Open navigation

Quyết định 5310/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 Phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở An toàn

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________

Số: 5310/QĐ-UBND 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2024

 QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC THÀNH PHẦN HỒ SƠ PHẢI SỐ HÓA THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

Căn cứ Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở An toàn thực phẩm tại Công văn số 2865/SATTP-VP ngày 11 tháng 11 năm 2024 và kết quả thẩm định của Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố tại Công văn số 553/TTCĐS-QLVKTDL ngày 28 tháng 10 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa đối với 11 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. (chi tiết tại phụ lục)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




 Võ Văn Hoan

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC THÀNH PHẦN HỒ SƠ PHẢI SỐ HÓA THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 5310/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Tên thủ tục

Thành phần hồ sơ số hóa

Ghi chú

Lĩnh vực: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

1

Đăng ký nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.

- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực.

- Mẫu nhãn sản phẩm.

- Kịch bản dự kiến quảng cáo.

- Tài liệu khoa học chứng minh đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm.

- Tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân.

- Trường hợp quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự thì phải bổ sung tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL.

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình kết quả giải quyết TTHC.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc Công văn trả lời cơ sở.

 

2

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị theo mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

- Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ cơ sở thực hiện thủ tục hành chính (nếu có).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Biên bản thẩm định.

- Biên bản làm việc (nếu có).

- Văn bản đề nghị hủy thẩm định (nếu có).

- Phiếu trình kết quả giải quyết TTHC.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

- Văn bản gửi cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận (nếu có).

 

3

Đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Mẫu nhãn sản phẩm (mẫu nhãn sản phẩm dự kiến, mẫu nhãn gốc dịch sang tiếng Việt công chứng).

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

- Các giấy tờ khác (nếu có): Giấy ủy quyền (GUQ), Hợp đồng gia công (HĐGC), Hồ sơ nguyên liệu thực phẩm (HSNLTP).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Văn bản trả lời, hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (nếu có)

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc Thông báo chưa cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm (nếu có).

 

4

Đăng ký bản công bố sản phẩm sản xuất trong nước đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Mẫu nhãn sản phẩm (mẫu nhãn sản phẩm dự kiến, mẫu nhãn gốc dịch sang tiếng Việt công chứng).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

- Các giấy tờ khác (nếu có): Giấy ủy quyền (GUQ), Hợp đồng gia công (HĐGC), Hồ sơ nguyên liệu thực phẩm (HSNLTP).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Văn bản trả lời, hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

- Văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc Thông báo chưa cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm (nếu có).

 

Lĩnh vực An toàn thực phẩm

5

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 02a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) theo Mẫu số 02b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

- Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ cơ sở thực hiện thủ tục hành chính (nếu có).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 03a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) theo Mẫu số 03b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP (nếu có).

- Biên bản làm việc (nếu có).

- Văn bản đề nghị hủy thẩm định (nếu có).

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) theo Mẫu số 05b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 05a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) theo Mẫu số 05c Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Văn bản gửi cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận (nếu có).

 

6

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

a) Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 02a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) theo Mẫu số 02b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

- Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ cơ sở thực hiện thủ tục hành chính (nếu có).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 03a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) theo Mẫu số 03b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP (nếu có).

- Biên bản làm việc (nếu có).

- Văn bản đề nghị hủy thẩm định (nếu có).

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) theo Mẫu số 05b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 05a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) theo Mẫu số 05c Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Văn bản gửi cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận (nếu có).

b) Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở.

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) theo Mẫu số 05b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 05a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) theo Mẫu số 05c Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Văn bản thông báo từ chối cấp lại (nếu có).

c) Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) theo Mẫu số 05b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 05a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) theo Mẫu số 05c Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Văn bản thông báo từ chối cấp lại (nếu có)

d) Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) theo Mẫu số 05b Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) theo Mẫu số 05a Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) theo Mẫu số 05c Phụ lục I kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

- Văn bản thông báo từ chối cấp lại (nếu có).

 

Lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

7

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.

- Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ cơ sở thực hiện thủ tục hành chính (nếu có).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Biên bản thẩm định theo Thông tư 38/2018/TT- BNNPTNT và Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT. Biên bản làm việc.

- Văn bản đề nghị hủy thẩm định (nếu có).

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nếu có).

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận theo Phụ lục IV kèm theo Thông tư 38/2018/TT- BNNPTNT.

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định (nếu có).

 

8

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn)

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.

- Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ cơ sở thực hiện thủ tục hành chính (nếu có).

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Biên bản thẩm định theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT. Biên bản làm việc.

- Văn bản đề nghị hủy thẩm định (nếu có).

- Phiếu trình về việc đề xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nếu có).

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Giấy chứng nhận theo Phụ lục IV kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định (nếu có).

 

Lĩnh vực Thú y.

9

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

2. Kết quả giải quyết TTHC.

Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

 

Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

10

Thủ tục Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng muối hàng hóa nhập khẩu (theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP)

- Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch)

- Danh mục hàng hóa (Packing List - nếu có)

- Hóa đơn (Invoice) có xác nhận của người nhập khẩu

- Vận đơn (Bill of Loading) có xác nhận của người nhập khẩu

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của người nhập khẩu

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O Certificate of Origin - nếu có)

- Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có)

- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có).

- Hoặc giấy chứng nhận chất lượng lô hàng muối nhập khẩu hoặc chứng thư giám định chất lượng lô hàng muối nhập khẩu

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định (trừ trường hợp nhập khẩu muối rời)

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Văn bản của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cơ quan Hải quan,.... (nếu có).

- Phiếu trình về việc xác nhận bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

- Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu tại Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng muối hàng hóa nhập khẩu (theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NB-CP)

- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

 

11

Thủ tục Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu

1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện TTHC.

- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (theo Mẫu 04 Phụ lục I tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

- Bản tự công bố sản phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

- Danh mục hàng hóa (Packing list)

- Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường.

2. Kết quả thẩm tra xác minh, trả lời ý kiến của cơ quan đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết TTHC.

- Văn bản của Cục Kinh tế Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cơ quan Hải quan, .... (nếu có).

- Phiếu trình về việc xác nhận giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu và cấp “Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu”.

3. Kết quả giải quyết TTHC.

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu nhập khẩu (theo Mẫu 05 Phụ lục I tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.