Open navigation

Công văn 13340/BTC-CST ngày 20/12/2022 Quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13340/BTC-CST

V/v quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô  nhập khẩu

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022 

 

Kính gửi:

- Bộ Công Thương;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Tài chính nhận được Thông báo số 376/TB-VPCP ngày 13/12/2022 của Văn phòng Chính phủ (VPCP) thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp ngày 07/12/2022 về một số nội dung của dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (dự thảo Nghị định).

Tại tiết b điểm 1 Thông báo số 376/TB-VPCP nêu: b) về quy định liên quan đến mức độ rời rạc đối với bộ linh kiện ô  nhập khẩu (nêu tại các Điều 8, Điều 11điểm b.5, khoản 2.2 Chương 98 dự thảo Nghị định và điểm 3.8 mục V Tờ trình số 273/TTr-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2022):

- Các Bộ, cơ quan đều thống nhất cần xử lý khoảng trống pháp lý liên quan đến mức độ rời rạc dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật (do quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về mức độ rời rạc hết hiệu lực từ 01 tháng 10 năm 2022 theo Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN ngày 10 tháng 8 năm 2022), để đảm bảo các chính sách của nhà nước được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn.

- Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các cơ quan dự họp và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp (trong đó có nội dung về mức độ rời rạc tại điểm b mục 3.3 văn bản thẩm định), chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp để khẩn trương thống nhất phương án hoàn thiện quy định liên quan đến mức độ rời rạc, không để ảnh hưởng tới tiến độ ban hành Nghị định, bảo đảm khả thi, hiệu quả, xử lý được vấn đề đang vướng mắc và đúng quy định của pháp luật theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại công văn số 7620/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 11 năm 2022trường hợp cần thiết, thiết kế nội dung xin ý kiến Thành viên Chính phủ.

Về việc này, Bộ Tài chính xin trao đổi với Quý Bộ như sau:

Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tham gia sản xuất, lắp ráp ô tô, đảm bảo ngành ô tô phát triển theo đúng định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước, tại các Nghị định của Chính phủ đã quy định trách nhiệm của các Bộ ngành như sau:

- Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP Chính phủ quy định: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về mức độ rời rạc, đảm bảo phù hợp với thực tế”.

- Tại điểm đ khoản 1 Điều 29 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô quy định: “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô”.

Ngoài ra, tại điểm 2 công văn số 3110/VPCP-CN ngày 20/5/2022 của VPCP, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có ý kiến chỉ đạo: Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô, trong đó xem xét quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đã đầu tư lâu dài tại Việt Nam”.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ Công Thương chưa trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản về phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô và Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) chưa có văn bản sửa đổibổ sung quy định về mức độ rời rạc tại các Nghị định nêu trên.

Trong quá trình thực hiện Nghị định về Biểu thuế xuất khẩuBiểu thuế nhập khẩu ưu đãi, cơ quan hải quan đã căn cứ vào quy định về mức độ rời rạc quy định tại Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ KHCN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô để thực hiện các chính sách thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện ô tô. Tuy nhiên ngày 10/8/2022, Bộ KHCN ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KHCN ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô, văn bản này đã đồng thời bãi bỏ các quy định liên quan đến mức độ rời rạc đối với bộ linh kiện ô tô nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách về phát triển ngành công nghiệp ô tô của Chính phủ. Theo đó, hiện nay cơ quan hải quan không có căn cứ về điều kiện để xác định chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện ô tô quy định tại Nghị định của Chính phủ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại tiết b điểm 1 Thông báo số 376/TB-VPCP nêu trên, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công văn số 3110/VPCP-CN và trên cơ sở ý kiến các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 07/12/2022, Bộ Tài chính đề xuất quy định tại dự thảo Nghị định phương án xử lý nội dung này như sau:

a) Trình Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô để thực hiện chính sách thuế nhập khẩu đối với Chương trình ưu đãi thuế tại Điều 8 Nghị định này và hàng hóa nhập khẩu là bộ linh kiện CKD và không đồng bộ của ô tô để sản xuất lắp ráp ô tô tại điểm b.5 khoản 2.2 Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Nội dung giao nhiệm vụ Bộ Công Thương tại dự thảo Nghị định căn cứ trên các cơ sở sau:

- Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, chính sách phát triển các ngành công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp ô tô.

- Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu, trong đó có Nghị định số 116/2017/NĐ-CP đã giao Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ này.

- Trong quá trình tham gia với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, trong đó, có Bộ Công Thương đã thống nhất giao Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ này và cũng là ý kiến thống nhất của các đơn vị tại cuộc họp ngày 07/12/2022. Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công văn số 3110/VPCP-KTTH, Bộ Công Thương sẽ chủ động xây dựng phương án phù hợp để làm căn cứ cho việc thực hiện các chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

b) Trong thời gian Bộ Công Thương chưa trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công văn số 3110/VPCP-CN, Bộ Tài chính đề xuất phương án xử lý như sau:

Từ ngày 01/10/2022, quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện ô tô đã không còn hiệu lực áp dụng, trong khi điều kiện về mức độ rời rạc vẫn là điều kiện bắt buộc để được áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với sản xuất, lắp ráp ô tô. Tại cuộc họp ngày 07/12/2022, các ý kiến phát biểu đều cho rằng việc có quy định chuyển tiếp để không gây ra khoảng trống chính sách là cần thiết, đảm bảo các các chính sách của Nhà nước được thực hiện liên tục, xử lý các vướng mắc phát sinh do việc bãi bỏ quy định về mức độ rời rạc trong thời gian qua và Thông báo số 376/TB-VPCP cũng nêu rõ sự cần thiết đối với việc xử lý khoảng trống pháp lý liên quan đến mức độ rời rạc dưới hình thức văn bản quy phm pháp luật để đảm bảo các chính sách của nhà nước được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn. Theo đó, để xử lý đối với giai đoạn từ ngày 01/10/2022 đến ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ tiếp tục giao Bộ KHCN phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP để làm căn cứ xác định chính sách ưu đãi thuế nhập khu đối với bộ linh kiện ô tô đang được quy định tại các Nghị định của Chính phủ.

Đối với giai đoạn từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành đến ngày văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính đề xuất 2 Phương án như sau:

Phương án 1: Trình Chính phủ quy định tại dự thảo Nghị định theo hướng trong thời gian văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền chưa được ban hành và  hiệu lực thi hành thì không tiếp tục áp dụng quy định về mức độ rời rạc do quy định này đã bị bãi bỏ. Đây là nội dung Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ tại Tờ trình số 273/TTr-BTC. Theo đó, Phương án 1 được thể hiện tại dự thảo Nghị định như sau:

(i) Tại điểm a.3 khoản 3 Điều 8 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung như sau:

“a.3) Điều kiện do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này và áp dụng kể từ ngày văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành có hiệu lực thi hành”.

(ii) Tại điểm b.5 khoản 2 Chương 98 dự thảo Nghị định được sửa đổi, bổ sung như sau:

b.5.1) Điều kiện áp dụng:

Bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ phải được nhập khẩu trực tiếp bởi các doanh nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuấtlắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô để sản xuất hoặc bởi tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩuủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh và bộ linh kiện này phải đáp ứng điều kiện do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác; Trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Điều kiện do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm ban hành có hiệu lực thi hành”.

(iii) Điểm a, b khoản 3 Điều 11 dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương như sau:

“3. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

b) Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định để thực hiện chính sách thuế nhập khẩu đối với Chương trình ưu đãi thuế tại Điều 8 Nghị định này và hàng hóa nhập khẩu là bộ linh kiện CKD và không đồng bộ của ô tô để sản xuất lắp ráp ô tô tại điểm b.5 khoản 2.2 Chương 98 Phụ lục lI ban hành kèm theo Nghị định này.

Phương án 2: Trình Chính phủ quy định tại dự thảo Nghị định theo hướng tiếp tục áp dụng điều kiện do Bộ KHCN ban hành đối với bộ linh kiện ô tô nhập khẩu đang là căn cứ xác định chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện ô tô quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Theo đó, Phương án 2 được thể hiện tại dự thảo Nghị định như sau:

(i) Tại điểm a.3 khoản 3 Điều 8 dự thảo Nghị định sửa đổibổ sung như sau: 

a.3) Điều kiện do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 1Nghị định này.

Trong thời gian văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành chưa có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP (sửa đổibổ sung tại điểm b khoản 3.1 Điều 7a).

(ii) Điểm a, b khoản 3 Điều 11 dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương như sau:

3. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô  theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

bChủ trì trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 29 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, trong đó có xem xét quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu để làm căn cứ thực hiện chính sách thuế nhập khẩu đối với Chương trình ưu đãi thuế tại Điều 8 Nghị định này và hàng hóa nhập khẩu là bộ linh kiện CKD và không đồng bộ của ô tô để sản xuất lắp ráp ô tô tại điểm b.5 khoản 2.2 Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

(iii) Tại điểm b.5 khoản 2.2 Chương 98 dự thảo Nghị định được sửa đổi, bổ sung như sau:

b.5.1) Điều kiện áp dụng:

Bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ phải được nhập khẩu trực tiếp bởi các doanh nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô để sản xuất hoặc bởi tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuấtlắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩuủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh và bộ linh kiện này phải đáp ứng điều kiện do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác; Trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Trong thời gian văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này chưa có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại tiết b.5.1 và b.5.2 điểm 3.2 khoản 3 Mục I Chương 98 ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.

(iv) Tại khoản 2 Điều 12 dự thảo Nghị định về hiệu lực thi hành quy định như sau:

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021, Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2022, trừ các quy định tại điểm b khoản 3.1 Điều 7a được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2; khoản 3 Điều 3; tiết b.5.1 và b.5.2 điểm 3.2 khoản 3 Mục I Chương 98 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực đến thời điểm văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành theo nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.

Để thực hiện 2 Phương án nêu trên và để xử lý khoảng trống pháp lý, đảm bảo tính liên tục của chính sách do việc Bộ KHCN ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN, Bộ Tài chính thấy rằng cần thiết phải trình Chính phủ giao Bộ KHCN phối hợp cùng Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan ban hành văn bản theo thẩm quyền để duy trì điều kiện làm căn cứ xác định chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện ô tô. Tuy nhiên, điểm khác biệt là đối với Phương án 1 thì văn bản do Bộ KHCN sẽ được áp dụng cho giai đoạn từ ngày 01/10/2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Phương án 2 thì văn bản do Bộ KHCN ban hành sẽ được áp dụng từ ngày 01/10/2022 đến ngày văn bản do Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản thay thế quy định mức độ rời rạc có hiệu lực thi hành.

Để đảm bảo tiến độ trình Chính phủ trước ngày 22/12/2022 theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 376/TB-VPCP, Bộ Tài chính đề nghị quý Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản nhà nước được phân công và ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 376/TB-VPCP nêu trên, có ý kiến tham gia và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 22/12/2022.

Trường hợp quá thời hạn này mà Bộ Tài chính không nhận được trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến, đề xuất nêu trên của Bộ Tài chính (căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2022/NĐ-CP).

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Bộ./.


Nơi nhận:
Như trên:
 - Bộ trưởng (
để b/c);
- VPCP;
 - 
TCHQ, Vụ PC (để phối hợp);
 - Lưu: 
VT, Vụ CST (4b). 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Cao Anh Tuấn

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.