BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4946/BTTTT-CĐSQG V/v hướng dẫn triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Ngày 24/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; để tổ chức thực hiện Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý cơ quan:
1. Triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
2. Triển khai cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai phát triển Cổng thông tin điện tử theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.
- Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đã triển khai cổng/trang thông tin điện tử nhưng chưa tuân thủ khoản 1, Điều 6 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP:
+ Trước hết, đặt đường liên kết của trang thông tin điện tử lên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để người sử dụng truy cập, tìm kiếm thông tin thuận tiện;
+ Có kế hoạch chuyển đổi trong vòng 02 năm kể từ khi Nghị định số 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực để bảo đảm trang thông tin điện tử là thành phần của Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Một số chỉ tiêu đo lường về cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được quy định tại Phụ lục I.
3. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT):
- Rà soát các thủ tục hành chính trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác định và công bố Danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần (kèm theo lý do không cung cấp được toàn trình đối với từng dịch vụ trong danh mục) trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời hạn hoàn thành: ngày 18 tháng 10 năm 2022.
DVCTT toàn trình là dịch vụ được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, trong đó không sử dụng văn bản giấy trong quá trình thực hiện, xử lý hồ sơ. DVCTT một phần là các dịch vụ công còn lại, không bảo đảm điều kiện cung cấp DVCTT toàn trình.
- Một số các chỉ tiêu đo lường về cung cấp DVCTT của cơ quan nhà nước được quy định tại Phụ lục II.
4. Kết nối toàn diện, triệt để Cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục III và Phụ lục IV. Thời hạn hoàn thành: ngày 18 tháng 10 năm 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp tài khoản trên Hệ thống EMC cho đầu mối DVCTT của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để theo dõi, quản lý, giám sát việc cung cấp thông tin và DVCTT của bộ, tỉnh.
5. Khai thác các công cụ dùng chung do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp để phát triển Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công, trước hết là Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến của người dân (VNForm) do Cục Chuyển đổi số quốc gia phát triển.
6. Khuyến nghị giao cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật của các hệ thống thông tin cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của bộ, tỉnh để bảo đảm việc triển khai được đồng bộ, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
7. Bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định tại Chương IV của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến được liên tục, hiệu quả.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông để được hỗ trợ, hướng dẫn. Đầu mối liên hệ của Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Hỗ trợ chung: đ/c Đặng Thị Thu Hương, Cục Chuyển đổi số quốc gia, email: [email protected], điện thoại: 0908.863.669.
b) Hỗ trợ kỹ thuật: đ/c Dư Đăng Long, Cục Chuyển đổi số quốc gia, email: [email protected], điện thoại: 0914.992.257.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
(Kèm theo Công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG ngày 04/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
STT | Tên chỉ tiêu | Cách đo lường |
I | Về cung cấp thông tin |
|
1 | Cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP | Đánh giá các mục thông tin cơ quan nhà nước phải cung cấp theo quy định |
2 | Kênh cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định | Đánh giá sau khi có Văn bản hướng dẫn kỹ thuật về cung cấp thông tin |
3 | Tổng số lượng tin bài được đăng tải | Tổng số lượng tin bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử |
II | Về hiệu quả sử dụng |
|
1 | Tổng số lượt truy cập Cổng thông tin điện tử | Tính tổng số lượt truy cập Cổng thông tin điện tử trong kỳ |
2 | Thời gian trung bình của một lượt truy cập | - Tổng thời gian truy cập Cổng thông tin điện tử trong kỳ (gọi là a); - Số lượng lượt truy cập Cổng thông tin điện tử trong kỳ (gọi là b); - Tỷ lệ = a/b |
3 | Số lượng tương tác trên Cổng thông tin điện tử | Số lượng xem trang (pageview) trên Cổng thông tin điện tử trong kỳ |
4 | Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng thông tin | - Tổng số người dân tham gia đánh giá mức độ hài lòng (gọi là a); - Số lượng người dân đánh giá là hài lòng khi sử dụng thông tin (gọi là b); - Tổng số doanh nghiệp tham gia đánh giá mức độ hài lòng (gọi là c); - Số lượng doanh nghiệp đánh giá là hài lòng khi sử dụng thông tin (gọi là d). - Tỷ lệ =(b+d)/(a+c) |
5 | Top 10 tin bài đạt số lượng truy cập nhiều nhất | 10 tin bài đạt số lượng truy cập nhiều nhất trong kỳ |
6 | Số trang xem trung bình/lượt truy cập (tăng giảm theo cùng kỳ) | Tính bằng tổng số lượt xem trang (pageview)/lượt truy cập (visit) trong kỳ |
7 | Tỷ lệ thoát trang | Là phần trăm người dùng rời khỏi Cổng/ Trang thông tin điện tử sau khi chỉ truy cập vào một trang thành phần (người dùng vào xem một trang thành phần và rời đi ngay mà không truy cập bất kỳ trang nào khác). |
8 | Người dùng mới | Tính tổng số người dùng mới Cổng thông tin điện tử trong kỳ |
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VỀ VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG ngày 04/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
STT | Tên chỉ tiêu | Cách đo lường |
I | Về cung cấp DVCTT |
|
1 | Kênh cung cấp DVCTT đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định | Đánh giá sau khi có Văn bản hướng dẫn kỹ thuật về cung cấp DVCTT |
2 | Tỷ lệ DVCTT toàn trình | - Số lượng DVCTT toàn trình đang cung cấp (gọi là a); - Số lượng DVC đủ điều kiện để cung cấp là DVCTT toàn trình (gọi là b); - Tỷ lệ=a/b |
3 | Tỷ lệ DVCTT một phần cho phép nộp hồ sơ trực tuyến (HSTT) | - Số lượng DVCTT một phần cho phép nộp HSTT đang cung cấp (gọi là a); - Số lượng DVCTT một phần (gọi là b); - Tỷ lệ=a/b |
II | Về hiệu quả sử dụng DVCTT |
|
1 | Tỷ lệ DVCTT có phát sinh HSTT | - Số lượng DVCTT toàn trình đang cung cấp có phát sinh HSTT (gọi là a); - Số lượng DVCTT một phần cho phép nộp HSTT có phát sinh HSTT (gọi là b); - Số lượng DVCTT toàn trình đang cung cấp có phát sinh hồ sơ gồm cả trực tuyến và không trực tuyến (gọi là c); - Số lượng DVCTT một phần cho phép nộp HSTT có phát sinh hồ sơ gồm cả trực tuyến và không trực tuyến (gọi là d) - Tỷ lệ=(a+b)/(c+d) |
2 | Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến | - Số lượng HSTT của DVCTT toàn trình đang cung cấp (gọi là a); - Số lượng HSTT của DVCTT một phần cho phép nộp HSTT (gọi là b); - Số lượng hồ sơ gồm cả trực tuyến và không trực tuyến của DVCTT toàn trình đang cung cấp (gọi là c); - Số lượng hồ sơ gồm cả trực tuyến và không trực tuyến của DVCTT một phần cho phép nộp HSTT (gọi là d) - Tỷ lệ=(a+b)/(c+d) |
3 | Tỷ lệ HSTT toàn trình | - Số lượng HSTT (không sử dụng bản giấy) của DVCTT toàn trình đang cung cấp (gọi là a); - Số lượng hồ sơ gồm cả trực tuyến và không trực tuyến của DVCTT toàn trình đang cung cấp (gọi là b); - Tỷ lệ=a/b |
4 | Tỷ lệ trả kết quả theo hình thức trực tuyến | - Số lượng kết quả được trả trực tuyến trên môi trường mạng (gọi là a); - Số lượng kết quả giải quyết thủ tục hành chính (gọi là b); - Tỷ lệ=a/b |
5 | Thời gian trung bình nộp HSTT tính từ khi đăng nhập thành công | - Đo lường thời gian trung bình để nộp một HSTT tính từ khi đăng nhập thành công |
6 | Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT | - Tổng số người dân tham gia đánh giá mức độ hài lòng (gọi là a); - Số lượng người dân đánh giá là hài lòng khi sử dụng DVCTT (gọi là b); - Tổng số doanh nghiệp tham gia đánh giá mức độ hài lòng (gọi là c); - Số lượng doanh nghiệp đánh giá là hài lòng khi sử dụng DVCTT (gọi là d). - Tỷ lệ =(b+d)/(a+c) |
7 | Top 10 DVCTT được người dân sử dụng nhiều nhất | 10 DVCTT được tài khoản người dân truy cập vào nhiều nhất |
8 | Top 10 DVCTT được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất | 10 DVCTT được tài khoản doanh nghiệp truy cập vào nhiều nhất |
9 | Top 10 DVCTT được người dân nộp HSTT nhiều nhất | 10 DVCTT được tài khoản người dân nộp HSTT nhiều nhất |
10 | Top 10 DVCTT được doanh nghiệp nộp HSTT nhiều nhất | 10 DVCTT được tài khoản doanh nghiệp nộp HSTT nhiều nhất |
11 | Danh mục DVCTT không được sử dụng | Các DVCTT không có hồ sơ phát sinh (cả trực tuyến và không trực tuyến) trong năm |
12 | Thời gian trung bình giải quyết HSTT | - Đo lường thời gian trung bình để giải quyết hồ sơ trực tuyến bằng thời gian từ lúc tiếp nhận đến lúc trả kết quả. - Thời gian trung bình giải quyết hồ sơ tính bằng (tổng thời gian giải quyết hồ sơ )/(tổng số hồ sơ). |
PHỤ LỤC III
HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ, THEO DÕI, QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG ngày 04/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Mô hình kết nối Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC)
1.1. Mô hình triển khai kết nối
Hình 1.1. Mô hình triển khai kết nối với Hệ thống EMC
- Bước 1:
Đơn vị kết nối (Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đăng ký thông tin tích hợp tới Hệ thống EMC.
Thông tin đăng ký bao gồm:
+ Tên CQNN, địa chỉ, email, số điện thoại đầu mối liên hệ.
+ Domain, subdomain Cổng/trang thông tin điện tử cần kết nối.
+ Domain Cổng dịch vụ công trực tuyến cần kết nối.
+ Domain Hệ thống một cửa điện tử cần kết nối.
- Bước 2: Hệ thống EMC xác nhận và tạo yêu cầu tích hợp thông qua thông tin đơn vị kết nối đăng ký.
- Bước 3: Hệ thống EMC tạo tài khoản đơn vị, tạo mã nhúng javascript cho Cổng/trang thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến, tạo API cho Hệ thống một cửa điện tử.
- Bước 4: Hệ thống EMC gửi các thông tin đã tạo cho đầu mối liên hệ mà đơn vị đã đăng ký.
- Bước 5: Đơn vị kết nối thực hiện tích hợp Hệ thống EMC.
1.2. Mô hình tổng quan
Hình 1.2. Mô hình tổng quan Hệ thống EMC
2. Mô tả kết nối
2.1. Kết nối Cổng/trang thông tin điện tử
Bước 1. Đơn vị thực hiện kết nối sẽ nhận được tài khoản quản lý của cơ quan mình và đăng nhập Hệ thống EMC
a) Đơn vị vào “Hệ thống”, chọn “Website”, chọn icon </> để lấy mã nhúng javascript.
c) Mã nhúng javascript dành cho hệ thống cần kết nối, số lượng mã sẽ được cung cấp theo số lượng trang web hoặc domain được đơn vị quản lý đưa ra.
Bước 2. Đặt mã nhúng javascript tại ngay trước thẻ đóng </head>.
Bước 3. Sau khi các chuyên mục đã được tích hợp đầy đủ trên hệ thống, đơn vị thực hiện kết nối cần phải xác nhận kết thúc để bắt đầu việc thu thập dữ liệu trên hệ thống. Ban quản trị hệ thống sẽ cùng đơn vị tích hợp theo dõi số liệu hoạt động để đánh giá kết quả.
2.2. Kết nối Cổng dịch vụ công
Bước 1. Đơn vị thực hiện kết nối sẽ nhận được tài khoản quản lý của cơ quan mình và đăng nhập Hệ thống EMC
a) Đơn vị vào “Hệ thống”, chọn “Website”, chọn icon </> để lấy mã nhúng javascript.
c) Mã nhúng javascript dành cho hệ thống cần kết nối, số lượng mã sẽ được cung cấp theo số lượng trang web hoặc domain được đơn vị quản lý đưa ra.
Bước 2. Đặt mã nhúng javascript tại ngay trước thẻ đóng </head>.
Bước 3. Chọn nút “Dịch vụ công”, tiến hành cập nhật danh sách thủ tục hành chính của đơn vị. Danh sách thủ tục hành chính là file có đuôi .xls hoặc .xlsx bao gồm các trường thông tin sau:
- Name: Tên thủ tục hành chính.
- Level: Mức độ của thủ tục hành chính
+ DVCTT toàn trình: gán mã số bằng 4.
+ DVCTT 1 phần: gán mã số bằng 3.
- ID CDVCQG: là ID thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- ID MCDT: là ID thủ tục hành chính mà cổng dịch vụ công của đơn vị tích hợp đang sử dụng.
Ví dụ:
Bước 4. Sau khi cập nhật danh sách dịch vụ công, sao chép mã dịch vụ công cần theo dõi để thực hiện gán vào form gửi của Dịch vụ công đó.
- Người dùng chọn icon </> để lấy mã nhúng.
- Mã nhúng này nhúng dưới vị trí mã nhúng javascript của bước 2 để lấy thư viện.
- Người dùng nhúng vào form báo hồ sơ nộp thành công. (Nếu không có form này thì nhúng mã ở nút nộp hồ sơ).
Lưu ý:
+ parameter1: Cố định;
+ parameter2: ID của DVC do hệ thống MCĐT sinh ra;
+ parameter3: Trạng thái (1 hoạt động, 0 không hoạt động);
+ parameter4: Data truyền lên là thông tin của form gửi lên dạng string
Dữ liệu được điền vào và cách nhau bởi dấu ; bao gồm các thông tin sau:
STT | Tên | Giá trị | Giải thích |
1 | MaHoSo | string | Mã hồ sơ hệ thống sinh ra nếu có |
2 | Data | string | Và những dữ liệu khác phục vụ nhu cầu thu thập về sau. Lưu ý không có ký tự đặc biệt |
Ví dụ: _govaq.push(['trackDVC', '100122', '1', '000.13.54.H29-191023-0001']);
Bước 4. Sau khi đạt yêu cầu về tích hợp trên hệ thống, các bên liên quan sẽ xác nhận để phần mềm chính thức được ghi nhận số liệu trên hệ thống được tích hợp.
2.3. Kết nối Hệ thống một cửa điện tử
Bước 1: Đăng nhập Hệ thống EMC, chọn “Website”, tại Hệ thống một cửa điện tử của bên tích hợp chọn icon “API-MCĐT”
Bước 2:
- Hệ thống sẽ hiển thị các tham số của API và các ngôn ngữ lập trình phổ biến đi kèm. Đặc biệt lưu ý khi tích hợp SiteId là mà hệ thống cấp cho hệ thống MCĐT nên khi sử dụng các tham số khác có thể có giá trị khác nhau nhưng SiteId được cấp này là cố định khi tích hợp.
- Đặc tả API:
METHOD | POST | |||
URL | ||||
BODY | Tham số | Ý nghĩa | Kiểu | Ví dụ |
CodeProfile | Mã hồ sơ | String | 000.00.11.H56-191203-1508 | |
SiteId | Mã website | int | 001 | |
CodeTTHC | Mã TTHC | String | 2.000082 | |
NameTTHC | Tên TTHC | String | Cấp giấy bưu chính | |
Status | Trạng thái | Int | 0 Khác 1 Tiếp nhận 2 Xử lý 3 Trả kết quả | |
FormsReception | Hình thức tiếp nhận | Int | 1 Trực tuyến 2 Trực tiếp | |
FormsPayments | Hình thức thanh toán | Int | 1 Trực tuyến 2 Trực tiếp | |
Level | Mức độ dịch vụ công | Int | 4 DVCTT TOÀN TRÌNH (sử dụng khi Hình thức tiếp nhận là Trực tuyến, FormsReception = 1) 3 DVCTT 1 PHẦN (sử dụng khi Hình thức tiếp nhận là Trực tuyến, FormsReception = 1) 1 DVCTT TOÀN TRÌNH (sử dụng khi Hình thức tiếp nhận là Trực tiếp, FormsReception = 2) 0 DVCTT 1 PHẦN (sử dụng khi Hình thức tiếp nhận là Trực tiếp, FormsReception = 2) | |
IsFromDVCQG | Tiếp nhận từ cổng DVC Quốc gia | Int | 0 Không từ cổng DVC quốc gia 1 Từ cổng DVC Quốc gia | |
IsDVCBC | Dịch vụ bưu chính | Int | 0 Trực tiếp qua nhận 1 Vnpost 2 Khác | |
Data | Dữ liệu khác | String | Dữ liệu khác phục vụ nhu cầu thu thập về sau | |
User | Người dùng | Array | { ID_local: Tài khoản đăng ký trên cổng dịch vụ công đơn vị ID_QG [Optional]: Tài khoản đăng ký trên Cổng DVCQG TYPE (DN||CN): 1 Doanh nghiệp 2 Cá nhân LOCATION: Mã định danh của đơn vị } |
Bước 3. Sau khi đạt yêu cầu về tích hợp trên hệ thống, các bên liên quan sẽ xác nhận để phần mềm chính thức được ghi nhận số liệu trên hệ thống được tích hợp.
3. Hướng dẫn quản lý, theo dõi trên Hệ thống EMC
3.1. Tổng quan
Hệ thống có 2 chức năng chính là Dashboard dữ liệu và Hệ thống quản trị. Trong đó:
- Dashboard cung cấp thông tin về Cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử.
- Hệ thống quản trị: cho phép cấu hình kết nối, tải dữ liệu và cập nhật thông tin người dùng.
3.2. Cập nhập dữ liệu trên hệ thống
Để đảm bảo thống nhất dữ liệu đưa vào Hệ thống EMC, các đơn vị thường xuyên kiểm tra và thực hiện như sau:
a) Dữ liệu cần cập nhật
- Mã nhúng của hệ thống EMC tích hợp vào Cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử.
- Danh sách domain, subdomain của Cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của đơn vị.
- Danh sách thủ tục hành chính thêm mới, sửa đổi, xóa bỏ trên cổng dịch vụ công của đơn vị.
b) Về đơn vị kết nối
- Đơn vị phân công đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý, cập nhật dữ liệu.
- Đầu mối được giao nhiệm vụ quản lý, cập nhật dữ liệu có trách nhiệm cập nhật mã nhúng theo hướng dẫn, gửi danh sách dữ liệu khi có thay đổi cho cơ quan chủ quản Hệ thống EMC và đảm bảo về tính chính xác, thống nhất giữa dữ liệu trên hệ thống của đơn vị và Hệ thống EMC.
c) Về đơn vị chủ quản Hệ thống EMC
- Có trách nhiệm giao bộ phận chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ thực hiện hướng dẫn nhúng mã, cập nhật dữ liệu khi có danh sách mới được các đơn vị gửi lên.
- Việc cập nhật các danh sách dữ liệu của đơn vị vào Hệ thống EMC do Bộ phận chuyên môn thực hiện, đảm bảo được cập nhật chính xác, đầy đủ.
3.3. Quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống EMC
a) Đảm bảo Hệ thống EMC hoạt động luôn thông suốt dữ liệu, các phương án đánh giá, kiểm tra, đối soát số liệu:
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đảm bảo hệ thống luôn thông suốt dữ liệu từ 2 phía (các tỉnh thành và Bộ ngành; đơn vị chủ quản Hệ thống EMC), nếu phát hiện dữ liệu gặp trục trặc, nghẽn, không có dữ liệu thì 2 bên phải có trách nhiệm thông báo cho bên còn lại để giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
- Đánh giá thường niên dữ liệu của trang nếu có thống kê riêng với dữ liệu thu nhận trên Hệ thống EMC để đảm bảo dữ liệu luôn đầy đủ.
- Kiểm tra thường niên các trang được cài đặt mã nhúng phải tồn tại và hoạt động bình thường.
b) Đảm bảo cấu hình Cổng thông tin điện tử luôn đầy đủ
- Domain và Subdomain luôn chính xác, có thay đổi thì tỉnh, thành phố và bộ ngành có trách nhiệm gửi yêu cầu cập nhật cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC.
- Mã nhúng phải nằm đầy đủ trên tất cả các trang tích hợp.
- Mã nhúng được đặt tại toàn bộ trang của website.
c) Đảm bảo cấu hình Cổng dịch vụ công trực tuyến luôn đầy đủ
- Domain và Subdomain luôn chính xác, có thay đổi thì tỉnh, thành phố và bộ ngành có trách nhiệm gửi yêu cầu cập nhật cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC.
- Mã nhúng phải nằm đầy đủ trên tất cả các trang tích hợp.
- Mã nhúng được đặt tại toàn bộ trang của website.
- Khi có thủ tục hành chính cần bổ sung, sửa đổi, xóa bỏ thì đơn vị chủ quản có trách nhiệm gửi yêu cầu cập nhật cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC.
d) Đảm bảo cấu hình Hệ thống một cửa điện tử luôn đầy đủ
- Domain và Subdomain luôn chính xác, có thay đổi thì tỉnh, thành phố và bộ ngành có trách nhiệm gửi yêu cầu cập nhật cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC.
e) Đảm bảo tính toàn vẹn của mã nhúng
- Không tùy tiện thay đổi mã nhúng trên Cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử; nếu có thay đổi phải thông báo cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC (nêu rõ giải pháp, lý do) để hai bên cùng phối hợp xử lý.
- Không tự ý gỡ bỏ mã nhúng trên Cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử; nếu gỡ bỏ phải thông báo cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC (nêu rõ lý do) mới quyết định có gỡ bỏ tạm thời hay không. Sau khi gỡ bỏ, xác nhận cụ thể thời gian tích hợp lại.
f) Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, tài khoản
- Đơn vị kết nối có trách nhiệm cung cấp thông tin cho đơn vị chủ quản Hệ thống EMC để cập nhật thông tin.
- Hệ thống EMC chỉ những người có thẩm quyền quản lý, được quyền truy cập mới được phép sử dụng, khai thác.
- Bảo đảm an ninh, an toàn đối với tài khoản được cấp, bảo đảm tính tương thích trong toàn hệ thống thông tin liên quan đến Hệ thống EMC khi có sự thay đổi về thiết bị và công nghệ.
3.4. Hỗ trợ kết nối, vận hành
a) Các vấn đề về quản trị
- Đơn vị gửi công văn yêu cầu hỗ trợ đến đơn vị chủ quản Hệ thống EMC đối với những trường hợp sau:
+ Hỗ trợ đổi mật khẩu đã cấp.
+ Hỗ trợ cấp thêm tài khoản mới cho đơn vị.
+ Hỗ trợ hướng dẫn sử dụng các chức năng.
+ Các hỗ trợ khác.
b) Các vấn đề về số liệu
- Đơn vị gửi công văn yêu cầu xử lý đến đơn vị chủ quản Hệ thống EMC đối với những trường hợp sau:
+ Hỗ trợ kiểm tra, đối soát số liệu.
+ Hỗ trợ cập nhật số liệu còn thiếu, chưa chính xác.
+ Hướng dẫn kiểm tra kết nối kỹ thuật.
+ Các hỗ trợ khác.
c) Hình thức hỗ trợ
- Sau khi nhận công văn từ đơn vị cần hỗ trợ, cơ quan chủ quản Hệ thống EMC phân công Bộ phận chuyên môn tiến hành hỗ trợ.
- Việc hỗ trợ có thể thông qua điện thoại, email hoặc các công cụ hỗ trợ từ xa như zalo, skype, telegram, viber, ...
PHỤ LỤC IV
HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ, THEO DÕI, QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÔNG TIN
(Kèm theo Công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG ngày 04/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Yêu cầu chung
1.1. Phạm vi áp dụng
Yêu cầu này yêu cầu việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước (sau đây gọi chung là Cổng thông tin điện tử).
1.2. Giải thích từ ngữ
a) Dữ liệu đặc tả (Metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.
b) Chuẩn Dublin Core về dữ liệu đặc tả là một tập bao gồm 14 yếu tố dữ liệu đặc tả cơ bản được sử dụng để mô tả tài nguyên.
c) Yếu tố dữ liệu đặc tả là thuộc tính được sử dụng để mô tả một tài nguyên thông tin. Mỗi yếu tố dữ liệu đặc tả có thể có một hoặc nhiều yếu tố con. Mỗi yếu tố dữ liệu đặc tả được xác định bởi hai thuộc tính chính là tên và nội dung.
d) Yếu tố con của dữ liệu đặc tả là yếu tố được sử dụng kết hợp với yếu tố dữ liệu đặc tả để mô tả cụ thể hơn về tài nguyên thông tin.
đ) Nội dung của dữ liệu đặc tả là giá trị được gán cho từng yếu tố hoặc yếu tố con của dữ liệu đặc tả.
e) Cú pháp của dữ liệu đặc tả là quy tắc tạo ra các trường cấu trúc hoặc các yếu tố của dữ liệu đặc tả, được biểu diễn qua một số ngôn ngữ đánh dấu hoặc ngôn ngữ lập trình khác nhau.
f) Dữ liệu đặc tả miêu tả là dữ liệu đặc tả mô tả tài liệu để phát hiện và nhận dạng.
g) Kho lưu trữ dữ liệu đặc tả là cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu đặc tả để bảo đảm tính nhất quán, độ tin cậy và tính sẵn có của thông tin được truy cập.
2. Dữ liệu đặc tả
2.1. Các yếu tố dữ liệu đặc tả
Các yếu tố dữ liệu đặc tả được sử dụng theo chuẩn Dublin Core như sau:
a) Các yếu tố bắt buộc sử dụng bao gồm: tiêu đề, người tạo, thời gian, mô tả, cơ quan ban hành và yếu tố định danh.
b) Các yếu tố khuyến nghị sử dụng (nên được sử dụng): ngôn ngữ, nguồn, người cộng tác và chủ đề.
c) Các yếu tố tùy chọn (tùy chọn sử dụng để có thêm thông tin): phạm vi, dạng, định dạng, quan hệ và các quyền.
Các yếu tố dữ liệu đặc tả được giải thích cụ thể tại Mục 4 của phụ lục này.
2.2. Quy định đối với thuộc tính nội dung của yếu tố dữ liệu đặc tả
a) Không được để trống đối với những yếu tố dữ liệu đặc tả bắt buộc sử dụng theo quy định tại Phụ lục này.
b) Phải được thể hiện bằng tiếng Việt sử dụng bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001.
c) Phải bảo đảm cô đọng và có ý nghĩa, mô tả ngắn gọn nội dung thông tin cần mô tả.
d) Phải được phân biệt bởi dấu chấm phẩy (;) trong trường hợp thuộc tính nội dung có nhiều giá trị khác nhau.
3. Sử dụng, tạo lập, lưu trữ và cập nhật dữ liệu đặc tả
3.1. Thông tin bắt buộc sử dụng dữ liệu đặc tả
a) Trang chủ của Cổng thông tin điện tử.
b) Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính.
c) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên.
d) Thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.
đ) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách.
e) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.
g) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ của cơ quan và của đơn vị trực thuộc.
h) Báo cáo tài chính năm công khai; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học; thông tin về dịch.
i) Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1, điều 4, chương II, Nghị định 42/2022/NĐ-CP, khuyến khích cơ quan nhà nước tạo lập dữ liệu đặc tả cho các thông tin khác trên Cổng thông tin điện tử.
3.2. Tạo lập dữ liệu đặc tả
a) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm tạo lập dữ liệu đặc tả cho các mục thông tin trên Cổng thông tin điện tử quy định tại phụ lục này. Đối với dữ liệu đặc tả miêu tả, người tạo ra nguồn thông tin sẽ là người tạo lập dữ liệu đặc tả.
b) Việc tạo lập dữ liệu đặc tả được thực hiện theo một trong những phương pháp sau:
- Chèn trực tiếp dữ liệu đặc tả trong mã nguồn của mỗi trang thông tin (web page) theo cú pháp được mô tả tại Phụ lục này;
- Sử dụng các công cụ cho phép tạo lập dữ liệu đặc tả được tích hợp sẵn trong hệ thống Cổng thông tin điện tử;
- Sử dụng các công cụ độc lập hỗ trợ tạo lập dữ liệu đặc tả tự động cho từng trang thông tin. Trong trường hợp này, cơ quan chủ quản có trách nhiệm bảo đảm nội dung của dữ liệu đặc tả theo quy định tại mục 3.1 Phụ lục này.
3.3. Lưu trữ dữ liệu đặc tả
Cơ quan chủ quản lựa chọn một trong hai hình thức sau để lưu trữ dữ liệu đặc tả:
a) Lưu trữ trực tiếp trong mã nguồn của mỗi trang thông tin trong hệ thống Cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ quản.
b) Sử dụng kho lưu trữ dữ liệu đặc tả hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu đặc tả theo phương pháp tạo lập quy định tại phụ lục này.
3.4. Cập nhật dữ liệu đặc tả
a) Khi thay đổi nội dung thông tin đối với các mục thông tin có sử dụng dữ liệu đặc tả, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra để cập nhật dữ liệu đặc tả nếu cần thiết. Việc kiểm tra, cập nhật dữ liệu đặc tả phải được thực hiện ngay sau khi thay đổi nội dung thông tin.
b) Đối với các mục thông tin quy định bắt buộc sử dụng dữ liệu đặc tả đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử trước ngày Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực, đề nghị cơ quan chủ quản có kế hoạch sớm bổ sung, cập nhật dữ liệu đặc tả cho các mục thông tin này.
3.5. Bảo đảm việc kết nối đến hệ thống thu thập giám sát
Đảm bảo kết nối đến Hệ thống EMC, chi tiết dữ liệu được mô tả như bảng dưới đây.
3.5.1. Các yếu tố dữ liệu đặc tả theo chuẩn Dublin Core
TT | Yếu tố dữ liệu đặc tả | Quy định áp dụng | |
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
| |
1 | Tiêu đề | Title | Bắt buộc sử dụng |
2 | Người tạo | Creator | Bắt buộc sử dụng |
3 | Thời gian | Date | Bắt buộc sử dụng |
4 | Cơ quan ban hành | Publisher | Bắt buộc sử dụng |
5 | Mô tả | Description | Bắt buộc sử dụng |
6 | Định danh | Identifier | Bắt buộc sử dụng |
7 | Ngôn ngữ | Language | Khuyến nghị sử dụng |
8 | Nguồn | Source | Khuyến nghị sử dụng |
9 | Chủ đề | Subject | Khuyến nghị sử dụng |
10 | Phạm vi | Coverage | Tùy chọn sử dụng |
11 | Dạng | Type | Tùy chọn sử dụng |
12 | Định dạng | Format | Tùy chọn sử dụng |
13 | Quan hệ | Relation | Tùy chọn sử dụng |
14 | Các quyền | Rights | Tùy chọn sử dụng |
Mô tả từng yếu tố dữ liệu đặc tả:
a) Tiêu đề (Title)
Tên yếu tố | Title |
Định nghĩa | Thông tin về tên gọi của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Title” content=“Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về sử dụng dữ liệu đặc tả”> |
b) Người tạo (Creator)
Tên yếu tố | Creator |
Định nghĩa | Thông tin về cá nhân (một hoặc nhiều người) trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Creator” content=“Nguyễn Văn A”> |
c) Thời gian (Date)
Tên yếu tố | Date |
Định nghĩa | Thông tin về thời gian gắn với các sự kiện liên quan đến dữ liệu được mô tả. Khuyến nghị việc mã hóa giá trị ngày tháng theo tiêu chuẩn ISO 8601[W3CDTF] bao gồm ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây theo dạng YYYY-MM-DDTHH-MM-SS |
Ví dụ | <meta name=“DC.Date” scheme=“W3CDTF” content=“2011-08-16T09-15-35”> |
Các yếu tố con có thể sử dụng cùng yếu tố thời gian:
1. Date.Created | Tên | Created (Ngày tạo) |
Định nghĩa | Ngày tạo thông tin. | |
2. Date.Modified | Tên | Modified (Ngày sửa) |
Định nghĩa | Ngày sửa đổi thông tin. | |
3. Date.Valid | Tên | Valid (Ngày hiệu lực) |
Định nghĩa | Ngày thông tin có hiệu lực. | |
4. Date.Issued | Tên | Issued (Ngày ban hành) |
Định nghĩa | Ngày phát hành chính thức (công bố) thông tin. |
d) Cơ quan ban hành (Publisher)
Tên yếu tố | Publisher |
Định nghĩa | Thông tin về cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc ban hành, xuất bản, công bố nội dung của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Publisher” content=“Cục Chuyển đổi số quốc gia”> |
đ) Mô tả (Description)
Tên yếu tố | Description |
Định nghĩa | Thông tin tóm tắt về nội dung của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Description” content=“Xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về sử dụng dữ liệu đặc tả cho Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước”> |
e) Định danh (Identifier)
Tên yếu tố | Identifier |
Định nghĩa | Thông tin về tham chiếu duy nhất tới tài liệu được mô tả trong một bối cảnh cụ thể. Thông thường giá trị là URI (Uniform Resource Identifier) bao gồm URL (Uniform Resource Locator), DOI (Digital Object Identifier) và ISBN (International Standard Book Number). |
Ví dụ | <meta name=“DC.Identifier” |
f) Ngôn ngữ (Language)
Tên yếu tố | Language |
Định nghĩa | Thông tin về ngôn ngữ trình bày nội dung của dữ liệu được mô tả. Sử dụng 3 chữ cái để mô tả theo tiêu chuẩn ISO 639-2. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Language” content=“vie”> |
g) Nguồn (Source)
Tên yếu tố | Source |
Định nghĩa | Thông tin về xuất xứ, nguồn gốc, nơi truy cập, v.v… của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Source” content=“www.chinhphu.vn”> |
h) Người cộng tác (Contributor)
Tên yếu tố | Contributor |
Định nghĩa | Thông tin về cá nhân (một hoặc nhiều người) tham gia đóng góp vào quá trình tạo lập dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Contributor” content=“Nguyễn Văn B”> |
i) Chủ đề (Subject)
Tên yếu tố | Subject |
Định nghĩa | Thông tin tổng quát, ngắn gọn về nội dung của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Subject” content=“Tin tức - Sự kiện”> |
j) Phạm vi (Coverage)
Tên yếu tố | Coverage |
Định nghĩa | Thông tin về quy mô, phạm vi hoặc mức độ bao quát của dữ liệu được mô tả. Thông thường bao gồm vị trí không gian, khoảng thời gian. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Coverage” content=“Việt Nam”> |
k) Dạng (Type)
Tên yếu tố | Type |
Định nghĩa | Thông tin về bản chất, trạng thái nguyên thủy hoặc thể loại bao gồm các thuật ngữ miêu tả việc phân loại chung, chức năng của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Type” content=“Text”> |
l) Định dạng (Format)
Tên yếu tố | Format |
Định nghĩa | Thông tin về định dạng vật lý của dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Format” content=“text/html”> |
m) Quan hệ (Relation)
Tên yếu tố | Relation |
Định nghĩa | Thông tin về sự liên quan giữa dữ liệu được mô tả với các dữ liệu khác. Thông thường là nhận biết nguồn liên quan bằng xâu ký tự hoặc số phù hợp với hệ thống nhận biết chính thức. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Relation” content=“Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ”> |
n) Các quyền (Rights)
Tên yếu tố | Rights |
Định nghĩa | Thông tin về các quyền sở hữu, truy xuất, chỉnh sửa,… liên quan đến dữ liệu được mô tả. |
Ví dụ | <meta name=“DC.Rights” content=“Được truy cập nếu là thành viên”> |
3.5.2. Cú pháp dữ liệu đặc tả
a) Cú pháp diễn tả dữ liệu đặc tả trong ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language - HTML)
Dữ liệu đặc tả được đặt trong vùng giữa 02 thẻ <head> và </head> trong mã nguồn của trang thông tin theo cấu trúc:
<meta name=“Tên yếu tố” content=“Nội dung yếu tố dữ liệu đặc tả”>
hoặc <meta name=“Tên yếu tố.Yếu tố con” content=“Nội dung yếu tố dữ liệu đặc tả”>
Trong đó:
- “Tên yếu tố” là tên yếu tố dữ liệu đặc tả theo chuẩn Dublin Core và phải sử dụng tiền tố “DC." để khai báo. Chữ cái đầu tiên của tên yếu tố và yếu tố con phải được viết hoa. Ví dụ:
meta name = “DC.Title”
meta name = “DC.Creator”
Đối với các yếu tố con, sử dụng dấu chấm (.) sau yếu tố dữ liệu đặc tả. Ví dụ:
meta name = “DC.Date.Creator”
meta name = “DC.Date.Issued”
- “Nội dung yếu tố dữ liệu đặc tả” là giá trị được gán cho yếu tố dữ liệu đặc tả. Trường hợp có nhiều giá trị thì các giá trị được phân cách bằng dấu chấm phẩy (;).
b) Cú pháp dữ liệu đặc tả trong ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (eXtensible Markup Language - XML)
Dữ liệu đặc tả được đặt trong vùng giữa 02 thẻ <head> và </head> trong mã nguồn của trang thông tin theo cấu trúc:
<DC: Tên yếu tố> Nội dung yếu tố dữ liệu đặc tả </DC: Tên yếu tố>
Trong đó:
- Tên yếu tố là tên yếu tố dữ liệu đặc tả theo chuẩn Dublin Core. Chữ cái đầu tiên của yếu tố phải được viết hoa.
- Nội dung yếu tố dữ liệu đặc tả là giá trị được gán cho yếu tố dữ liệu đặc tả.