Open navigation

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

B TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2022/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị đnh số 08/2022/NĐ-CP), bao gồm:

1. Quy định chi tiết thi hành điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 8; khoản 7 Điều 10; điểm a khoản 1 Điều 19; khoản 2 Điều 24; khoản 3 Điều 27; khoản 2 Điều 32; khoản 11 Điều 34; khoản 5 Điều 40; khoản 9 Điều 49; khoản 4 Điều 62; khoản 8 Điều 67; khoản 6 Điều 72; khoản 2 Điều 76; khoản 5 Điều 78; khoản 5 Điều 79; khoản 4 Điều 80; khoản 4 Điều 81; khoản 5 Điều 83; khoản 4 Điều 84; khoản 6 Điều 86; điểm b khoản 1 Điều 115; điểm b khoản 2 Điều 115; khoản 5 Điều 118; khoản 5 Điều 119; khoản 5 Điều 120; khoản 7 Điều 126 và khoản 6 Điều 148 của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Quy định chi tiết thi hành điểm d khoản 2 Điều 15; điểm d khoản 2 Điều 16; khoản 5 Điều 17; khoản 3 Điều 18; khoản 7 Điều 19; khoản 2 Điều 21; điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều 21; điểm b khoản 3 Điều 26; điểm e khoản 3 Điều 28; điểm đ khoản 5 Điều 28; khoản 11 Điều 29; khoản 10 Điều 30điểm b khoản 7 Điều 31; khoản 12 Điều 31; khoản 9 Điều 36; điểm a khoản 3 Điều 37; khoản 5 Điều 40; khoản 10 Điều 45; điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 54; điểm đ khoản 2 Điều 58; điểm a, điểm c khoản 4 Điều 65; khoản 1, khoản 3 Điều 66; khoản 2, khoản 3 Điều 67; khoản 2 Điều 69; khoản 4 Điều 71; điểm c khoản 2 Điều 76; khoản 1 Điều 80; điểm a khoản 3 Điều 81; khoản 2 Điều 82; khoản 1 Điều 84; khoản 1 Điều 85; khoản 5 Điều 93; khoản 6 Điều 94; khoản 6, khoản 8 Điều 96; điểm d khoản 4, điểm a khoản 6 và điểm c khoản 7 Điều 97; điểm c khoản 5, điểm a khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều 98; khoản 4 Điều 104; khoản 6 Điều 105; khoản 1 Điều 107; điểm a khoản 2 Điều 111; khoản 4 Điều 125; khoản 7 Điều 127; khoản 1 Điều 145; khoản 6 Điều 147 và điểm đ khoản 5 Điều 163 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

3. Việc quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung, trình tự thực hiện, biểu mẫu, mẫu văn bản, mẫu quyết định, mẫu báo cáo có liên quan đến bảo vệ môi trường nước, bảo vệ môi trường đất, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường; quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; quản lý nước thải tại chỗ, chất thải đặc thù; đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường; phục hồi môi trường sau sự cố môi trường; chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam; trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thống kê, theo dõi, công bố nguồn lực chi bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

2. Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải.

3. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt là nơi chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt từ các loại phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thải, khu vực công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải rắn sinh hoạt sang phương tiện cơ giới có tải trọng lớn.

4. Chất thải rắn cồng kềnh là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây.

5. Khu xử lý chất thải tập trung là khu vực được quy hoạch để xử lý tập trung một hoặc nhiều loại chất thải bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải rắn khác, trừ hoạt động đồng xử lý chất thải và xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm. Khu xử lý chất thải tập trung là một hoặc nhiều cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp.

6. Khu vực đa dạng sinh học cao là khu vực tự nhiên có giá trị sinh học nổi bật hoặc quan trọng đối với tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế, cần được quản lý thích hợp để duy trì, phát triển bền vững và bảo tồn tại chỗ nhằm nâng cao các giá trị đã có, đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

7. Cảnh quan sinh thái quan trọng là khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện đối với địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

8. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng là khu vực tự nhiên đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

Chương II

BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN

Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Điều 4. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt

1. Việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Điều 82 Thông tư này.

2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT.

Điều 5. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.

2. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước dưới đất theo quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Điều 6. Nguyên tắc và tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất

1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại trên cơ sở tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu, khả năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.

2. Việc xác định mức độ ô nhiễm căn cứ vào tổng điểm đánh giá của các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo một trong ba mức độ sau:

a) Mức độ ô nhiễm khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt dưới 40 điểm;

b) Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt từ 40 điểm đến 75 điểm;

c) Mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt trên 75 điểm.

Điều 7. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất

1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trước ngày 25 tháng 12 hng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN

Điều 8. Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên

1. Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

1. Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (sau đây gọi tắt là quy chế, kế hoạch) được thực hiện như sau:

a) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

b) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.

Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

c) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;

d) Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.

2. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là 05 năm.

4. Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch kết quả thực hiện quy chế, kế hoạch trong báo cáo công tác quản lý di sản thiên nhiên; cập nhật kết quả thực hiện vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

Chương III

NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 10. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh

Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Phân tích, đánh giá về môi trường của địa phương bao gồm:

a) Phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;

b) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm: khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Khu xử lý chất thải tập trung;

d) Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí.

2. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong kỳ quy hoạch.

3. Xác định phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP) và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

4. Xác định phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm phương án xác lập khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 và điểm c khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

5. Xác định phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

6. Xác định phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Điều 11. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược

1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường và chi tiết tại Mẫu số 01a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường; kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch được lập thành báo cáo theo quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 12. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và biên bản họp tham vấn trong đánh giá tác động môi trường

1. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Biên bản họp tham vấn đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 04a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (tại Điều này được gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án, cơ sở theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.

3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có sự tham gia tại phiên họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;

b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở;

c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Thành viên hội đồng thẩm định tham gia phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có trách nhiệm viết phiếu thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên hp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.

5. Đại biểu tham gia phiên họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các phiên họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

6. Chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) hội đồng thẩm định và ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định.

7. Thành viên hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường và nội dung, công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được cung cấp tài liệu họp ít nhất 03 ngày trước phiên họp của hội đồng thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

8. Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định được quy định như sau:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 14. Công khai danh sách hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm công khai danh sách hội đồng thẩm định trên cổng thông tin điện tử của mình cùng với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước.

Điều 15. Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án (nếu có) theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Biên bản họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Thời hạn lấy ý kiến phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Văn bản lấy ý kiến, trả lời ý kiến theo quy định tại Mẫu 04b và 04c Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và hướng dẫn kỹ thuật cải tạo, phục hồi môi trường

1. Mẫu văn bản trong thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường gồm:

a) Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Biên bản phiên họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét, phiếu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 14, Mẫu số 15 và Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Văn bản thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Việc cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật sau:

a) Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

Điều 18. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường

1. Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan cấp phép trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư; chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra) có trách nhiệm kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở và đối chiếu với hồ sơ đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả kiểm tra.

3. Hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.

4. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định hoặc triển khai đoàn kiểm tra chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Hội đồng thẩm định phải có sự hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì) và thành viên thư ký;

b) Đoàn kiểm tra phải có sự tham gia trực tiếp tại cuộc kiểm tra của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền và thành viên thư ký;

c) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc đại diện được ủy quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định.

5. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.

6. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan cấp giấy phép môi trường quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

7. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng thẩm định, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ thẩm định, trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra, thành viên thư ký hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra phải là công chức của cơ quan cấp giấy phép môi trường.

8. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), trưởng đoàn kiểm tra (hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), tổ trưởng tổ kiểm tra (hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra được tổ trưởng tổ kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt) chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về nội dung thẩm định, kết quả kiểm tra; có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định, biên bản kiểm tra theo quy định.

9. Thành viên hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường và nội dung, công việc được người chủ trì phân công trong quá trình thẩm định, kiểm tra; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

10. Kết quả của hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 19. Mẫu văn bản thực hiện cấp giấy phép môi trường, thu hồi giấy phép môi trường, kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

1. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập hội đồng thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

2. Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập tổ thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

3. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng một trong các trường hợp sau:

a) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

b) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

4. Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Biên bản kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 32 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 33 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

13. Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 34 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

14. Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 35 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

15. Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 36 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 37 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi theo quy định tại Mẫu số 38 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

18. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 39 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

19. Giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

20. Giấy phép môi trường điều chỉnh quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

21. Quyết định thu hồi giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 42 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

22. Văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư quy định tại Mẫu số 43 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này

23. Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 44 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

24. Mẫu biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

25. Mẫu biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Quan trắc chất thải bổ sung đối với cơ sở đang hoạt động khi đề nghị cấp giấy phép môi trường

1. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy mẫu đơn (đối với nước thải) trong 05 ngày liên tiếp và lấy mẫu tổ hợp (đối với khí thải) trong 02 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).

2. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy 01 mẫu đơn (đối với nước thải) và lấy 01 mẫu tổ hợp (đối với khí thải) để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).

Điều 21. Quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở

1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải: Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp và tần suất được quy định như sau:

a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.

Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.

2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý chất thải trong kế hoạch quan trắc chất thải được quy định như sau:

a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:

Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định hoặc một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) và mẫu tổ hợp đầu ra); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.

3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

4. Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.

6. Việc quan trắc nước thải hoặc khí thải khi vận hành lại công trình xử lý nước thải, khí thải quy định tương ứng tại điểm c khoản 7 Điều 97 hoặc điểm c khoản 8 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều này;

b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường

1. Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:

a) Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).

2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án đầu tư, cơ sở thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 23. Tiếp nhận đăng ký môi trường

1. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi đến bằng hình thức nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Chương IV

QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 24. Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.

3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất (ký hiệu là TT-R) theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Đơn vị tính khối lượng chất thải

1. Khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là ki-lô-gam (viết tắt là kg).

2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là tấn.

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Điều 26. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt:

a) Điểm tập kết được bố trí bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Điểm tập kết phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng;

c) Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng phải bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng đó;

d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bố trí điểm tập kết theo quy định tại điểm b khoản này hoặc có thể lưu chứa trong thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt;

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.

2. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

a) Thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Trạm trung chuyển cố định đầu tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại I và đô thị loại đặc biệt phải sử dụng công nghệ tự động, hiện đại và phù hợp với điều kiện từng địa phương;

c) Khuyến khích sử dụng công nghệ trạm trung chuyển ngầm, bán ngầm hoặc ngầm hóa một số hạng mục công trình tại đô thị nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng đất nhưng phải có thiết kế bảo đảm mỹ quan đô thị và không gây ô nhiễm môi trường;

d) Bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương;

đ) Phải có khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn, chất thải rắn cồng kềnh và các trang thiết bị thu gom, vận chuyển; có khả năng lưu giữ chất thải nguy hại sau khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;

g) Trang bị các hệ thống, thiết bị cân; vệ sinh và phun xịt khử mùi phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; hệ thống camera giám sát; hệ thống, phần mềm để theo dõi, cập nhật khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển;

h) Ủy ban nhân dân các cấp xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.

Điều 27. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Phương tiện cơ giới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.

2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển; phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

3. Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải, rò rỉ nước ra môi trường trong quá trình hoạt động.

4. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ và không ngấm, rò rỉ nước rác, phát tán chất thải, mùi ra môi trường.

5. Việc áp dụng các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 28. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Về công nghệ:

a) Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử lý;

b) Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; mức độ tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyền công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;

c) Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Về môi trường và xã hội:

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Tiết kiệm diện tích sử dụng đất;

c) Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;

d) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.

3. Về kinh tế:

a) Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;

b) Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải;

c) Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý;

d) Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;

đ) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Điều 29. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

a) Giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77, khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 59 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2. Nguyên tắc định giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:

a) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương;

b) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.

3. Chủ đầu tư, cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 30. Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau:

a) Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;

c) Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:

a) Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm dễ dàng phân biệt với các loại bao bì thông thường khác. Mỗi loại bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;

b) Bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

c) Chất liệu bao bì đựng chất thải phải phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;

d) Bao bì đựng chất thải thực phẩm hoặc có lẫn chất thải thực phẩm phải đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi;

đ) Trường hợp địa phương quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại thành nhiều loại khác nhau theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, chất liệu sử dụng làm bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong. Trường hợp chỉ quy định phân loại thành chất thải rắn có khả năng tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác thì không phải tuân thủ quy định này;

e) Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra;

g) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường.

3. Việc thu giá dịch vụ qua bao bì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở chuyên biệt hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

b) Cơ sở phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt sử dụng hình thức phân phối bằng cách bán; phân phối cho các hộ gia đình, cá nhân với số lượng bao bì theo định mức hàng tháng nhất định hoặc các hình thức khác cho phù hợp.

Điều 31. Phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định theo công thức sau:

Gxlctr = ZTB + (Ztb * P)

Trong đó:

Gxlctr: là giá dịch vụ xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đơn vị: đồng;

ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;

- P là tỷ lệ lợi nhuận (%) của dự án hoặc lấy bằng bình quân lãi suất trung hạn của 03 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2. Giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt (Ztb) được xác định theo công thức sau:

ZTB =

CT - Zth

Q

Trong đó:

ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;

CT: là tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Đơn vị: đồng), bao gồm: các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí nêu trên được quy định cụ thể tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

- Zth: là doanh thu từ việc bán sản phẩm thu hồi sau quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;

Q: là tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đến cơ sở xử lý để xử lý. Đơn vị: tấn.

3. Chi phí vật tư trực tiếp (Cvt), bao gồm: chi phí của các vật tư sử dụng trực tiếp trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng, trong đó:

a) Khối lượng của từng loại vật tư được xác định trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hao phí vật tư cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố. Trường hợp chưa có định mức hao phí vật tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí vật tư hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí vật tư khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Giá vật tư là giá đến cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp với mặt bằng giá thị trường xác định theo công bố giá hoặc hóa đơn theo quy định pháp luật tại thời điểm lập phương án. Đối với sản phẩm được sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với sản phẩm được sản xuất ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư bao gồm thuế giá trị gia tăng.

4. Chi phí nhân công trực tiếp (CNC) bao gồm các khoản chi phí bằng tiền mà các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải trả cho người lao động trực tiếp (tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và các khoản chi khác theo quy định đối với công nhân trực tiếp xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó:

a) Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức hao phí nhân công trực tiếp cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng. Đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp chưa có định mức hao phí nhân công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí nhân công hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí nhân công khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hiện hành của pháp luật (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả).

5. Chi phí máy, thiết bị trực tiếp (Ccm), được xác định trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến giá máy, thiết bị, chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao máy, thiết bị theo quy định của pháp luật; phương pháp xác định giá ca máy, thiết bị theo quy định của pháp luật. Khi xác định chi phí máy, thiết bị trực tiếp phải xác định thời gian khấu hao của máy, thiết bị phù hợp với đặc điểm về điều kiện làm việc của máy, thiết bị.

6. Chi phí sản xuất chung (CSXC), bao gồm các khoản chi phí sản xuất gián tiếp (ngoài các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp) phát sinh tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm: bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị trực tiếp; khấu hao, sửa chữa tài sản cố định (trừ máy, thiết bị trực tiếp); chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ dùng cho phân xưởng; tiền lương, phụ cấp có tính chất lương; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của cán bộ, nhân viên phân xưởng (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả); chi phí kiểm định, quan trắc môi trường; chi phí thuê mặt bằng phục vụ sản xuất (nếu có); chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác được tính vào giá thành theo quy định của pháp luật, cụ thể:

a) Chi phí vật tư, chi phí nhân công trong chi phí sản xuất chung xác định như cách xác định chi phí vật tư, nhân công trực tiếp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong chi phí sản xuất chung xác định theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp (CQ), bao gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp và các khoản chi phí khác của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Điều 32. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động

1. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

c) Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

d) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.

3. Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt:

a) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh;

b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự quy định tại điểm a khoản này;

c) Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản này;

d) Nội dung chính của báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom khí thải và các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) theo quy định pháp luật; kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường; báo cáo việc phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong những năm tiếp theo; bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

đ) Chủ xử lý chất thải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp theo quy định.

4. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;

b) Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

5. Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên định bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.

6. Bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường.

7. Trước khi tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ dự án đầu tư tái sử dụng bãi chôn lấp có trách nhiệm sau:

a) Theo dõi biến động của môi trường tại các điểm quan trắc; đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan; kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas, khi nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được tái sử dụng;

b) Thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

c) Tiếp tục thực hiện việc xử lý nước rỉ rác, khí thải (nếu có) theo quy định trong thời gian chờ tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

8. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG

Điều 33. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;

c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;

b) Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;

c) Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;

d) Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.

4. Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;

c) Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).

Điều 34. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.

2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được lưu chứa trong thiết bị lưu giữ chất thải hoặc lưu chứa trực tiếp trên các phương tiện vận chuyển. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

3. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn công nghiệp thông thường, phát tán bụi, mùi trong quá trình vận chuyển.

4. Xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.

5. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đang hoạt động phải có dòng chữ “VẬN CHUYN CHẤT THẢI” ở hai bên thành của phương tiện với chiều cao ít nhất là 15 cm, kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

6. Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 35. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại

1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại thực hiện khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh (nếu có) trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc nội dung đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

2. Chất thải nguy hại phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ thời điểm khi đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại hoặc khi chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật.

3. Trường hợp chất thải nguy hại được tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở theo nội dung giấy phép môi trường đã được cấp, chủ nguồn thải chất thải nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải nguy hại.

4. Bao bì đựng chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

b) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi;

c) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.

5. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải nguy hại, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;

b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải lưu chứa trong quá trình sử dụng;

c) Có biển dấu hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều;

d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín và biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, phải có biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 cm. Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái che hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong;

đ) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại có dung tích từ 02 m3 trở lên và đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều này được đặt ngoài trời nhưng phải bảo đảm kín khít, không bị nước mưa lọt vào. Trường hợp lưu chứa loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa thì phải có biện pháp cách ly, bảo đảm loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại không tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu chứa.

6. Khu vực lưu chứa đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại:

a) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu sau: mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 02 mthì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong; có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;

b) Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) phải chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau;

c) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều. Đối với các cơ sở y tế thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.

7. Chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 36. Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại

1. Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;

b) Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;

c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;

d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.

2. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;

b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;

c) Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;

d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;

đ) Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.

3. Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;

b) Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng chất thải nguy hại cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy;

c) Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 05 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;

d) Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có cùng tính chất để cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp chất thải nguy hại.

4. Trường hợp khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại được xây dựng theo dạng nhà kho thì phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về nhà kho.

5. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng chất thải nguy hại phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố; có rãnh thu về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.

6. Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.

7. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:

a) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

b) Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò r, rơi vãi, đ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;

c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít;

d) Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới);

đ) Thiết bị thông tin liên lạc;

e) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa);

g) Trong từng ô hoặc phân khu của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu;

h) Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu EXIT hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi;

i) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, công an, cấp cứu về y tế, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương), có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát, theo dõi.

Điều 37. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại

1. Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư này.

2. Yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại như sau:

a) Xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải nguy hại;

b) Xe tải bồn (xe xitéc) và khoang chứa tàu thủy đối với chất thải nguy hại ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi;

c) Xe mô tô, xe gắn máy phải có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

3. Khu vực chứa chất thải nguy hại trên tàu thủy, xà lan, tàu hỏa phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có sàn, vách xung quanh bảo đảm kín khít, đặc biệt tại đường tiếp giáp giữa sàn và vách, sử dụng vật liệu chống thấm, không cháy, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; sàn có đủ độ bền để chịu được tải trọng chất thải nguy hại cao nhất theo tính toán;

b) Có mái hoặc phủ bạt che hoàn toàn nắng, mưa, trừ khu vực chứa chất thải nguy hại trong các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

4. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:

a) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và dụng cụ cần thiết để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;

c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;

d) Thiết bị thông tin liên lạc;

đ) Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; trường hợp vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo được lựa chọn cho phù hợp với thực tế;

e) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của địa phương trên địa bàn hoạt động), đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

Điều 38. Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng

1. Việc đăng ký xuất khẩu chất thải nguy hại được thực hiện bằng việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại. Đối với cùng một loại chất thải nguy hại, việc đăng ký xuất khẩu được thực hiện cho từng đợt xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều đợt xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải phải phối hợp với các bên liên quan lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại:

a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị xử lý chất thải nguy hại tại quốc gia nhập khẩu;

c) Bản sao hợp đồng ký với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp chủ nguồn thải ủy quyền cho nhà xuất khẩu đại diện đăng ký và thực hiện thủ tục vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại;

d) Bản sao hợp đồng ký với đơn vị đăng ký bảo hiểm cho lô hàng chất thải nguy hại vận chuyển xuyên biên giới;

đ) Thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh thực hiện theo mẫu quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) tại địa chỉ:

http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.

3. Trình tự đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại:

a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cnh (nếu có) theo quy định của Công ưBasel; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để có văn bản thông báo thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

4. Việc vận chuyển chất thải nguy hại trong nội địa đến cửa khẩu do tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thực hiện.

5. Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xuất khẩu chất thải nguy hại, tổ chức, cá nhân lập ít nhất 02 bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển chất thải nguy hại đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định tại địa chỉ:

http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.

6. Sau khi việc xử lý chất thải nguy hại hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu chất thải nguy hại lưu 01 bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 39. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại

1. Tiêu chí xác định công nghệ để đánh giá như sau:

a) Công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

b) Các công nghệ có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường: thiêu hủy; tái chế, thu hồi kim loại, oxit kim loại, muối kim loại bằng nhiệt hoặc hóa học; xử lý nước thải; xử lý, tái chế, thu hồi hóa chất.

2. Tiêu chí về công nghệ:

a) Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;

b) Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;

c) Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

d) Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

đ) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;

e) Mức độ tự động hóa trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

3. Về môi trường và xã hội:

a) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải nguy hại;

b) Tiết kiệm diện tích đất sử dụng của hệ thống công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

c) Mức độ tái sử dụng, thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải nguy hại;

d) Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải nguy hại và sản phẩm sau khi xử lý;

đ) Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;

e) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị thành thạo;

g) Bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm tái chế theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Về kinh tế:

a) Khả năng tiêu thụ sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của dự án;

b) Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải nguy hại;

c) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Điều 40. Một số trường hợp không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Các trường hợp sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, gồm:

1. Vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.

2. Vận chuyển mẫu vật là chất thải nguy hại để mang đi phân tích.

Mục 5. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHỖ, QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐẶC THÙ

Điều 41. Công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để đánh giá sự phù hợp trước khi lắp đặt công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ.

2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trước khi đưa nước thải vào công trình, thiết bị xử lý nước thải;

b) Quy mô công suất công trình, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng lưu lượng nước thải phát sinh tối đa;

c) Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;

d) Có các giải pháp thu gom, phân loại, xử lý hoặc chuyển giao bùn thải phát sinh từ công trình, thiết bị xử lý.

3. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, lưu lượng khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân, công trình, thiết bị xử lý khí thải phải có chụp hút, thiết bị bảo đảm thu gom, xử lý khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống thải.

Điều 42. Vận chuyển, xử lý chất thải y tế

1. Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

2. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.

3. Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:

a) Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;

b) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;

c) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;

d) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái); kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế;

b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);

c) Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bao gồm các nội dung chính sau:

a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;

b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;

c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;

d) Các vấn đề liên quan khác.

Điều 43. Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp

1. Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải.

Điều 44. Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển

1. Phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:

a) Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và phân loại thành 03 nhóm, bao gồm: nhóm chất thải thực phẩm, nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại;

b) Nhóm chất thải thực phẩm được thải xuống biển sau khi nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm;

c) Chất thải thông thường là gỗ, giấy, bìa được đốt bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tro sau khi đốt được thải xuống biển;

d) Nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại phải thu gom và vận chuyển vào bờ.

2. Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:

a) Chất thải nguy hại phải phân loại theo tính chất nguy hại;

b) Các loại chất thải nguy hại có cùng tính chất nguy hại, cùng biện pháp xử lý và không phản ứng với nhau được lưu giữ chung trong cùng một thiết bị, dụng cụ kín;

c) Thiết bị, dụng cụ chứa chất thải nguy hại phải có nhãn rõ ràng để nhận biết loại chất thải được thu gom.

3. Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển:

a) Mùn khoan và dung dịch khoan nền nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được thải xuống vùng biển cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh và khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 03 hải lý;

b) Mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chỉ được thải xuống biển khi hàm lượng dung dịch nền không nước bám dính trong mùn khoan thải không vượt giá trị cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển và vị trí thải cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh, khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 12 hải lý; dung dịch khoan nền không nước sau khi sử dụng đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phải vận chuyển về bờ để tái sử dụng cho các chiến dịch khoan khác hoặc chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để xử lý;

c) Việc sử dụng dung dịch khoan nền không nước được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

4. Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.

5. Nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu được quản lý như sau:

a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;

b) Thu gom, xử lý theo quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (sau đây gọi tắt là Công ước Marpol) (hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l) trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 hải lý trở lên.

6. Nước thải sinh hoạt được quản lý như sau:

a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;

b) Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;

c) Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.

Mục 6. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

Điều 45. Đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

1. Quyết định thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 08 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành).

Điều 46. Tổ chức đánh giá năng lực thực tế của tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký chỉ định tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điều 18d Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP.

2. Đánh giá, kiểm tra năng lực thực tế tại tổ chức:

a) Nội dung đánh giá, kiểm tra:

Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm các nội dung sau: hồ sơ pháp lý của tổ chức đăng ký; số lượng, năng lực giám định viên; máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu; các quy trình nội bộ được ban hành phục vụ quá trình giám định phế liệu nhập khẩu; sự tuân thủ quy định pháp luật, các quy trình nội bộ của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu và các quy định tại Điều 18a, 18b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành;

b) Kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là căn cứ để Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định chỉ định tổ chức tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Mục 7. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT Ô NHIỄM KHÓ PHÂN HỦY VÀ NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, THIẾT BỊ CÓ CHỨA CHẤT Ô NHIỄM KHÓ PHÂN HỦY

Điều 47. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp

1. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 48. Dán nhãn, công bố thông tin, đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

1. Nội dung kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;

b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, dán nhãn, công bố thông tin và các tài liệu kèm theo;

c) Lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng.

2. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá và biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Mẫu số 12 và Mẫu số 13 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải gửi thông báo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Mẫu số 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

Mục 1. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Điều 49. Thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức:

a) Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan cấp giấy chứng nhận xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

b) Cơ quan cấp giấy chứng nhận gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.

2. Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thành lập theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận trên cơ sở căn cứ kết quả đánh giá, xem xét hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.

3. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:

a) Nội dung đánh giá, kiểm tra: hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;

b) Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.

4. Việc tổ chức họp hội đồng thẩm định được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan cấp giấy chứng nhận nhận được đầy đủ hồ sơ đã khắc phục, bổ sung, hoàn thiện của tổ chức theo yêu cầu trong biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức.

5. Căn cứ kết quả thẩm định, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. Trường hợp không đủ điều kiện chứng nhận, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 93 hoặc điểm c khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan được giao thẩm định

1. Cơ quan được giao thẩm định thực hiện việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

2. Xem xét, đánh giá, xử lý hồ sơ và các tài liệu liên quan do tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gửi đến.

3. Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét hồ sơ và lập báo cáo đánh giá hồ sơ.

4. Thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

5. Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội đồng thẩm định thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và tiến hành phiên họp chính thức.

7. Tiếp nhận biên bản kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định và tiến hành các thủ tục cần thiết để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

8. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

9. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền các thông tin về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

10. Lập, đăng tải và liên tục cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được giao thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quá trình thẩm định, cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Điều 51. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

1. Các hoạt động của hội đồng thẩm định được tiến hành khi tổ chức đã nộp phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng phải là công chức của cơ quan được giao thẩm định.

3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên trong hội đồng và giữa hội đồng thẩm định với đại diện có thẩm quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

4. Đánh giá, kiểm tra thực tế: các thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 49 Thông tư này; lập phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và lập biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Họp hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;

b) Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: có sự tham gia tại phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên trở lên, trong đó phải có chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt; có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

c) Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức nhưng không tham gia viết phiếu đánh giá, thẩm định;

d) Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

đ) Ủy viên hội đồng có trách nhiệm viết bản nhận xét và phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Ngoài trách nhiệm theo quy định tại điểm d và đ khoản này, ủy viên thư ký còn có trách nhiệm lập biên bản họp hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không tham dự phiên họp của hội đồng, ủy viên thư ký báo cáo chủ tịch hội đồng để cử một ủy viên hội đồng làm thư ký của phiên họp.

6. Chi phí cho hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường tự động, liên tục trước khi công bố thông tin cho cộng đồng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường quy định tại khoản 4 Điều 96 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng đến cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 96 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

2. Báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 53. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí

1. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển:

a) Tổ chức dầu khí chỉ sử dụng dung dịch khoan nền nước trong hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển không phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò trước và sau khi kết thúc khoan;

b) Đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý, khu vực nhạy cảm môi trường hoặc sử dụng dung dịch khoan nền không nước lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò 01 lần trước khi thực hiện chương trình khoan thăm dò và 01 lần trong thời gian 01 năm kể từ khi kết thúc hoạt động khoan thăm dò.

2. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khoan phát triển mỏ dầu khí trên biển:

a) Quan trắc môi trường công trình hoặc cụm công trình: thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưng từ hoạt động khoan 01 lần trước khi tiến hành các hoạt động khoan phát triển mỏ; quan trắc môi trường lần 01 trong thời gian 01 năm kể từ thời điểm thu được dòng dầu hoặc khí thương mại đầu tiên từ mỏ. Thực hiện chương trình quan trắc định kỳ 03 năm/lần tính từ thời điểm thực hiện chương trình quan trắc đầu tiên sau khoan phát triển mỏ;

b) Quan trắc môi trường đường ống chính dẫn dầu hoặc dẫn khí: thực hiện quan trắc môi trường 01 lần trước khi lắp đặt; không phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, trừ trường hợp xảy ra rò rỉ, cháy, nổ;

c) Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 54. Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở; thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Văn bản thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2. HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG

Điều 55. Yêu cầu chung của hệ thống thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường

1. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh hiện hành.

2. Thực hiện đầy đủ các quy định tại các điều từ Điều 103 đến Điều 107 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

3. Đáp ứng mục tiêu cơ bản về quản lý thu nhận, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin, dữ liệu môi trường; công bố dữ liệu mở lĩnh vực môi trường; hỗ trợ công tác quản lý điều hành trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực môi trường; có thể mở rộng theo yêu cầu quản lý của địa phương hoặc yêu cầu quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ; khuyến khích sử dụng, phát triển hệ thống thông tin môi trường trên các nền tảng số dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu môi trường, bao gồm cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh và cơ sở dữ liệu môi trường chuyên ngành. Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP).

5. Bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động vận hành, kết nối; khả năng quản lý tài khoản và xác thực tập trung.

Điều 56. Chức năng cơ bản của hệ thống thông tin môi trường

1. Các nhóm chức năng cơ bản của hệ thống thông tin môi trường, bao gồm:

a) Quản lý, công bố danh mục thông tin môi trường; cung cấp thông tin môi trường và thông tin mô tả về thông tin môi trường;

b) Quản lý danh mục dữ liệu mở lĩnh vực môi trường, công bố dữ liệu mở lĩnh vực môi trường;

c) Quản lý danh mục điện tử dùng chung bảo đảm đồng bộ với hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam; các hệ thống danh mục điện tử dùng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương; đồng thời quản lý các danh mục điện tử trong nội bộ hệ thống;

d) Quản lý hệ thống báo cáo công tác bảo vệ môi trường các cấp và báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Quản trị người sử dụng: thiết lập và quản trị nhóm người sử dụng và người sử dụng, phân quyền theo quy trình và chức năng hệ thống;

e) Liên thông, tích hợp giữa hệ thống thông tin môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh với hệ thống thông tin môi trường quốc gia theo quy định về kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu các cấp.

2. Ngoài các chức năng cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm chức năng khi xây dựng hệ thống thông tin môi trường để đáp ứng yêu cầu sử dụng, tính đặc thù của ngành, lĩnh vực và điều kiện của địa phương.

Điều 57. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin môi trường

1. Việc bảo đảm an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin môi trường được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan.

2. Yêu cầu kỹ thuật về kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh trên hệ thống thông tin môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 58 Thông tư này.

3. Yêu cầu về kỹ thuật đối với hệ thống thông tin môi trường được thực hiện theo quy định về tiêu chí tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục V Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Điều 58. Yêu cầu về kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cấp tỉnh

1. Bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

2. Phù hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia; các tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống văn bản và điều hành quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và Điều hành.

3. Kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng thông qua dịch vụ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp; bảo đảm sự chia sẻ và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

4. Dữ liệu chia sẻ bao gồm dữ liệu chia sẻ mặc định và dữ liệu chia sẻ theo yêu cầu đặc thù. Dữ liệu chia sẻ mặc định được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Thông tư này. Dữ liệu chia sẻ theo yêu cầu đặc thù được thực hiện theo yêu cầu riêng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.

Điều 59. Bảo đảm sự toàn vẹn và tính pháp lý của thông tin, dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường các cấp

1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời cập nhật thông tin, dữ liệu được cung cấp cho cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

2. Việc kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia được thực hiện thông qua tài khoản kết nối với hình thức định danh và xác thực phù hợp theo quy định của pháp luật.

3. Việc tạo mới, sửa đổi và xóa bỏ thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ lịch sử với khả năng truy vết gói tin đã được xác thực bằng chữ ký số trên dữ liệu chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu môi trường.

4. Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Trong trường hợp không bảo đảm tính toàn vẹn thì phải cập nhật lại thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu gốc trước khi thực hiện lại quá trình kết nối, chia sẻ.

5. Việc sử dụng dữ liệu mở do cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu môi trường cung cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

6. Thông tin, dữ liệu môi trường là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng thông tin dữ liệu môi trường phải tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định tại Điều 101 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Điều 60. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường

1. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu quản lý, cơ quan chủ quản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh quyết định việc mở rộng thông tin cần quản lý đối với cơ sở dữ liệu môi trường của mình.

3. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ quyết định cấu trúc thông tin của cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ.

4. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia có trách nhiệm xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường.

Điều 61. Dữ liệu danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường

1. Dữ liệu danh mục dùng chung là dữ liệu về các danh mục, bảng mã phân loại được sử dụng chung trong các cơ sở dữ liệu môi trường bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất. Dữ liệu danh mục dùng chung bao gồm:

a) Dữ liệu danh mục dùng chung của hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam;

b) Dữ liệu danh mục dùng chung của ngành tài nguyên và môi trường và dữ liệu danh mục dùng chung của lĩnh vực môi trường.

2. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia quản lý thống nhất và định kỳ cập nhật dữ liệu danh mục dùng chung theo yêu cầu thực tế.

3. Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Dữ liệu danh mục dùng chung được chia sẻ với hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.

Điều 62. Dữ liệu chia sẻ mặc định của cơ sở dữ liệu môi trường

1. Dữ liệu chia sẻ mặc định trong cơ sở dữ liệu môi trường là các dữ liệu chứa các thông tin cơ bản được chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo phương thức chia sẻ mặc định. Dữ liệu chia sẻ mặc định bao gồm dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh, dữ liệu danh mục dùng chung, dữ liệu đặc tả và các dữ liệu chia sẻ khác.

2. Dữ liệu chủ về môi trường là những dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất để định danh và xác định các đối tượng quản lý cốt lõi trong cơ sở dữ liệu môi trường.

3. Dữ liệu đặc tả (metadata) là dữ liệu mô tả đặc điểm, phạm vi và nguồn gốc của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường. Dữ liệu đặc tả thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các hướng dẫn kỹ thuật hiện hành có liên quan về dữ liệu đặc tả.

4. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia quy định cấu trúc mã định danh của các dữ liệu chủ, sử dụng thống nhất giữa tất cả các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm tính duy nhất cho mỗi đối tượng dữ liệu chủ.

5. Dữ liệu chia sẻ mặc định của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp bao gồm dữ liệu danh mục dùng chung được quy định tại Điều 61 Thông tư này, dữ liệu chủ và dữ liệu chia sẻ mặc định khác theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 63. Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo trình tự như sau:

a) Xây dựng dự thảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trên cơ sở đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về dự thảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước;

c) Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo báo cáo trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo quy định.

Điều 64. Đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường

1. Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ môi trường được giao, bộ, cơ quan ngang bộ tự đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mình, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02 hàng năm để tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

2. Việc đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Căn cứ yêu cầu bảo vệ môi trường và nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường theo bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, số liệu và kết quả tự đánh giá;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường mời một tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức điều tra xã hội học để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả điều tra được sử dụng để đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thành phần của hội đồng có đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, đại diện cơ quan, tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học có liên quan;

đ) Trên cơ sở kết quả đánh giá của hội đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phê duyệt, công bố kết quả đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 65. Hình thức, phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 2 Điều này;

b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

a) Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia;

b) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Gửi, nhận trực tiếp;

d) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

đ) Gửi, nhận qua Fax;

e) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

g) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 66. Nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

c) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.

3. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm b, c, và d khoản 4 Điều này;

b) Báo cáo bng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4 Điều này.

4. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;

b) Gửi, nhận trực tiếp;

c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

d) Gửi, nhận qua Fax;

đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

5. Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);

b) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường;

c) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường.

6. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm gửi báo cáo theo quy tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và thực hiện việc lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo tại cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.

7. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm theo các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục 4. BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Điều 67. Phương pháp lập báo cáo hiện trạng môi trường

1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương được lập theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR). Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).

2. Báo cáo hiện trạng môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ được lồng ghép vào báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Thông tư này.

Điều 68. Trách nhiệm và kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường

1. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường:

a) Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường của địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Kinh phí lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường theo quy định hiện hành.

Điều 69. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường

1. Đề xuất, phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường:

a) Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường, Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo;

b) Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo cáo.

2. Nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường:

a) Thông tin môi trường từ các báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường của địa phương đã được phê duyệt;

b) Thông tin từ các niên giám thống kê quốc gia, ngành và địa phương;

c) Kết quả các chương trình quan trắc môi trường;

d) Thông tin từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, ban, ngành liên quan;

đ) Thông tin từ các nguồn khác: kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu;

e) Thông tin từ các chương trình điều tra, khảo sát bổ sung về những vấn đề môi trường chuyên đề nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.

3. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo:

a) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức tham vấn: họp chuyên gia; hội thảo, lấy ý kiến các bên, các cơ quan, tổ chức có liên quan; xin ý kiến bằng văn bản;

b) Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm a khoản này được thực hiện như sau: dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan; dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các sở, ban ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương.

Điều 70. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Cấu trúc, nội dung của báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương theo quy định tại Mẫu số 07 và Mẫu số 08 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 71. Trình, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường

1. Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương.

Chương VI

MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

Điều 72. Lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường

1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp cơ sở ngay sau khi kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố. Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 03 ngày để kiểm tra, giám sát.

2. Việc lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường

1. Kế hoạch phục hồi môi trường phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Nội dung đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường bao gồm:

a) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) của khu vc xảy ra sự cố;

b) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất của khu vực xảy ra sự cố;

c) Diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển (nếu có) của khu vực xảy ra sự cố.

3. Hoạt động khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường được thực hiện như sau:

a) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) được thực hiện thông qua chương trình quan trắc chất lượng môi trường theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;

b) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất được thực hiện thông qua hoạt động điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Việc khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

4. Giải pháp phục hồi môi trường phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Giải pháp phục hồi chất lượng môi trường đối với nguồn nước mặt, nước ngầm phải phù hợp với tính chất, mức độ, phạm vi ô nhiễm của nguồn nước;

b) Giải pháp phục hồi ô nhiễm môi trường đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Giải pháp phục hồi diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển phải phù hợp với quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

5. Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm theo dõi được diễn biến chất lượng môi trường theo từng giai đoạn phục hồi môi trường và được thực hiện như sau:

a) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;

b) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Việc quan trắc, đánh giá diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 74. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường có trách nhiệm lập báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường gửi cơ quan phê duyệt kế hoạch sau khi đã hoàn thành toàn bộ các nội dung, yêu cầu của kế hoạch. Báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường là cơ sở để cơ quan phê duyệt kế hoạch xem xét, tổ chức nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường.

2. Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 75. Biểu mẫu văn bản về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên

1. Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác qua quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác của bên sử dụng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Dự toán chi quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Văn bản thông báo của cơ quan nhận ủy thác cho bên cung ứng về số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 76. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

1. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đánh giá tác động của toàn bộ vòng đời sản phẩm, dịch vụ từ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và tái chế sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại. Nội dung tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam là căn cứ để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, được công bố đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Điều 77. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

1. Việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo trình tự sau: thành lập hội đồng đánh giá; tiến hành khảo sát thực tế; họp hội đồng đánh giá; trong trường hợp cần thiết, tổ chức đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.

2. Hội đồng đánh giá có ti thiểu 07 thành viên, trong đó: chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, ủy viên thư ký là công chức của cơ quan được giao đánh giá; các ủy viên là đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường hoặc sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận.

3. Hội đồng được tổ chức họp để đánh giá hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi có sự tham gia của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên.

4. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, quyết định thành lập hội đồng, bản nhận xét của thành viên hội đồng và biên bản họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 78. Mẫu biểu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

1. Đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường của năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm (N-1) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Bản kê khai này dành cho nhà sản xuất và được nộp kèm theo Mẫu số 01, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu của năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm (N-1) theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lực IX ban hành kèm theo Thông tư này. Bản kê khai này dành cho nhà nhập khẩu và được nộp kèm theo Mẫu số 01, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Bản kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm trước của năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm (N-1) theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Bản kê khai này được nộp kèm theo Mẫu số 01 và Mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Bản kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì của năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm (N-1) theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Bản kê khai này được nộp kèm theo Mẫu số 01 và Mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 79. Nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải

1. Thông tin nơi tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2. Thông tin nơi tiếp nhận bản kê khai đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, số 85 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

3. Thông tin tài khoản tiếp nhận và nội dung chuyển tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế:

Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

Số tài khoản: 202266999;

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);

Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.

4. Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải:

Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

Số tài khoản: 202266888;

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);

Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.

Điều 80. Mẫu quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

Quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 81. Thống kê, theo dõi và công bố nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường

1. Việc thống kê, theo dõi nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BTNMT ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

2. Việc công bố nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường thực hiện cùng kỳ công bố các chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 82. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:

“1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho và các thông số quy định tại khoản 2 Điều này.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông

1. Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông:

Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông phụ thuộc vào chất ô nhiễm cần quan tâm, lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm đi qua đoạn sông, mục đích sử dụng nguồn nước. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức tổng quát liên hệ giữa các nguồn thải điểm, nguồn thải diện, nguồn thải tự nhiên, lưu lượng chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông và tải trọng chất ô nhiễm tại 2 mặt cắt của đoạn sông tại ngày bất kỳ trong năm như sau:

Dp Ldiff LB - NP = Ly - Ly0

Trong đó:

a) Dp: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày);

b) Ldiff: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày);

c) LB: tải lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày);

d) NP: tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày);

đ) Ly, Ly0: tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của đoạn sông (kg/ngày).

2. Xây dựng các kịch bản tính toán:

a) Kịch bản cơ sở: lưu lượng của sông theo dòng chảy tối thiểu (được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này), tải lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt ở thượng lưu đoạn sông là tải lượng của thông số chất lượng nước hiện  trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, tải lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt ở hạ lưu đoạn sông là tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Các kịch bản ứng với toàn bộ dải lưu lượng của đoạn sông;

c) Các kịch bản theo yêu cầu chất lượng nước trong tương lai.

Trong trường hợp chất lượng nước sông và các điều kiện khác tương ứng với kịch bản cơ sở, khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được tính toán như sau theo các phương pháp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 dưới đây.

3. Phương pháp đánh giá trực tiếp:

Công thức đánh giá: Ltn = (LtdLnnx Fs

Trong đó:

a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;

b) L: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;

c) Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;

d) Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định.

4. Phương pháp đánh giá gián tiếp:

Công thức đánh giá: Ltn = (L - Lnn - Ltt) x Fs + NP

Trong đó:

a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;

b) L, Fs: được xác định theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này;

c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;

d) Ltt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;

đ) NPtđ: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày. Giá trị NPtđ phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này.

5. Đánh giá bằng phương pháp mô hình:

Căn cứ đặc điểm về dòng chảy của đoạn sông, dòng sông hoặc của cả hệ thống sông, thông tin số liệu về dòng chảy, chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chỉnh, kiểm định trước khi thực hiện việc đánh giá.

6. Kết quả đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải

1. Nguồn thải vào đoạn sông gồm 03 nguồn chính: nguồn thải điểm, nguồn thải diện và nguồn thải tự nhiên. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ 03 nguồn này được ký hiệu tương ứng là Lt, Ld và Ln.

Công thức xác định tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: Ltt = Lt + Ld + Ln.

2. Công thức xác định tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải điểm:

LtCt x Qt x 86,4

Trong đó:

a) Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/L;

b) Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này, đơn vị tính là m3/s;

c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.

3. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước thải với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu. Trường hợp nguồn nước thải đã được quan trắc theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu quan trắc này để đánh giá.

4. Lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc lưu lượng của nguồn nước thải theo quy định của pháp luật hoặc lưu lượng lớn nhất được ghi trong giấy phép xả nước thi vào nguồn nước hoặc giấy phép môi trường, hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Trường hợp có nhiều nguồn nước thải xả vào đoạn sông thì việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm được thực hiện đối với từng nguồn nước thải.

6. Các giá trị Ld và Ln được xác định trên cơ sở xem xét gộp dựa vào phương trình cân bằng vật chất tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này và tương ứng với lưu lượng nước sông ứng với kịch bản cơ sở như quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

7. Trường hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà đã xác định được nguồn nước thải, lưu lượng, thông số ô nhiễm dự kiến xả vào đoạn sông đánh giá thì xem xét, xác định thêm tải lượng của từng thông số ô nhiễm. Giá trị của từng thông số ô nhiễm để đánh giá được xác định trên cơ sở giá trị giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về nước thải.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:

“2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

“2. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ được thực hiện theo thời kỳ của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hoặc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá lại khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử dụng nước, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước;

b) Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước mới mà làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông, hồ;

c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Điều 83. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các mã chất thải nguy hại số 01 04 07, 02 05 01, 03 01 08, 03 02 08, 03 03 08, 03 04 08, 03 05 08, 03 06 08, 03 07 08, 04 02 04, 10 02 03, 12 06 06, 12 06 07, 12 06 08, 12 07 05 tại Danh mục mã chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại được thay thế bằng mã chất thải nguy hại số 12 06 05 quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại có các mã chất thải nguy hại quy định tại khoản 1 Điều này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được sử dụng các mã chất thải nguy hại này và được phép chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép xử lý mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho đến khi được cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường.

3. Cơ sở đã được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại (giấy phép môi trường thành phần) có các mã chất thải nguy hại quy định tại khoản 1 Điều này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thu gom, xử lý các mã chất thải nguy hại này và mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho đến khi giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.

4. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho các mã chất thải quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 84. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các thông tư sau hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận;

b) Thông tư số 22/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển;

c) Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

d) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

đ) Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

e) Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

g) Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

h) Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

i) Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

k) Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, mục 2.2.1 của QCVN 36:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển ban hành kèm theo Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hết hiệu lực thi hành.

Điều 85. Trách nhiệm thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Tòa án nhân dân tối cao;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
 - 
Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
Lưu: VT, PC, TCMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Võ Tuấn Nhân



PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

PHỤ LỤC I. CÁC MẪU BIỂU VỀ BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN

Mẫu số 01

Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất

Mẫu số 02

Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất

Mẫu số 03

Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết khu vực môi trường đất ô nhiễm

Mẫu số 04

Danh mục khu vực bị ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm

Mẫu số 05

Cấu trúc và nội dung phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất

Mẫu số 06

Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường

Mẫu số 07

Báo cáo xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường

Mẫu số 08

Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên

Mẫu số 09

Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Mẫu số 10

Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

PHỤ LỤC II. CÁC MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

Mẫu số 01

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch

01a. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược

01b. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch

Mẫu số 02

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 03

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 04

4. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

4a. Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp

4b. Văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi

4c. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 05

Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án

Mẫu số 06

Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 07

Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 08

Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 09

Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 10

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Mẫu số 11

Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Mẫu số 12

Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Mẫu số 13

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Mẫu số 14

Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Mẫu số 15

Biên bản nhận xét phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Mẫu số 16

Phiếu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Mẫu số 17

Thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Mẫu số 18

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án, cơ sở

Mẫu số 19

Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường

Mẫu số 20

Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Mẫu số 21

Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Mẫu số 22

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 23

Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 24

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở

Mẫu số 25

Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp/cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Mẫu số 26

Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 27

Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Mẫu số 28

Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 29

Biên bản kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở

Mẫu số 30

Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 31

Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 32

Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi của dự án đầu tư, cơ sở

Mẫu số 33

Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 34

Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư

Mẫu số 35

Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Mẫu số 36

Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở

Mẫu số 37

Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường

Mẫu số 38

Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi

Mẫu số 39

Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường

Mẫu số 40

Giấy phép môi trường

Mẫu số 41

Giấy phép môi trường điều chỉnh

Mẫu số 42

Quyết định thu hồi giấy phép môi trường

Mẫu số 43

Văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

Mẫu số 44

Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật bảo vệ môi trường

Mẫu số 45

Biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức

Mẫu số 46

Biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đvới dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Mẫu số 47

Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở

PHỤ LỤC III: MẪU BIỂU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THI VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC

Mẫu số 01

Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu số 02

Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Mẫu số 03

Biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu số 04

Chứng từ chất thải nguy hại

Mẫu số 05

Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại

Mẫu số 06

Văn bản chấp thuận vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại

Mẫu số 07

Quyết định thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Mẫu số 08

Bản nhận xét, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Mẫu số 09

Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Mẫu số 10

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)

Mẫu số 11

Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)

Mẫu số 12

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Mẫu số 13

Biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Mẫu số 14

Văn bản thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Mẫu số 15

Thông báo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm

PHỤ LỤC IV. MẪU BIỂU VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Mẫu số 01

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 02

Phiếu đánh giá, kiểm tra của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 03

Biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 04

Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 05

Phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 06

Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Mẫu số 07

Báo cáo việc đáp ứng các quy định về năng lực, thiết bị quan trắc, bảo đảm chất lượng số liệu quan trắc

Mẫu số 08

Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí ngoài khơi

Mẫu số 09

Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở

Mẫu số 10

Văn bản thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

PHỤ LỤC V. MẪU BIỂU VỀ THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG

Mẫu số 01

Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tnh

Mẫu số 02

Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp

Mẫu số 03

Dữ liệu chủ và dữ liệu chia sẻ mặc định khác của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp

PHỤ LỤC VI. MẪU BIỂU VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mẫu số 01

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Mẫu số 02

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Mẫu số 03

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Mẫu số 04

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ

Mẫu số 05

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mẫu số 05.A: áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường

Mẫu số 05.B: áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường

Mẫu số 06

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp

Mẫu số 07

Cấu trúc, nội dung báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương

Mẫu số 08

Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương

PHỤ LỤC VII. MẪU BIỂU VỀ CHI TRẢ DỊCH V H SINH THÁI TỰ NHIÊN

Mẫu số 01

Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp

Mẫu số 02

Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

Mẫu số 03

Kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

Mẫu số 04

Bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

Mẫu số 05

Tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

Mẫu số 06

Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

Mẫu số 07

Dự toán chi quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác

Mẫu số 08

Thông báo tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác

PHỤ LỤC VIII. MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ NHÂN SINH THÁI VIỆT NAM

Mẫu số 01

Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

Mẫu số 02

Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

Mẫu số 03

Quyết định thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

Mẫu số 04

Bản nhận xét của ủy viên hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

Mẫu số 05

Biên bản họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

PHỤ LỤC IX. MẪU BIỂU THC HIỆN TRÁCH NHIỆM TÁI CH SẢN PHẨM, BAO BÌ VÀ XỬ LÝ SẢN PHẨM, BAO BÌ CỦA NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU

Mẫu số 01

Đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm, bao bì

Mẫu số 02

Báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì

Mẫu số 03

Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế

Mẫu số 04

Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải

Mẫu số 05

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế

Mẫu số 06

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải

Mẫu số 07

Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường năm N-1

Mẫu số 08

Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1

Mẫu số 09

Kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm N-1

Mẫu số 10

Kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1

PHỤ LỤC X. MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

[FILE ĐÍNH KÈM TRONG VĂN BẢN]

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.