Open navigation

Quyết định 111/QĐ-BCT Kế hoạch hành động của ngành Công Thương đến 2030


BỘ CÔNG THƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 111/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2022


QUYẾT ĐỊNH


BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045


BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG


Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;


Căn cứ Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;


Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 3;

  • Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để b/c);

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Các Bộ có liên quan (để phối hợp);

  • Các tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ (để phối hợp);

  • Lãnh đạo Bộ;

  • Lưu: VT. TTTN.

    BỘ TRƯỞNG


    Nguyễn Hồng Diên

    KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


    CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)


    Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược), Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược cụ thể như sau:


    1. MỤC ĐÍCH CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


      1. Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm, định hướng đã đề ra tại Chiến lược.


      2. Kế hoạch hành động là căn cứ cho các vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương xây dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình theo quy định tại Chiến lược.


      3. Kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược; đồng thời là căn cứ để phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung của Chiến lược trong trường hợp cần thiết.


    2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Kế hoạch hành động này dựa trên những yêu cầu cơ bản sau đây:


  1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm cũng như các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra để thực hiện có hiệu quả:


    1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai; hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai Chiến lược và xây dựng các báo cáo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược.


    2. Vai trò chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan thuộc ngành Công Thương; triển khai đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược tới các đơn vị trong ngành; giám sát quá trình thực hiện; đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và cuối thời kỳ của Chiến lược, để xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

  2. Cụ thể hóa các yêu cầu tổ chức thực hiện Chiến lược; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược.


  3. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện, các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của ngành Công Thương trong từng thời kỳ.


  1. KINH PHÍ THỰC HIỆN


    1. Hàng năm các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ chủ động đăng ký kinh phí thực hiện Chiến lược theo quy định hiện hành.


    2. Nguồn kinh phí: Kinh phí chi thường xuyên cấp chi Sự nghiệp kinh tế và các nguồn kinh phí khác (nếu có).


  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


  1. Thông tin tuyên truyền, phổ biến Chiến lược và Kế hoạch hành động


    1. Tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ giải pháp của Chiến lược.


    2. Xây dựng các chương trình truyền thông khác về Chiến lược và Kế hoạch hành động.


  2. Đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động


    1. Đánh giá 04 nội dung:


      • Việc rà soát, bổ sung, tích hợp nhiệm vụ liên quan đến triển khai Chiến lược và kế hoạch/chương trình hành động hay chiến lược phát triển của đơn vị;


      • Tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược được phân công tại Kế hoạch hành động;


      • Mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược đặt ra cho từng giai đoạn và cuối kỳ Chiến lược;


      • Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược (nếu cần thiết).


    2. Biện pháp đánh giá: việc đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược được thông qua các biện pháp sau:


      • Thông qua chế độ báo cáo:



    3. lược;

      + Báo cáo chuyên đề hàng năm về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến

      + Báo cáo sơ kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2025, chỉnh sửa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo (nếu cần thiết);


      + Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2030;


      + Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền.


      • Thông qua hình thức kiểm tra tại chỗ/điều tra, khảo sát thực tế:


        + Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động tại các đơn vị trong ngành Công Thương (nếu cần thiết);


        + Tổ chức điều tra, khảo sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược (nếu cần thiết).


      • Thông qua tổng hợp, phân tích số liệu thống kê để đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu của Chiến lược.


      • Biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.


    4. Hội nghị sơ kết, hội nghị tổng kết quả thực hiện Chiến lược:


      • Hội nghị sơ kết được tiến hành vào năm 2025 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược trong giai đoạn 2021-2025 và đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có) cho giai đoạn tiếp theo.


      • Hội nghị tổng kết giai đoạn 2021-2030 được tiến hành vào năm 2030 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ tiếp theo.


      • Tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc chuyên để khác (nếu cần thiết).


  3. Trách nhiệm thực hiện


    1. Đối với các đơn vị trong ngành Công Thương: triển khai các nội dung được phân công nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch hành động.


    2. Đối với Vụ Thị trường trong nước, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:


      1. Các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục I;


      2. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương:



        IV;

        • Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quy định tại khoản 2 Mục


          • Xử lý những vướng mắc phát sinh liên quan đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của các đơn vị trong ngành Công Thương;


            thiết).

        • Đề xuất bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ. giải pháp của Chiến lược (nếu cần



          IV.

      3. Chủ trì xây dựng các báo cáo nếu tại gạch đầu dòng thứ nhất, điểm 2.2, khoản 2, Mục


      4. Chủ trì tổ chức hội nghị sơ kết và hội nghị tổng kết Chiến lược nêu tại điểm 2.3, khoản 2, Mục IV.



    3. vụ sau:

    4. Đối với Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm


      1. Chủ trì, điều phối kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược.


      2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thẩm định đề xuất kinh phí theo quy định tại Mục III cho các đơn vị thuộc ngành Công Thương và hướng dẫn về tài chính cho các đơn vị trong ngành để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch hành động.


      3. Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước đề xuất kinh phí cho hoạt động tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của các đơn vị.


    5. Đối với Văn phòng Bộ: phối hợp với Vụ Thị trường trong nước tổ chức triển khai nhiệm vụ tại điểm 2.3, khoản 2, Mục IV.


    6. Đối với các đơn vị báo chí, thông tin truyền thông thuộc Bộ Công Thương, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:


      1. Các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục I.


      2. Chủ trì thực hiện công tác báo chí, thông tin truyền thông theo các nội dung quy định tại khoản 1, Mục IV và truyền thông cho hội nghị sơ kết, hội nghị tổng kết Chiến lược nêu tại điểm 2.3, khoản 2, Mục IV.


    7. Đối với Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có trách nhiệm như sau:


        • Đầu mối, chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được quy định để triển khai, phối hợp triển khai biên soạn các chương trình, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng;


        • Triển khai đánh giá, tổng hợp nhu cầu và tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan.


  4. Chế độ báo cáo


    1. Nội dung và đối tượng thực hiện báo cáo:


      Các đơn vị, vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục I thực hiện báo cáo theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch hành động.

    2. Thời hạn báo cáo:


        • Báo cáo chuyên đề hàng năm:


          + Đối với báo cáo chuyên đề hàng năm: chậm nhất ngày 31/1 của năm tiếp theo.


          + Không phải thực hiện báo cáo chuyên đề năm 2025 và năm 2030.


        • Báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: chậm nhất ngày 15/9/2025.


        • Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược: chậm nhất ngày 10/9/2030.


    3. Thời gian chốt số liệu báo cáo:


        • Đối với báo cáo chuyên đề hàng năm: tính đến ngày 31/12 của năm báo cáo;


        • Đối với báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: tính đến ngày 30/6/2025;


        • Đối với báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược giai đoạn 2021- 2030: tính đến ngày 30/6/2030.


    4. Nơi gửi báo cáo:


      Theo “Nơi nhận” ghi tại cuối mẫu báo cáo (Phụ lục II).


    5. Phương thức gửi, nhận báo cáo:


      Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy và được gửi bằng một trong các phương thức: gửi qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính; đồng thời gửi văn bản điện tử (định dạng .doc//docx và xls/.xlsx) tới địa chỉ hòm thư điện tử của cơ quan nhận báo cáo (cuocvandong@moit.gov.vn).


    6. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo:


Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, đơn vị lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình về việc chỉnh lý./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.