Open navigation

Nghị định 04/VBHN-BNNPTNT Hợp nhất Nghị định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  04 / VBHN - BNNPTNT 

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2014


NGHỊ ĐỊNH


VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN


Nghị định số  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 5 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:


  1. Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009;


  2. Nghị định số  53 / 2012 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.


CHÍNH PHỦ


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003; 

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,1

Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


  1. Nghị định này quy định ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản phải có giấy phép, thủ tục, trình tự cấp giấy phép; quy định điều kiện đối với một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cần giấy phép.

  2. Điều kiện hành nghề thú y thủy sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thú y và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuẩt, kinh doanh các ngành, nghề thủy sản phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.


    Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.


  2. Riêng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu cá hoạt động thủy sản thì tuân theo Nghị định số  191 / 2004 / NĐ - CP  ngày 18 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.


  3. Hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản kinh doanh thủy sản tươi sống, thủy sản đã qua chế biến có quy mô nhỏ, theo phương pháp thủ công (theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn2); khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.


Chương II


NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP


Điều 3. Khai thác thủy sản là ngành nghề phải có giấy phép


Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam phải có giấy phép khai thác thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


Điều 4. Giấy phép khai thác thủy sản


  1. Một tổ chức hoặc một cá nhân có thể xin phép khai thác thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy phép) cho nhiều tàu cá, nhưng mỗi giấy phép chỉ ghi tên một tàu cá và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu cá đó.


  2. Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng.


  3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2 quy định mẫu giấy phép theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủy sản để sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.


Điều 5. Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép và thu hồi giấy phép


  1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a)Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;


    1. Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với lại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2;


    2. Có Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2;


  2. d)Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;


    đ) Có ngành nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2.


  3. Không cấp giấy phép trong các trường hợp sau đây:


    1. Khai thác các loài thủy sản bị cấm; khai thác trong các vùng cấm, trong thời gian cấm khai thác bằng nghề bị cấm.


    2. Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục các loài thủy sản mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2 đã công bố trữ lượng nguồn lợi của các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

  4. Gia hạn giấy phép.


    Mỗi giấy được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.


  5. Việc thu hồi giấy phép trong các trường hợp được quy định tại Điều 16 của Luật Thủy 

    sản.


    Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp giấy phép5


    1. Hồ sơ xin cấp giấy phép một (01) bộ, bao gồm:


      1. Đơn xin cấp giấy phép;


      2. Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số  59 / 2005 / NĐ - CP  (bản sao chụp).

    2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép một (01) bộ, bao gồm:


      1. Đơn xin gia hạn giấy phép;


      2. Giấy chứng nhận an toàn của tàu cá (bản sao chụp).

    3. Tổ chức cá nhân xin cấp lại giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị rách, nát, hư hỏng, nộp đơn theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.


    4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, xét cấp, cấp lại giấy phép trong thời hạn năm ngày làm việc và gia hạn giấy phép trong hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp không cấp hoặc không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.


Điều 6a.(được bãi bỏ)


Điều 7. Cơ quan cấp giấy phép7


Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân có tàu cá đăng ký tại tỉnh.


Chương III


NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN


Điều 8. Những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản không cần giấy phép


Những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản sau đây không cần giấy phép, nhưng phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật quy định; sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản; đóng mới, cải hoán tàu cá; sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản; chế biến thủy sản; kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm.


Điều 9. Sản xuất, kinh doanh ngư cụ (bao gồm cả nguyên vật liệu để chế tạo ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:


  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành nghề sản xuất hoặc kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


  2. Cơ cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.


  3. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải của cơ sở sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.


4.Cơ sở sản xuất phải có ít nhất một kỹ thuật viên có bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành khai thác hoặc cơ khí thủy sản; cơ sở kinh doanh phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về chuyên ngành khai thác thủy sản hoặc cơ khí thủy sản.


5 Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhã hàng hóa theo quy định của pháp luật.

6. Chỉ được sản xuất, kinh doanh các loại ngư cụ, trang thiết bị, khai thác thủy sản không thuộc danh mục cấm sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2 quy định hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung.


Điều 10. Đóng mới, cải hoán tàu cá


Tổ chức, cá nhân hành nghề đóng mới, cải hoán tàu cá đối với loại tùa cá thuộc diện phải đăng kiểm (trừ cơ sở đóng tàu thuộc ngành công nghiệp hoặc quốc phòng) phải có đủ các điều kiện sau đây:


  1. Địa điểm xây dựng của cơ sở phải theo quy hoạch của địa phương.


  2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về hành nghề đóng mới, cải hoán tàu cá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


  3. Cơ sở có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.


  4. Nhà xưởng, trang thiết bị phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.


5.Về trình độ của nhân viên kỹ thuật:


  1. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng mới, cải hoán tàu cá;


  2. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành vỏ tàu và có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành máy tàu;


  3. Trong quá trình đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có kỹ sư chuyên ngành máy tàu và vỏ tàu để giám sát kỹ thuật.


Điều 11. Sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.


  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ ) giống thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:


    1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;


    2. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương;

    3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giống thủy sản, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;


    4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản;


    5. Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống;


  2. g) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2.


    h)10 Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;


    i)11 Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.”


  3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống, trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:


  1. Các điều kiện quy định tại các điểm a,b,c,e,g khoản 1 Điều này;


  2. Có nhân viên kỹ thuật đã được cấp giấy chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống thủy sản;


  3. Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2;


  4. Đực giống, cái giống thủy sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch thú y;


đ) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống thủy sản, trứng giống, ấu trùng thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2.


Điều 12. Nuôi trồng thủy sản


Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:


  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;


  2. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.


  3. Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

  4. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật.


Điều 13. Sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản


Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn nuôi thủy sản phải có đủ điều kiện sau đây:


  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


  2. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y thủy sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.


  3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành chế biến thực phẩm, hóa thực phẩm hoặc nuôi trồng thủy sản.


  4. Sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật.


    1. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.


      Điều 14. Kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản


      Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:


      1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


      2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.


      3. Nơi bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.


      4. Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn chăn nuôi thủy sản hoặc có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.


    2. Chỉ được kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.


Điều 15. Chế biến thủy sản


Tổ chức, cá nhân chế biến thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


  2. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.


  3. Nhà xưởng, kho chứa, trạng thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.


  4. Đối với cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm (theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2) xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.


  5. Cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, chế biến thủy sản, sinh học, hóa sinh.


  6. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở chế biến thủy sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định và phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.


Điều 16. Sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm13


Tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:


  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.


  2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.


  3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật


  4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn theo quy định của pháp luật.


  5. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.


  6. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương IV


THANH TRA, KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM


Điều 17. Thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, nghề thủy sản


  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh các ngành, nghề thủy sản và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.


  2. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm việc chấp hành quy định của Nghị định này và việc thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký kinh doanh.


  3. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thủy sản theo quy định của pháp luật.


Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm


  1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.


  2. Mọi hành vi vi phạm các quy định của nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


  3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương V


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH14


Điều 20. Hiệu lực thi hành


  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


  2. Nghị định này thay thế Nghị định số  86 / 2001 / NĐ - CP  ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản.


Điều 21. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2 có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:

  • Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);

  • Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);

  • Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đăng tải);

  • Lưu: VT, TCTS.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT 

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát


  1. Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ -  CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có căn cứ ban hành như sau:


    “Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005;
    Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,”


    Nghị định số  53 / 2012 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có căn cứ ban hành như sau:


    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản,”.


  2. Cụm từ “Bộ Thủy sản” được thay thế bởi cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  3. Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ -  CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  4. Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ -  CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  5. Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số  53 / 2012 / NĐ -  CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.


  6. Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số  53 / 2012 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012


  7. Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số  53 / 2012 / NĐ -  CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.


  8. Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ -  CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  9. Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ -  CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  10. Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.

  11. Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  12. Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  13. Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  1. Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.


  2. Điều 2 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009, quy định như sau:


“Điều 2. Hiệu lực thi hành


Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.”


Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số  53 / 2012 / NĐ - CP  ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày ngày 10 tháng 8 năm 2012, quy định như sau:


Điều 6. Điều khoản thi hành


1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.


2. Nghị định này bãi bỏ các điều, khoản của các Nghị định sau:


  1. Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số  59 / 2005 / NĐ -  CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;


  2. Khoản 5 và Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số  14 / 2009 / NĐ - CP  ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số  59 / 2005 / NĐ - CP  ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

  3. Điều 6, Điều 7 và Phụ lục I của Nghị định số  33 / 2010 / NĐ - CP  ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;


  4. Khoản 2 Điều 3, Khoản 3 Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 11, Khoản 9 Điều 13, Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định số  32 / 2010 / NĐ - CP  ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;


đ) Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Khoản 4 Điều 12, Điều 13, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số  52 / 2010 / NĐ - CP  ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.”


Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện


  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.


  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này”.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.