Open navigation

Công văn 2012/QLCL-CL1 Đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Nga và liên minh Hải quan


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:  2012 / QLCL - CL1 

V/v: đăng ký xuất khẩu thủy sản vào LB Nga và LM Hải quan

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014


Kính gửi: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu;

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP);

Hiệp hội Cá tra Việt Nam;

Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6.


Để chuẩn bị tiếp đón, làm việc với Đoàn thanh tra của FSVPS sang làm việc tại Việt Nam (dự kiến từ 20/10/2014) để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thủy sản nông lâm thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số doanh nghiệp chế biến thủy sản có nhu cầu xuất khẩu vào LB Nga và LM Hải quan, Cục đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:


  1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu:


    1. Đối với 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được phép xuất khẩu vào LM Hải Quan (được đăng tải trên website của Cục): Duy trì điều kiện bảo đảm ATTP, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sản xuất, chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, báo cáo điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục các lô hàng bị cảnh báo,... Bố trí lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của FSVPS khi được yêu cầu.


    2. Đối với các doanh nghiệp đã gửi đăng ký nhu cầu xuất khẩu vào Liên minh Hải Quan.


      1. Đối với 41 doanh nghiệp đã đăng ký với Cục và được rà soát đáp ứng các điều kiện tại Quyết định  1393 / QĐ - BNN - QLCL  ngày 15/5/2009 của Bộ NN&PTNT về việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sang Liên Bang Nga (Quyết định số 1393), Phụ lục 1 kèm theo văn bản này: Duy trì điều kiện bảo đảm ATTP, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sản xuất, chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, báo cáo điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục các lô hàng bị cảnh báo,... Bố trí lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của FSVPS khi được yêu cầu.


      2. Đối với các doanh nghiệp gửi đăng ký qua VASEP và Hiệp hội Cá tra:


    3. Đề nghị VASEP, Hiệp hội Cá tra rà soát các điều kiện quy định tại Quyết định số 1393 (đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP của Việt Nam và LB Nga; có đầm nuôi  riêng / hợp  đồng ràng buộc với cơ sở nuôi; hợp đồng còn hiệu lực với nhà nhập khẩu LB Nga phù hợp với công suất sản xuất; kho lạnh bảo quản phù hợp với công suất) và tổng hợp, gửi Danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về Cục trước 17h ngày 15/10/2014.


    4. Đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký và đang bị đình chỉ xuất khẩu vào LM Hải 

      quan:


      - Rà soát, đối chiếu với các điều kiện quy định tại Quyết định số 1393 (đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP của Việt Nam và LB Nga; có đầm nuôi  riêng / hợp  đồng ràng buộc với cơ sở nuôi; hợp đồng còn hiệu lực với nhà nhập khẩu LB Nga phù hợp với công suất sản xuất; kho lạnh bảo quản phù hợp với công suất) và gửi đăng ký nhu cầu xuất khẩu thủy sản vào LB Nga về các Trung tâm Chất lượng NLTS vùng trên địa bàn trước 17h ngày 15/10/2014.


    5. Nghiên cứu, cập nhật các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thủy sản xuất khẩu vào các nước thuộc Liên minh Hải quan được đăng tải trên website của NAFIQAD: http: / / www .nafiqad.gov.vn/ / / www /" class="s8" target="_blank">; LM Hải quan: http: / / www .tsouz.ru/ / / www /" class="s8" target="_blank">; http: / / www .eurasiancommission.org / / www /" class="s8" target="_blank">/ và FSVPS: http: / / www .fsvps.ru/. Tham khảo nội dung một số sai lỗi chính Đoàn thanh tra FSVPS đã phát hiện tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tháng  12 / 2013  tại Phụ lục 3.


  2. Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng:

- Phổ biến nội dung công văn này tới các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn;

- Tổ chức rà soát, thẩm tra thông tin khai báo của các cơ sở theo quy định tại Quyết định 1393; tổng hợp, lập danh sách theo mẫu tại Phụ lục 2 và báo cáo về Cục trước 12h ngày 16/10/2014, đồng gửi email theo địa chỉ [email protected][email protected].


Đề nghị các đơn vị lưu ý thực hiện.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • PCT Trần Bích Nga (để biết);

  • Cơ quan CL Trung bộ, Nam bộ;

  • Lưu: VT, CL1.

CỤC TRƯỞNG


Nguyễn Như Tiệp


DANH SÁCH CƠ SỞ ĐĂNG KÝ XK THỦY SẢN VÀO LIÊN BANG NGA VÀ LIÊN MINH HẢI QUAN

(kèm theo công văn số:  2012 / QLCL - CL1  ngày 14/10/2014)


TT

Tên cơ sở

Mã số

SP đăng ký XK


1

Phân xưởng chế biến thủy sản đông lạnh - Công ty TNHH Gallant Ocean Quảng Ngãi


DL 602


Tôm đông lạnh


2

Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Cam Ranh - Nhà máy 1


DL 153


Tôm đông lạnh


3

Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Cam Ranh - Nhà máy 2


DL 373


Tôm đông lạnh


4

Phân xưởng chế biến thủy sản khô - Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận


HK 80


Cá cơm khô, cá chỉ vàng khô.


5


Công ty TNHH Tín Thịnh


DL 385

Hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, bạch tuộc, cá biển) đông lạnh

6

Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam

DL 350

Tôm đông lạnh


7

Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế


DL 623


Tôm đông lạnh

8

Công ty CP Thương mại thủy sản Á Châu

DL 711

Cá tra, basa đông lạnh


9

Xí nghiệp CBTS Láng Trâm - Công ty CP Thủy sản Minh Hải


DL 713


Tôm đông lạnh


10


Công ty CP CBTS XNK Kiên Cường


DL 409

Tôm đông lạnh


Mực, bạch tuộc đông lạnh


11


Công ty CP Basa


DL 347

Cá tra, basa đông lạnh


Cá rô phi, cá chẽm đông lạnh


12

Chi nhánh Công ty TNHH MTV Du lịch thương mại Kiên Giang- Nhà máy thực phẩm đóng hộp KTC


DH 755


Hải sản (cá biển) đóng hộp


13


Công ty Huy Nam


DL 344

Hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, bạch tuộc, cá biển) đông lạnh


14


Xí nghiệp An Thịnh- Công ty CP Việt An


DL 359

Cá tra đông lạnh


Hải sản đông lạnh

15

Xí nghiệp Việt Thắng- Công ty CP Việt An

DL 75

Cá tra đông lạnh


16

Công ty TNHH thủy sản Trường Nguyên

DL 39

Cá tra, basa đông lạnh

17

Doanh nghiệp tư nhân Trung Sơn

HK 439

Thủy sản khô các loại

18

Công ty TNHH XNK thủy sản Đông Á

DL 732

Cá tra, basa đông lạnh


19

Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang


DL 370


Cá tra, basa đông lạnh


20

Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản Miền Nam


DL 14


Cá tra, basa đông lạnh


21


Công ty TNHH Hải sản An Lạc


HK 216

Hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, bạch tuộc, cá biển) đông lạnh


22


Công ty cổ phần thủy sản Cafatex


DL 65

Cá tra, basa đông lạnh


Tôm đông lạnh


23

Xí nghiệp thủy sản Tây Đô - Công ty Cổ phần TS CAFATEX


DL365


Cá tra, basa đông lạnh


24

Xí nghiệp CBTSXK1 (F 34) - Công ty Cổ phần CB XNK thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu


DL 34

Thủy sản đông lạnh các loại (trừ cá tra, basa)


25


Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu III - Công ty Cổ phần Chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu


DL 484

Thủy sản đông lạnh các loại (trừ cá tra, basa)


Chả cá Surimi đông lạnh


26


Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Sông Hậu


DL 753

Cá tra, basa đông lạnh


Tôm đông lạnh

27

Công ty Cổ phần Hùng Vương

DL 308

Cá tra, basa đông lạnh


28

Công ty Cổ phần chế biến & đóng gói thủy hải sản (USPC)


DL 319


Hải sản (tôm, cá biển) đông lạnh


29

Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre - Phân xưởng Chế biến Thực phẩm


DL 103E

Thủy sản đông lạnh các loại (trừ cá tra, basa)


30


Xí nghiệp KISIMEX Rạch Giá - Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang


DL 144

Hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, bạch tuộc, cá biển) đông lạnh


Chả cá surimi đông lạnh

31

Công ty Cổ phần Foodtech

DH 174

Hải sản (cá biển) đông lạnh


32


Công ty TNHH Vĩnh Nguyên


DL 79

Cá tra, basa đông lạnh


Chả cá surimi đông lạnh

33

Xí nghiệp CBTSXK IV - Công ty Cổ phần CB

HK 173

Thủy sản khô các loại


XNK thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu

34

CôngtyTNHH Ngọc Tùng

DL 266

Hải sản (cá biển) đông lạnh

35

Xí nghiệp 3 - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

DL 500

Cá tra, basa đông lạnh

36

Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

DL 303

Tôm đông lạnh


37

Phân xưởng hàng đông - Công ty TNHH Hải Thanh


DL 123

Hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, bạch tuộc, cá biển) đông lạnh


38

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú


DL 502


Tôm đông lạnh

39

Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí

DL 721

Tôm đông lạnh


40

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Đông lạnh Bến Tre


DL 790


Cá tra đông lạnh

41

Công ty TNHH Đại Thành

DL 471

Cá tra đông lạnh


TỔNG HỢP DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO LIÊN BANG NGA

(ban hành kèm theo công văn số:  2012 / QLCL - CL1  ngày 14/10/2014)



TT


Tên cơ sở


Mã số


Sản phẩm xuất

khẩu

Điều kiện quy định tại Quyết định số  1393 / QĐ - QLCL 

(Đáp  ứng / Không  đáp ứng)


Ghi chú(*)

(*) Ghi chú: Trường hợp cơ sở chưa đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 1 Quyết định  1393 / QĐ - QLCL , đề nghị nêu rõ lý do.


TỔNG HỢP MỘT SỐ SAI LỖI ĐOÀN THANH TRA FSVPS PHÁT HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG THÁNG  12 / 2013 

(ban hành kèm theo công văn số  2012 / QLCL - CL1  ngày 14/10/2014 của Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS)


TT

Nội dung khuyến cáo của Đoàn thanh tra FSVPS

Giải  trình / Biện  pháp Doanh nghiệp cần áp dụng

1

Việc chứng nhận sản phẩm được tiến hành mà không có đại diện NAFIQAD kiểm tra lô hàng bốc xếp; không có bằng chứng bằng văn bản về việc tiến hành kiểm nghiệm đầy đủ các lô hàng sản phẩm dành cho xuất khẩu vào Liên bang Nga nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên minh hải quan khi chứng nhận lô hàng;

Tất cả các lô hàng sau khi đã sản xuất hoàn chỉnh, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, theo quy định tại Thông tư  48 / 2013 / TT - BNNPTNT  để đảm bảo lô hàng hàng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào Liên Bang Nga và LM Hải quan

2

Không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về việc tiến hành kiểm nghiệm đầy đủ đối với nguyên liệu, thành phẩm và các vật liệu trợ giúp (nước, nước đá) phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn của Liên minh hải quan trong khuôn khổ tự kiểm tra của doanh nghiệp, cũng như trong khuôn khổ kiểm tra giám sát của nhà nước

  • Cập nhật, bổ sung quy định trong Chương trình QLCL để kiểm soát nguyên liệu, thành phẩm và nước, nước đá riêng đối với thị trường Liên Bang Nga và LM Hải quan

  • Lưu trữ kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu, nước, nước đá (hoặc bản sao chứng thư), các vật liệu phụ trợ và sản phẩm của doanh nghiệp.


3

Thiếu việc nghiên cứu mang tính hệ thống đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Liên minh hải quan:


  1. Không có bằng chứng bằng văn bản về việc thực hiện kiểm tra doanh nghiệp bởi NAFIQAD phù hợp với yêu cầu của Liên minh hải quan và Liên bang Nga, việc kiểm tra doanh nghiệp được thực hiện theo yêu cầu của Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu;

  2. Doanh nghiệp không cung cấp được các văn bản pháp lý của Liên minh hải quan về vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm;

  3. Không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về việc cán bộ của doanh nghiệp được phổ biến các quy định của Liên minh hải quan;



  • Tổ chức rà soát, cập nhật các quy định của Liên minh Hải quan và LB Nga về chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua website của NAFIQAD và các văn bản hướng dẫn triển khai của NAFIQAD.

  • Biên bản họp (tối thiểu 01 ngày) phổ biến quy định của LB Nga, LM Hải quan đến các đối tượng có liên quan (lưu ý: thành phần Lãnh đạo doanh nghiệp, Đội HACCP, cán bộ quản lý sản xuất; danh mục quy định được phổ biến,...)

  • Các tài liệu này được phổ biến đến các cán bộ QLCL tại DN và lưu trữ tại phòng Quản lý chất lượng của DN.




4

Các sai lỗi, khuyến cáo được ghi nhận trong biên bản kiểm tra kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP của doanh nghiệp (thường là các sai lỗi liên quan đến mặt bằng phân xưởng sản xuất), doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục sau nhiều lần được kiểm tra.

Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục sai lỗi.

5

Không cung cấp được bằng chứng về việc NAFIQAD điều tra nguyên nhân khi doanh nghiệp có sản phẩm bị VPSS cảnh báo vi phạm

Hồ sơ báo cáo điều tra nguyên nhân, báo cáo biện pháp khắc phục đối với các lô hàng bị cảnh báo (bao gồm: Biên bản thẩm tra của Cục đối với kết quả điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục của DN; kết quả thẩm tra lô hàng XK) đã được NAFIQAD thẩm tra các biện pháp khắc phục, lấy mẫu kiểm tra chặt đối với chỉ  tiêu / SP  bị cảnh báo

6

Không cung cấp được các hồ sơ kiểm soát thú y kèm theo lô nguyên liệu tiếp nhận tại nhà máy, không có thông tin về tình hình dịch bệnh tại các cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu cho nhà máy

Rà soát, cập nhật đầy đủ các kết quả kiểm soát cho từng lô nguyên liệu (chỉ tiêu ATTP, dấu hiệu bệnh) vào hồ sơ tiếp

nhận nguyên liệu tại công đoạn TNNL.

9

Tại thời điểm thanh tra ghi nhận một số sai lỗi về điều kiện vệ sinh-thú y tại các phân xưởng sản xuất:


  1. Trong các xưởng sản xuất ghi nhận sàn nhà bị bong tróc gây khó khăn cho việc khử trùng khu vực sản xuất; Trong các phòng sản xuất có những chỗ bị gỉ sét;

  2. Doanh nghiệp không có phòng vệ sinh-sinh hoạt, bao gồm cả phòng tắm, phòng thay đồ, nhà vệ sinh. Tủ đựng quần áo được đặt trên phố dưới một mái che. Nhân viên của công ty di chuyển khắp khuôn viên trong quần áo và giày bảo hộ lao động;

  3. Trên trần nhà trong các phòng sản xuất có hiện tượng hơi nước ngưng đọng do không đủ thông gió, điều đó có thể làm nhiễm khuẩn sản phẩm;

  4. Không có phòng để đồ khử trùng. Các chất khử trùng được bảo quản trực tiếp trong phòng sản xuất; việc rửa và khử trùng bao bì nhựa bên trong doanh nghiệp được thực hiện trực tiếp trong doanh nghiệp chế biến trong quá trình chạy




Rà soát, bảo trì sửa chữa và khắc phục sai lỗi về các hàng mục nhà xưởng, trang thiết bị.


dây chuyền công nghệ, không loại trừ gây nhiễm khuẩn cho sản phẩm thủy sản. Không dành riêng khu vực để rửa và khử trùng bao bì bên trong doanh nghiệp;


  1. Trong phòng lạnh bảo quản thành phẩm tại thời điểm thanh tra ghi nhận có thành phẩm đông lạnh không ghi nhãn;

  2. Việc kiểm soát độ ẩm trong các kho bảo quản lạnh không được thực hiện;

  3. Tại thời điểm thanh tra ghi nhận nước thải đọng lại cùng với các chất thải hữu cơ trong các phòng sản xuất; việc các rãnh thoát nước thải có chỗ không được che chắn bằng lưới bảo vệ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn nguyên liệu và thành phẩm



10

Phát hiện thấy nội dung ghi nhãn trên thành phẩm không phản ánh đúng thành phần thực chất của sản phẩm; trên bao bì không ghi rõ các phụ gia được sử dụng trong sản xuất.

Thực hiện ghi nhãn ghi rõ thành phần phụ gia khi có sử dụng trong quá trình sản xuất

11

Các điểm kiểm soát tới hạn trong hệ thống HACCP của doanh nghiệp (phát hiện kim loại, bao gói và ghi nhãn) không đảm bảo cho việc sản xuất ra sản phẩm an toàn. Liên quan đến những phát hiện về việc sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu vệ sinh-thú y của Liên minh Hải quan, cần tiến hành đánh giá nội bộ và đánh giá lại các nguy cơ.

DN cần tiến hành rà soát, điều chỉnh Chương trình Quản lý CL, đặc biệt là Quy phạm thực hành GMP và cập nhật Kế hoạch HACCP nhằm kiểm soát hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn theo khuyến cáo của Đoàn thanh tra.

12

Thời hạn bảo quản thành phẩm được thiết lập mà không dựa trên căn cứ kiểm nghiệm nào về mức độ an toàn của sản phẩm thủy sản trong thời hạn nêu trên.

Để xác định hạn sử dụng Doanh nghiệp phải có hồ sơ thực nghiệm cụ thể, đầy đủ kết quả kiểm nghiệm, đủ cơ sở để chứng minh về mức độ an toàn của sản phẩm trong thời gian đã được thiết lập.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.