụ phát triển KTBĐ, trong đó xây dựng một số khu tổ hợp vui chơi, giải trí ban đêm riêng biệt, tách biệt khu dân cư, quy mô lớn.



    Nam)

  6. Quảng Nam (công văn số 1605/STC-NS ngày 15/6/2021 của Sở Tài chính tỉnh Quảng


    1. Thực trạng hoạt động KTBĐ của tỉnh Quảng Nam

      • Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch về đêm hiện có trên địa bàn: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có đô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Hàng năm, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú, nghỉ dưỡng tại Đô thị cổ Hội An là rất lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, chính quyền địa phương cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn đã xây dựng, tổ chức, cung cấp nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ vào ban đêm cho du khách; qua đó góp phần nâng cao doanh thu cho ngành dịch vụ du lịch, tăng thu ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lượng lớn lao động; một số hoạt động dịch vụ chủ yếu phục vụ ban đêm cho du khách tại phố cổ Hội An, bao gồm: Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật (Đêm phố cổ, Ký ức Hội An, Hoi An Lune Center), trình diễn thời trang; dịch vụ chiếu phim; dịch vụ mua sắm (chợ đêm, phố đi bộ, khu thương mại,..); dịch vụ ẩm thực (Cafe, nhà hàng...); dịch vụ tham quan, trải nghiệm chương trình du lịch về đêm...


      • Đánh giá chung về lợi ích và những khó khăn của việc phát triển KTBĐ trên địa bàn quản lý:


    2. + Lợi ích:


      Các hoạt động dịch vụ du lịch về đêm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch Quảng Nam bền vững của địa phương. Thông qua các hoạt động du lịch về đêm đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các khu, điểm du lịch phục vụ ban đêm được chú trọng đầu tư, đã hình thành một số điểm du lịch về đêm như: Khu phố cổ Hội An, Khu vui chơi Vinpearl Land Nam Hội An, Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An, Hoi An Lune Center...mang lại những tín hiệu tích cực trong việc phát triển du lịch đêm của tỉnh. Qua đó, hình ảnh du lịch Quảng Nam mà trọng tâm là Hội An ngày càng được nhiều du khách biết đến. Kinh doanh du lịch đạt được những kết quả đáng khích lệ; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành nghề truyền thống như: may mặc, lồng đèn, tranh tre, dừa nước, dệt thổ cẩm...


      + Khó khăn:


      Quy hoạch ngành du lịch mà trong đó là quy hoạch các khu, điểm du lịch về đêm chưa có, hiện quy hoạch chung toàn tỉnh trong đó có ngành du lịch đang triển khai nên ít nhiều cũng gặp khó khăn trong công tác xác định các địa điểm du lịch về đêm để thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa chủ động được trong việc hình thành các khu, điểm du lịch về đêm.


      Đa số doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động về đêm quy mô nhỏ, các sản phẩm du lịch được quan tâm đầu tư nhưng chưa chuyên nghiệp. Thiếu các điểm tham quan mang tính nổi trội, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các điểm biểu diễn nghệ thuật, các sản phẩm dịch vụ du lịch về đêm nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và chưa thực sự tạo ấn tượng đối với du khách,


      Chưa có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đêm nên cũng chưa tạo được hiệu ứng cao trong phát triển du lịch đêm theo hướng ổn định lâu dài.


      - Dự kiến kế hoạch, lộ trình và đề xuất định hướng giải pháp các khu, điểm cần tập trung phát triển KTBĐ trong thời gian tới:

      Trong năm 2021, ngoài hoạt động về đêm trong khu phố cổ, chương trình nghệ thuật tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An, Hoi An Lune Center, chương trình nghệ thuật tại Vinpearl Nam Hội An... thành phố Hội An sẽ hình thành thêm các sản phẩm du lịch mới đó là: chợ phiên làng chài Tân Thành - An Bàng, khu vui chơi giải trí về đêm tại Cẩm Kim, khu đô thị gắn với phát triển kinh tế đêm tại Thanh Hà, khu du lịch Cồn Tiến, sự kiện giải trí về đêm “Hội An show

      • tri ân”, nâng cấp Đêm Cù Lao tại Cù Lao Chàm, Tam Kỳ với sản phẩm chợ đêm ở quảng trường biển Tam Thanh, khu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực ban đêm tại khu vực Công viên hồ Nguyễn Du.


    3. Đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đối với hoạt động KTBĐ


        • Các giải pháp thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động KTBĐ:


    4. Thứ nhất, quản lý thuế đối với KTBĐ phải bình đẳng như đối với các hoạt động kinh doanh khác, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh giữa các thành phần kinh tế và các chủ thể trong nền kinh tế.


      Thứ hai, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động KTBĐ, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và thiết bị giám sát tự động để quản lý thuế và các cơ sở kinh doanh. Để triển khai giải pháp này, cần bổ sung quy định pháp luật về nghĩa vụ lắp đặt thiết bị giám sát bán hàng tự động đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng phần mềm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; bổ sung chế tài đối với các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong Luật Quản lý thuế. Hạn chế đến mức thấp nhất đối với hoạt động thanh toán dùng tiền mặt; cần có chính sách ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động KTBĐ khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn bằng các phương thức thanh toán không tiền mặt như bằng thẻ hay qua ứng dụng điện thoại di động, mã QR, trích nợ tự động, chuyển khoản.... Đây được xem là giải pháp tối ưu trong điều kiện cả thế giới đang chống lại đại dịch Covid-19, đồng thời cũng tạo điều kiện để cơ quan Thuế kiểm soát doanh thu bán hàng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh một cách chính xác và thuận lợi nhất.


      Thứ ba, hoạt động KTBĐ có những điểm khác biệt về thời gian, không gian, loại hình và tính chất các hoạt động kinh doanh; công tác quản lý thuế cũng phải phù hợp với các điều kiện đó. Do vậy, cần tổ chức bộ phận chuyên trách về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh ban đêm ở những địa phương có hoạt động KTBĐ; cụ thể: tổ chức các đội quản lý thuế ban đêm trực thuộc các Chi cục Thuế cấp huyện và khu vực ở những thành phố lớn và các trung tâm du lịch, nơi có hoạt động KTBĐ để kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ nhất.


      Thứ tư, có cơ chế khuyến khích phát triển hoạt động KTBĐ tập trung thành một khu vực để cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát về an ninh, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân (ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt...) tuy nhiên phải đảm bảo thuận lợi về mặt giao thông, trong phạm vi trung tâm du lịch.


      - Ưu đãi thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động KTBĐ:


      Theo quy định pháp luật hiện hành, các ưu đãi về thuế hoặc hỗ trợ về quản lý thuế chỉ dành cho những ngành nghề phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hoặc những dự án đầu

      tư tại địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Đối với hoạt động KTBĐ, tỉnh Quảng Nam đề xuất các mức ưu đãi về thuế như sau:


      + Lệ phí môn bài: giảm hoặc miễn trong 1 đến 3 năm đầu tiên nhằm khuyến khích cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền KTBĐ.



      KTBĐ.

      + Thuế thu nhập cá nhân: giảm 30%-50% đối với người lao động trong môi trường


      + Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với các ngành nghề truyền thống, quảng bá du lịch, đặc sản vùng miền...(trừ những ngành nghề dịch vụ giải trí, mua sắm, ăn uống có liên quan đến nồng độ cồn...)


      - Cơ chế, chính sách khác: đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế đêm, trong đó có hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư khu, điểm kinh tế đêm, các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch về đêm,..


  7. Cần Thơ (công văn số 2301/SVHTTDL-KHTC ngày 29/6/2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ)


    1. Thực trạng phát triển KTBĐ tại thành phố Cần Thơ


      • Các hoạt động KTBĐ của của thành phố Cần Thơ tập trung vào 4 nhóm là vui chơi giải trí, ẩm thực, dịch vụ mua sắm, tham quan du lịch, cụ thể: Các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong khoảng thời gian từ 18h00 đến 22h00 tại chợ đêm Tây Đô (Chợ Cổ), chợ đêm Ninh Kiều, chợ đêm Trần Phú; xe điện phục vụ City tour, du thuyền phục vụ ẩm thực, đờn ca tải tử bên sông; các khu vực ăn uống ẩm thực và nhà hàng tập trung ở đường Võ Văn Kiệt, vòng xoay hồ Bún Xáng, vòng xoay hồ Xáng Thổi,...


      • Kinh doanh siêu thị, thời trang, mỹ phẩm, của các tiểu thương, doanh nghiệp phục vụ khách nội địa và khách du lịch tập trung ở các tuyến đường Mậu Thân, đường Nguyễn Trãi, đường Trần Hưng Đạo, đường 30/4,.,.


      • Các dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar, cà phê,... thường hoạt động đến gần giữa đêm và một số hoạt động đến 3h00 sáng.


        Về khó khăn, hạn chế:


      • Chưa có quy hoạch khu vực kinh tế đêm tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm của du khách và người dân.


      • Hiện trạng dịch vụ hoạt động về đêm đang nằm xen kẽ trong địa bàn khu dân cư ảnh hưởng đến đời sống người dân.

      • Thiếu chính sách mời gọi hợp tác công tư để cung cấp các dịch vụ miễn phí và thu phí cho người dân và du khách như: wifi, bố trí bến bãi trông xe, tham quan; nhà vệ sinh công cộng, điểm thu gom rác hợp lý, bảo đảm công tác an ninh trật tự về đêm,...


    2. Dự kiến xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Cần Thơ


  8. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều), với các thông tin chủ yếu sau:


    • Nhu cầu và định hướng sản phẩm KTBĐ thành phố Cần Thơ: Các hoạt động KTBĐ của thành phố Cần Thơ tập trung vào 4 nhóm dịch vụ là vui chơi giải trí, ẩm thực, dịch vụ mua sắm, tham quan du lịch. Nội dung chủ yếu (sản phẩm) của đề án là:


      + Triển khai đề án thí điểm phát triển KTBĐ trên địa bàn quận Ninh Kiều theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại theo mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ như: không gian đi bộ khu vực công viên sông Hậu, bến Ninh Kiều, các chợ đêm; phát triển tuyến phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ. Tổ chức các chợ đêm hoạt động thường xuyên và sự kiện ngoài trời vào các tái cuối tuần; cho phép một số quán bar, karaoke trong khu vực tập trung mở cửa đến 3h sáng và một số hoạt động xuyên đêm như tour ngắm bình minh trên sông Hậu, khám phá sông nước miệt vườn bằng ca-nô; tham quan chợ nổi Cái Răng... khai thác tốt các quỹ đất chưa sử dụng hoặc đang sử dụng không hiệu quả để thu hút khách du lịch và cư dân địa phương trên địa bàn quận Ninh Kiều, thúc đẩy phát triển KTBĐ, đặc biệt là các khu trung tâm quận nội đô. Đặc biệt, kêu gọi hợp tác công tư với các doanh nghiệp để khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh khu vực bờ kè sông Hậu, đầu tư xây dựng hạ tầng và các công trình phụ trợ biến nơi đây trở thành điểm nhấn thu hút khách trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động sự kiện văn hóa (đờn ca tài tử, hò Cần Thơ, các hoạt động văn hóa của các dân tộc Kinh-Hoa-Khơme- Chăm,...); tổ chức các lễ hội ẩm thực, làng nghề, lễ hội đường phố, các chiến dịch khuyến mãi dài ngày kết hợp với lễ hội văn hóa của các doanh nghiệp,..


      + Sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch các hoạt động kinh tế ban đêm trên toàn địa bàn thành phố. Giải pháp cho hoạt động sắp xếp là: sẽ căn cứ trên cơ sở vật chất, hiện trạng dịch vụ hoạt động về đêm hiện có để chọn lọc các khu vực, hạn chế những khu vực dịch vụ đang nằm xen kẽ trong địa bàn khu dân cư; xác định, đề xuất và vận động cho các cơ sở/điểm kinh doanh và hộ dân tham gia các hình thức trang trí để nhận diện các khu vực dịch vụ đang thí điểm cho phát triển kinh tế ban đêm của thành phố Cần Thơ.


    • Vận động, kêu gọi và hợp tác với các khu, điểm du lịch, nhà hàng khách sạn lớn tăng thêm các hoạt động về đêm, tập trung vào các show diễn, hoạt động gia tăng trải nghiệm góp phần tăng thời gian lưu trú, hiệu quả kích thích chi tiêu của du khách, kích cầu du lịch. Mời gọi hợp tác công tư để cung cấp các dịch vụ miễn phí và thu phí cho người dân và du khách như wifi miễn phí, bố trí bến bãi trông xe thuận lợi cho việc mua sắm, tham quan; bố trí nhà vệ sinh công cộng, điểm thu gom rác hợp lý; bảo đảm công tác an ninh trật tự về đêm...


    • Dự kiến cơ chế chính sách và giải pháp phát triển KTBĐ ở thành phố Cần Thơ

  9. + Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch về đêm. Chuẩn bị nhân lực của bộ máy quản lý nhà nước, chính quyền địa phương hướng đến tư duy mở, nhìn nhận đa chiều về vai trò, cơ hội, thách thức của du lịch về đêm. Xây dựng các chương trình truyền hình, phóng sự về những lợi ích mà kinh tế ban đêm, bao gồm du lịch mang lại và giải pháp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, thông qua đó, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân địa phương chung tay phát triển. Phổ biến về Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, văn minh đô thị đến người dân, du khách và cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ...


    + Định hướng quy hoạch phát triển KTBĐ của thành phố Cần Thơ (bao gồm phát triển các dịch vụ KTBĐ hiện có như kinh doanh ăn uống, ẩm thực; phát triển các tuyến phố kinh doanh hàng hoá, quà lưu niệm ban đêm; tăng cường hoạt động ban đêm của hệ thống nhà hàng khách sạn,..); thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp tại các khu kinh tế đêm tập trung và phát triển các loại hình du lịch ban đêm gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế và tạo dựng hình ảnh điểm đến của thành phố Cần Thơ. Chú trọng phát triển KTBĐ, ưu tiên quy hoạch các khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển.


    + Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ vào ban đêm. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư công để đầu tư và tập trung hoàn thiện các hạng mục hạ tầng tại các khu vực/dự án được quy hoạch phát triển du lịch về đêm như: bờ kè sông Hậu, phố đi bộ Hai Bà Trưng, phố ăn uống đường Võ Văn Kiệt, khu vực hồ Bún Xáng… tạo điều kiện đón đầu, đưa vào khai thác, phục vụ kịp thời khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động du lịch được phục hồi đồng thời tạo nền móng cho việc đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch về đêm của thành phố Cần Thơ.


    + Tổ chức khai thác, phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch về đêm trên 04 nhóm chính gồm hoạt động/dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ tham quan, du lịch về đêm. Cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hệ sinh thái kinh tế ban đêm để khai thác tốt những sản phẩm dịch vụ ban đêm một cách đồng bộ theo chuỗi sản phẩm. Khi triển khai các mô hình trung tâm KTBĐ tập trung cần có sự kết nối với các điểm mua sắm, ẩm thực, chương trình vui chơi giải trí khác để du khách có thể sử dụng được nhiều loại hình dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định và kéo dài xuyên đêm,


    + Tăng cường xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch về đêm; xây dựng các chiến dịch truyền thông, quảng bá cho các hoạt động thí điểm kinh tế ban đêm gắn với các hoạt động sáng tạo sản phẩm du lịch ban đêm của Cần Thơ.


    + Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dịch vụ. Lập và triển khai hiệu quả phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân và du khách, cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu vực tổ chức các hoạt động, dịch vụ ban đêm: bố trí lực lượng công an túc trực, tuần tra làm nhiệm vụ, lắp đặt các trạm gác an ninh, quầy thông tin du lịch, các bảng chi dẫn, thông tin đường dây nóng, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ phản ứng nhanh và Trung tâm hỗ trợ du khách...

    + Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch về đêm; triển khai các Bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách cho các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ, hướng dẫn viên... Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp về kỹ năng quản lý hoạt động kinh tế đêm; đào tạo kỹ năng phục vụ, ngoại ngữ, văn hóa ứng xử trong du lịch... cho các hộ dân, người lao động tham gia du lịch về đêm. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đêm; sử dụng công nghệ tự động hóa (máy bán hàng tự động...) trong cung cấp các dịch vụ, sản phẩm phục vụ du khách.


    + Đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với KTBĐ. Chỉ đạo phát triển KTBĐ xuyên suốt từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, phường xã; đánh giá kết quả thí điểm mô hình kinh tế ban đêm gắn kết phát triển du lịch,


    + Chú trọng đến các chính sách về tín dụng, rà soát các điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia vào hoạt động KTBĐ.


  10. Kiên Giang (công văn số 1188/STC-TCHCSN ngày 25/6/2021 của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang)


  1. Thực trạng phát triển KTBĐ tại địa phương


    Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 03 thành phố du lịch, có tiềm năng phát triển về KTBĐ là thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên và thành phố Phú Quốc. Hiện tại đã đưa vào hoạt động các loại hình chợ đêm, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh...phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực vào ban đêm đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển KTBĐ nói riêng của tỉnh.


    • Tại thành phố Rạch Giá: ngoài các loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh, hiện có một khu mua sắm và ẩm thực Phú Cường; các cơ sở, tụ điểm kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát kết hợp ca nhạc, giải trí; các khu vui chơi trẻ em; quảng trường phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em và người dân.


    • Tại thành phố Hà Tiên: hoạt động kinh doanh về đêm hiện nay có một số điểm như chợ đêm Hà Tiên kinh doanh đa dạng các mặt hàng trang phục; đồ mỹ nghệ; đồ lưu niệm; các quán ăn hải sản; các quán cà phê; các quán ăn đêm...


    • Tại thành phố Phú Quốc: hiện trên địa bàn có 02 khu hoạt động KTBĐ là Khu chợ đêm Dương Đông tại trung tâm Phú Quốc và Khu Phú Quốc United Center tại phía bắc đảo Phú Quốc.


      + Khu chợ đêm Dương Đông hoạt động kinh doanh từ 18 giờ đến 23 giờ, đây là mô hình phát triển kinh tế tích cực, đáp ứng nhu cầu ẩm thực, mua sắm cho khách du lịch trong và ngoài nước, làm phong phú thêm cho phát triển kinh tế du lịch địa phương.

      + Khu Phú Quốc United Center tọa lạc tại phía bắc đảo Phú Quốc và được mệnh danh là “Thành phố không ngủ”. Sở hữu kiến trúc lộng lẫy, sầm uất, thời thượng; cùng các hoạt động vui chơi, giải trí náo nhiệt và lễ hội, tiệc tùng sôi động...tất cả đều hoạt động liên tục 24/7, đáp ứng nhu cầu giải trí, mua sắm, trải nghiệm cho khách du lịch.


      Nhìn chung, ngoại trừ Phú Quốc United Center, các hoạt động KTBĐ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động không quá nửa đêm; sản phẩm, dịch vụ chưa phong phú, chưa phát triển văn hóa riêng, chưa thật sự thu hút khách du lịch.


  2. Một số đề xuất thực hiện KTBĐ


Phát triển KTBĐ là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế nước nhà nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tỉnh Kiên Giang rất cần phát triển KTBĐ. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho KTBĐ phát triển, tỉnh Kiên Giang cần quy hoạch khu vực hoạt động của KTBĐ tập trung, đồng bộ.


  • Trước mắt, đề nghị khuyến khích phát triển tại mỗi trung tâm xã có một cửa hàng tiện lợi; tại mỗi trung tâm các huyện, thành phố phát triển nhiều loại hình kinh doanh hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện lợi.. .Riêng đối với các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch như: các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc; các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh Thượng và Kiên Hải, khuyến khích phát triển nhiều loại hình, nhất là loại hình chợ đêm, các khu mua sắm và ẩm thực hoạt động từ 18 giờ đến sau 24 giờ mỗi ngày, tạo nơi vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực nhằm thu hút du khách và góp phần phát triển KTBĐ của tỉnh.


  • Xây dựng và ban hành các văn bản quy định hoạt động và quản lý hoạt động vào ban đêm đối với các loại hình kinh doanh hiện đại gắn với hoạt động ẩm thực, nhất là loại hình chợ đêm, các khu mua sắm và ẩm thực hoạt động ban đêm từ 18 giờ đến sau 24 giờ mỗi ngày.


  • Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động KTBĐ. Cụ thể đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh có thu nhập từ các loại hình KTBĐ.


[1] Bắc Vân Phong, Nam Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh...

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.