Open navigation

Công văn 151/TCHQ-PC ngày 11/01/2023 Trả lời vướng mắc kiến nghị vượt thẩm quyền tại Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp của Cục Hải quan tỉnh thành

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/TCHQ-PC

V/v trả lời vướng mckiến nghị vượt thẩm quyền tại Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp ca Cục Hi quan tnh, thành phố năm 2022

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Quảng Ngãi, Quảng Ninh,
Hà Nam Ninh, Quảng Bình, Đk Lk.

Tổng cục Hi quan nhận được báo cáo vướng mc, kiến nghị vượt thm quyn tại Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2022 của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Về việc này. Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Tổng cục Hải quan giải đáp một số vướng mc, kiến nghị vượt thẩm quyền của các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tại các Hội nghị đối thoại theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Website TCHQ;
 - Lưu: V
T, PC (02b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




 Mai Xuân Thành



PHỤ LỤC

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VƯỢT THẨM QUYỀN TẠI HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Công văn số 151/TCHQ-PC ngày 11/01/2023 của Tổng cục Hải quan)

STT

Đơn vị

Ý kiến vướng mắc

Ý kiến trả lời

1

Cục HQ tỉnh Quảng Ngãi

(Công văn số 766/HQQNg-NV ngày 21/6/2022)

 

1. Theo khoản 58, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định Trưng hợp hàng hóa mua bán gia doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì NKHQ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại”.

Hiện nay, công ty chúng tôi sử dụng hóa đơn điện tử khi thực hiện mua bán hàng hóa với doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

Theo nội dung Công văn số 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa XK, thời điểm phát hành Hóa đơn điện tử là sau khi hoàn thành thủ tục hải quan XK.

Vậy, hồ sơ hải quan của tờ khai XK, NK tại chỗ của doanh nghiệp chế xuất có bắt buộc phải nộp hóa đơn điện tử và khai báo số hóa đơn điện tử vào ô Số hóa đơn trên tờ khai không?

1. Căn cứ khoản 2, Điều 8 và điểm c, khoản 3, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa vào nội địa thì lập hóa đơn bán hàng. Hồ sơ hải quan hàng hóa XK, NK tại chỗ được quy định tại khoản 3, Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Liên quan đến việc sử dụng hóa đơn trong hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn tại Công văn số 8042/BTC-TCHQ ngày 12/8/2022. Theo đó, khi làm thủ tục XK tại chỗ, NKHQ phải nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan; Khi làm thủ tục NK tại chỗ, NKHQ thực hiện thủ tục hải quan và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bn chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan. Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên và thực tế hoạt động để thực hiện.

2. Theo quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 quy định Quy tc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có hiệu lực từ ngày 04/4/2022, nhưng đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định về Biu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP.

2. Ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027, quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 - 2027 và điều kiện được hưng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

2

Cục Htỉnh Quảng Ninh

(Công văn s 1717/HQQN-GSQL ngày 25/5/2022)

1. Về thuế suất thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022. Theo đó, chính sách này đã góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư, qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, công ty còn gặp nhiều vướng mc trong việc xác định thuế GTGT của hàng hóa, đặc biệt là nhng hàng hóa NK là máy móc, thiết bị do Mã số HS hàng hóa quy định tại Nghị định chưa đầy đủ, rõ ràng như tại Biểu thuế XNK.

Vì vậy, công tđề nghị Cục HQ tnh Quảng Ninh kiến nghị TCHQ, đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng Biểu thuế GTGT chi tiết, cụ thể đến từng phân nhóm hàng hóa như tại Biểu thuế XNK nhằm giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc xác định mức thuế GTGT phải nộp.

1. Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để thi hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã ban hành các công văn số 642/TCHQ-TXNK ngày 25/2/2022, số 2837/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2022, s 3699/TCHQ-TXNK ngày 7/9/2022. Theo đó:

- Công văn số 642/TCHQ-TXNK ngày 25/2/2022 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện kê khai thuế suất thuế GTGT, xác định tên và áp dụng mã HS của hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế GTGT tại cột 8 “tên sản phẩm”, cột 9 “nội dung”, cột 10 “mã số HS” Phụ lục I, phần A Phụ lục III hoặc tại cột 3 “hàng hóa”, cột 4 “mã HS” phần B Phụ lục III hoặc hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

- Công văn số 2837/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2022 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc giảm thuế GTGT đối với hóa chất và sản phẩm hóa chất theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh “Hóa chất cơ bn” và đang áp dụng mức thuế suất là 10% thì được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP; sản phẩm hóa chất không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

- Công văn số 3699/TCHQ-TXNK ngày 7/9/2022 của Tng cục Hải quan hướng dẫn việc thực hiện thuế GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng nhập khẩu theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Theo đó: để xác định một sản phm có phải là thiết bị điện tử gia dụng theo pháp luật về công nghệ thông tin trước hết cần phải xem xét, đánh giá các thiết bị này có phải là thiết bị điện t hay không.

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

2. Hiện nay việc theo dõi tờ khai XNK tại chỗ đối ứng của các doanh nghiệp đang thực hiện thủ công nên có nguy cơ bị sót và quá thời hạn tờ khai XNK tại chỗ đối ứng nếu doanh nghiệp đối tác quên không thông báo cho doanh nghiệp khi làm thủ tục XK hoặc không làm thủ tục NK đối ứng với tờ khai XK của doanh nghiệp. Vn đề này liên quan đến đơn vị cung cấp phn mm cho doanh nghiệp và phần mềm bên cơ quan HQ.

Chúng tôi hi vọng khi triển khai nâng cấp phần mềm mới, Cục HQ tnh Quảng Ninh kiến nghị TCHQ xem xét và có ý kiến đóng góp để bên xây dựng phần mềm xây dựng các ứng dụng giúp thuận tiện hơn cho công tác quản lý tại các doanh nghiệp.

2. Hiện nay, tờ khai XNK tại chỗ chưa có chỉ tiêu khai báo trên tờ khai hải quan mà đang được hướng dẫn ghi tại ô Ghi chú. Để có thể thực hiện theo dõi tờ khai XNK tại chỗ đối ứng của các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ đưa nội dung này vào yêu cầu bài toán của Đề án tái thiết kế h thng công nghệ thông tin của ngành Hải quan.

3

Cục HQ Hà Nam Ninh

(Công văn số 989/HQHNN-NV ngày 18/4/2022)

1. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI), loại hình XK là E52 (GC) và E62 (SXXK). Chúng tôi có vướng mc đối với trường hợp hàng hóa XK của 2 loại hình E52 và E62 bị trả lại không sửa cha được:

- Sau khi chuyển đổi thành nguyên liệu thô chúng tôi muốn sử dụng nguyên liệu thô này để làm nguyên liệu cho HĐGC và SXXK khác. Vậy chúng tôi có phải chịu bất cứ loại thuế nào khi sử dụng nguyên liệu này không (tất cả các sản phẩm đều được XK ra nước ngoài).

- Tất cả các sản phẩm của chúng tôi XK ra nước ngoài (nhng sản phẩm này được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sau tái chế như trường hợp trên) chúng tôi có được hoàn bt cứ khoản thuế nào khi đã nộp trước đó không (VD: thuế NK khi tái chế).

Cục HQ Hà Nam Ninh báo cáo TCHQ (Cục GSQL và Cục Thuế XNK) có hướng dẫn về thủ tục, mã loại hình và chính sách thuế đối với trường hợp nêu trên.

1. Đối với các vướng mắc của doanh nghiệp 

- Về thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu được quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp không tái chế được thì phải khai thay đi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Căn cứ Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, trường hợp tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu của loại hình xuất gia công, SXXK để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy thì sử dụng mã loại hình A31, trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu thì sử dụng mã A21.

Trường hợp nguyên liệu chuyển đi từ hàng hóa tái nhập tiếp tục được sử dụng để gia công, SXXK thì phải thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, SXXK, được quy định từ Điều 54 - Điều 66, từ Điều 70 - Điều 73 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định: Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sn phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phi xây dựng định mức để sn xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên và thực tế hoạt động tại doanh nghiệp để thực hiện.

- Về chính sách thuế:

Căn cứ khoản 5, Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sa đi, bổ sung tại khoản 12, Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc khai thay đổi mục đích sử dụng quy định: “Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyn tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.

Căn cứ Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “1. Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khu và đã xuất khẩu sản phm ra nước ngoài, hoặc xut khu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khu đã nộp.

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp XK theo loại hình E62 (xuất sản xuất xuất khẩu) hàng hóa sau khi xuất khẩu bị trả lại để sửa cha, tái chế nhưng không sửa cha, tái chế và được chuyển đi thành nguyên liệu cho các hợp đồng sản xuất xuất khẩu khác thì phải khai tờ khai hải quan mới và nộp thuế theo nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu theo quy định tại khoản 5, Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sa đi, bổ sung tại khoản 12, Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp nguyên liệu này tiếp tục được sử dụng để sản xuất sản phẩm sản xuất ra nước ngoài thì không thuộc các trường hợp được được hoàn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Thuế GTGT doanh nghiệp được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Đối với loại hình xuất gia công E52 nếu đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập để sửa chữa, tái chế thì được miễn thuế nhập khẩu khi tái nhập. Sau khi tái nhập nếu thay đổi mục đích sử dụng thì phải kê khai nộp thuế theo khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp sau khi kê khai nộp thuế nhưng doanh nghiệp lại tiếp tục sử dụng để thực hiện cho hợp đng gia công khác thì sau khi xuất khẩu sản phẩm không thuộc các trường hợp được được hoàn nhập khẩu quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Thuế GTGT nếu doanh nghiệp đã nộp khi kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

 

 

2. Tại khoản 4, Điều 44 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm phế thải của HĐ gia công chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên Môi trường.

Trên thực tế, việc phế liệu, phế phẩm và phế thải phát sinh hàng ngày trong quá trình thực hiện HĐ gia công do vậy doanh nghiệp sẽ gặp rt nhiều khó khăn trong việc thực hiện theo quy định này vì nếu làm như vậy thì sẽ phải xin giấy phép của Sở Tài nguyên Môi trường hàng ngày để tiêu hủy, trong khi đó công ty đã ký hợp đồng tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải với những doanh nghiệp có chức năng tiêu hủy chất thải công nghiệp được nhà nước cho phép. Do đó, công ty đề xuất sửa đổi bổ sung quy định này theo hướng phân loại phế liệu, phế phẩm, phế thải thành hai loại:

- Nhng loại chất thi không nguy hại nghiêm trọng đến môi trường thì chỉ yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu hủy với các đơn vị có chức năng xử lý chất thải công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

- Những loại chất thải đặc biệt nguy hại đến môi trường thì cần xin giấy phép của Sở Tài nguyên Môi trường khi tiêu hủy.

2. Liên quan đến khó khăn khi xin giấy phép tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải của Hợp đồng gia công được quy định tại khoản 4, Điều 44 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công văn số 14827/BTC-TCHQ ngày 06/12/2019 để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tại Công văn số 565/VPCP-KTTH ngày 21/01/2020 của Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu đề nghị của Bộ Tài chính để sửa đổi một số nội dung quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL; đảm bảo đồng bộ quy định pháp luật và phù hợp với thực tin.

Do vậy, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, hướng dẫn xử lý.

4

Cục HQ tỉnh Qung Bình

(Công văn số 1083/HQQB-NV ngày 18/10/2022)

1. Theo Thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam ký kết ngày 24/8/1999, giờ làm việc tại CK Cha Lo thực hiện từ 07 giờ 00 đến 19 gi 30 hàng ngày. Trong khi đó, đa phn hàng hóa là hàng tươi, sống doanh nghiệp vận chuyn từ Lào về đến cửa khu Na Phàu (Lào) hoặc cửa khẩu Cha Lo (Việt Nam) đã hơn 19 giờ 30, vậy nên phải chờ đợi đến ngày hôm sau để làm thủ tục, dẫn đến phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, giảm chất lượng hàng hóa. Do vậy, các doanh nghiệp kiến nghị Cục HQ tỉnh Quảng Bình đề xuất Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình kiến nghị Chính phủ thay đổi giờ làm việc tại Thỏa thuận gia Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam từ 07 giờ 00 đến 22 giờ 00 hàng ngày.

1. Thời gian mở cửa các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Lào từ 7h00 đến 19h30 như hiện nay được quy định tại Thỏa thuận gia Chính phủ Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước, ký ngày 23/8/1999. Do đó, để thay đổi giờ mở cửa tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Lào thì cần sửa đổi/ bổ sung Thỏa thuận nói trên trên cơ sở thống nht giữa Chính phủ hai nước.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp và sẽ có ý kiếđề xuất với Bộ Tài chính để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền.

2. Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 10% từ ngày 01/01/2023 đối với mặt hàng clinker, việc tăng thuế xuất khẩu sẽ đẩy giá hàng hóa tăng cao, khó cạnh tranh với các thị trường khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đề nghị Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh Qung Bình kiến nghị cấp có thẩm quyền lùi thời gian áp dụng đối với mặt hàng này, nhm tháo gỡ khó khăn trước mt cho doanh nghiệp, nht là khi đang phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

2. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 38,4 triệu tn xi măng và clanhke, trong đó xuất khẩu clanhke đạt 23,9 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 62%), xuất khẩu xi măng đạt 14,5 triệu tn (chiếm tỷ trọng 38%). Lượng clanhke xuất khẩu năm 2020 chiếm khoảng 27,3% tổng lượng clanhke trong nước sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu xi măng và clanhke tiếp tục tăng cao với khối lượng xuất khẩu đạt 20,85 triệu tấn, kim ngạch đạt 897 triệu USD, tăng 26,5% về lượng và 31,2% về kim ngạch so cùng kỳ 2020. Khối lượng clanhke xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm là 12,68 triệu tấn, chiếm 27,7% tổng lượng clanhke được sản xuất trong nước.

Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã quy định clanhke (nhóm 25.23, mã số 2523.10.10 và 2523.10.90) thuộc STT 211, có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong Biểu Khung thuế xuất khẩu nên không chịu thuế xuất khẩu khi xuất khẩu.

Ngày 18/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1266/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, trong đó có đề ra mục tiêu: “Hạn chế xuất khu nhng sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Đng thời, tại Phụ lục của Quyết định này cũng đã đề ra các mục tiêu cụ th: Giai đoạn 2021-2030: Hạn chế xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu clanhke và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế; Giai đoạn 2031-2050: Hạn chế xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu clanhke và xi măng không vượt quá 20% tổng công suất thiết kế. Hiện nay, xuất khẩu xi măng và clanhke đã gần đạt đến ngưỡng khống chế này.

Theo đó, để thực hiện chiến lược phát triển vật liệu xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ nêu trên, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tăng thuế xuất khẩu clanhke từ 5% lên 10% kể từ ngày 01/01/2023.

5

Cục Htỉnh Đk Lắk

(Công văn số 1139/HQĐL-NV ngày 19/10/2022

Công văn số 1316/HQĐL-NV ngày 24/11/2022)

1. Về thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển trên địa bàn TP HCM theo Thông báo số 43/TB-UBND của UBND TP HCM.

Theo đó, đối với hàng hóa XNK nếu doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục HQ các địa phương khác thì mức thu phí là 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1.000.000 đồng/cont đối với container 40ft; 30.000 đồng/tấn đối với hàng lng, hàng rời nhưng nếu doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục HQ TP HCM thì chịu mức phí bằng 50% mức thu phí nêu trên.

Việc thu phí tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch. Bên cạnh đó, mức thu chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP HCM và tại các tỉnh lân cận là tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài TP HCM.

Cục HQ tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản báo cáo UBND các tỉnh Đắk Lk, Đắk Nông và Lâm Đồng nội dung nêu trên. Cục HQ tỉnh Đk Lắk báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, chỉ đạo.

1. Theo Điều 4, Điều 22 Phụ lục số 01 Danh mục phí, lệ phí của Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Điều 6 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì thẩm quyền quy định mức thu, min, giảm, nộp và sử dụng “phí sử dụng công trình kết cu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” là Hội đồng nhân dân cấp tnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, việc tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không thuộc chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Tổng cục Hải quan.

Do đó, đề nghị đơn vị liên hệ với Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh để được xem xét, hướng dẫn xử lý.

2. Về NK nhà kính để thực hiện dự án ng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT đã loại mặt hàng nhà kính trồng rau, trồng hoa ra khỏi Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được. Như vậy, mặt hàng nhà kính trng rau, trồng hoa được xem là vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được hay là máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp để thực hiện thủ tục miễn thuế NK theo quy định.

Trên thực tế, mặt hàng nhà kính bao gồm các vật tư, thiết bị được NK từ một hoặc nhiều nhà cung cấp để lắp ráp thành hệ thống nhà kính trồng hoa đồng bộ, có kết cấu đặc biệt, được trang bị các hệ thống điều khiển tự động nhm thực hiện các tính năng điều chnh thông số môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ m ...) phù hợp cho sản xuất. Doanh nghiệp đề xuất đưa mặt hàng là nhà kính trồng rau, trồng hoa vào danh mục trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn thực hiện.

Trong thời gian tới, đề nghị TCHQ báo cáo Bộ Tài chính tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định Biu thuế XK, Biu thuế NK ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ theo hướng mặt hàng Nhà lp ghép (nhà kính) đ trng cây có gn thiết bị cơ khí, nhiệt (nhà kính công nghệ cao) thuộc nhóm 9406 đề nghị được quy định chi tiết riêng tại Chương 98 với mức thuế suất thuế NK là 0%.

2. Về việc xác định mặt hàng nhà kính công nghệ là vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được, tại Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quy định mặt hàng Nhà lắp ghép với ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật: Bao gồm nhà kính trồng hoa, trng rau thông thường thuộc Danh mục vt tư xây dựng trong nước đã sản xuất được. Ngoài ra, ngày 8/7/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 4396/BKHĐT-KTCN trả lời Cục Hải quan tỉnh Đắk Lk trong đó nêu rõ trước thời điểm tháng 9/2016 chưa có doanh nghiệp nào đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sản xuất được nhà kính công nghệ cao có gắn các thiết bị cảm biến/điều chỉnh nhiệt độ, độ m, gió, tự động bón phân... và theo thông tin từ doanh nghiệp sản xuất trong nước, từ thời điểm tháng 9/2016, đã có doanh nghiệp sản xuất được nhà kính nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, tại Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không quy định mặt hàng này thuộc Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được.

Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục vướng mắc trong việc xác định mặt hàng là nhà kính trồng rau, trồng hoa thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được trả lời.

Liên quan đến xây dựng chính sách thuế ưu đãi nhập khẩu đối với mặt hàng nhà lp ghép (nhà kính) đ trng cây có gắn thiết bị cơ khí, nhiệt (nhà kính công nghệ cao), Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, xây dựng. Tổng cục Hải quan chuyển kiến nghị của doanh nghiệp đến Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính xem xét.

3. Về kim tra thực tế hàng hóa XK, NK tại cửa khẩu xuất, nhập theo đề nghị của Chcục HQ nơi đăng ký tờ khai đối với các hàng hóa thuộc trường hợp đăng ký tờ khai tại Chi cục khác Chi cục cửa khẩu xuất, nhập theo quy định tại Thông tư số 121/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư số 121/2021/TT-BTC thì: “Hàng hóa XK, NK thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có đề nghị bng văn bản hoặc gửi đề nghị qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan thì Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa”. Tuy nhiên, một số Chi cục HQ cửa khẩu xuất, nhập tại TP HCM không thực hiện kiểm hóa hộ cho doanh nghiệp theo đề nghị của Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai với lí do Thông tư này chỉ áp dụng trong thời gian dịch bệnh.

Do đó, đề nghị TCHQ xem xét, chỉ đạo để thống nht thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 1 Thông tư số 121/2021/TT-BTC.

3. Ngày 26/10/2022, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 4487/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc kim tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 121/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính.

4. Về khai bổ sung tờ khai hải quan khi có sự thay đổi trọng lượng lô hàng.

Theo hướng dẫn tại mục 5 Công văn số 6121/TCHQ-GSQL ngày 18/10/2018 thì NKHQ không phải khai bổ sung trong trường hợp chênh lệch trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa XK, chính sách thuế và chính sách mặt hàng. Tuy nhiên, Chi cục HQ CK xuất (đường hàng không) vẫn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung trọng lượng hàng hóa trong trường hợp nêu trên tại Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai trước khi hoàn thành thủ tục XK hàng hóa.

Để thuận lợi cho hoạt động XK, các Chi cục HQ trực thuộc Cục HQ tỉnh Đk Lắk vẫn giải quyết hồ sơ khai bổ sung trọng lượng hàng hóa theo khai báo của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục này phát sinh thêm chi phí về thời gian, nhân lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan HQ và không phù hợp với nội dung Công văn số 6121/TCHQ-GSQL. Đề nghị TCHQ xem xét, chỉ đạo để thống nht thực hiện.

4. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Đk Lắk thực hiện đúng theo hướng dn tại Công văn số 6121/TCHQ-GSQL ngày 18/10/2018 của Tổng cục Hải quan về xử lý vướng mc tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh vướng mc tại Chi cục thuộc đơn vị hải quan nào thì Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk chủ động trao đổi. Trường hợp vẫn không xử lý dứt điểm thì báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản chấn chnh.

5. Việc Hệ thống VNACCS cảnh báo nợ thuế, khai báo trong trường hp hàng hóa có trị giá tính thuế lớn.

Công ty mở tờ khai NK hàng hóa để thực hiện dự án đu tư, phát sinh số thuế lớn, chưa nộp thuế, chưa thông quan, hàng đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan. Sau đó công ty tiếp tục mở tờ khai NK nhưng khi làm thủ tục thông quan để nhận hàng thì trên hệ thng thông quan điện tử của cơ quan Hải quan thông báo còn nợ thuế của lô hàng trước đó, công chức hải quan không thực hiện thông quan đối với tờ khai phát sinh sau, yêu cầu DN phải nộp đủ số tiền thuế phát sinh của tờ khai trước đó, gây khó cho DN.

Bên cạnh đó, có trường hợp tờ khai của công ty có trị giá tính thuế hơn 1.000 tỷ đồng và số tiền thuế phải nộp trên 100 tỷ đồng thì hệ thống VNACCS báo lỗi quá ký tự, không thể khai báo đối với các tờ khai này. Đề nghị Cục báo cáo đề xuất TCHQ nâng cấp hệ thống.

Đề nghị TCHQ nâng cấp hệ thống để đáp ứng việc khai báo của DN trong thời gian tới.

5. Tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định của Luật Hải quan.

Điều 57 Luật Quản lý thuế quy định:

“1. Thứ tự thanh toán tin thuế, tin chậm nộp, tin phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thứ tự thanh toán tin thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau:

a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đi tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tin chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưng chế;

c) Tiền thuế, tin phạt, tiền chậm nộp phát sinh”.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, thứ tự thanh toán tiền thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Quản lý thuế. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện.

Đối với đề nghị TCHQ nâng cấp hệ thống để đáp ứng việc khai báo của DN trong thời gian tới, TCHQ ghi nhận thông tin phản ánh của DN và sẽ đưa vào yêu cầu bài toán xây dựng Hệ thng tái thiết kế CNTT ngành Hải quan trong thời gian tới.

6. Thủ tục đăng ký mã số XK sang Trung Quốc đối với mặt hàng cà phê.

Công ty XK mặt hàng cà phê, thời gian qua khi thực hiện XK hàng hóa qua Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong khâu đề nghị cấp mã s XK như giy tờ cần cung cấp rất nhiều, thời hạn chỉ có 5 năm, hoặc khi công ty có thay đổi về người đại diện cũng phải làm lại hồ sơ như ban đầu ...

Mong cơ quan Hải quan trao đổi, làm việc với Hải quan Trung Quốc để các thủ tục xin cấp mã số XK theo hướng thuận lợi hơn.

6. Theo Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm NK nước ngoài” của Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm XK vào thị trường TQ đều phải thực hiện các thủ tục để được Hải quan Trung Quốc công nhận, trong đó có mặt hàng cà phê thuộc nhóm phải đăng ký mã số thông qua các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mi trao đổi, đàm phán với Hải quan Trung Quốc về thủ tục cấp mã số XK. Vì vậy, đối với các thủ tục thực hiện tại Việt Nam, đề nghị DN liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thúc đẩy tạo thuận lợi trong việc cấp mã số XK cho DN.

Đối với phía Hải quan Trung Quốc, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ hành chính, hai cơ quan Hải quan đã phối hợp thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại tối đa cho DN XNK. Do vậy, khi DN hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan sẵn sàng liên hệ với phía bạn để đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động XK của doanh nghiệp.

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.